Làm sao để tôi có thể ngừng quên đi quá nhanh những thứ đã học?

Tác giả: William Cho

Tại sao phải đọc sách và những bài viết khi mà bạn sẽ quên gần hết chỉ sau vài giờ?

Tôi đã ngồi cafe được 2 tiếng, đọc cả đống bài viết trên Medium và nhận ra rằng mình chỉ nhớ được 2 hoặc 3 bài học hoặc ý tưởng trong số rất nhiều cái mà tôi đã đọc.

Trí nhớ rất mong manh. Tôi đã đọc nhiều sách nhất có thể, nhưng vẫn không thể kể được rõ ràng những ý chính hoặc tóm tắt những quyển mà tôi đã đọc. Rất nhiều sinh viên trong trường đại học cũng gặp vấn đề tương tự.

Họ dành cả học kỳ để tập trung vào nhiều môn học và đầu tư thời gian vào những tài liệu, chỉ để quên đi toàn bộ vài giờ sau khi làm xong bài thi.

Hermann Ebbinghaus, nhà tâm lý học người Đức, đã tìm ra đường cong lãng quên – một mô hình giải thích việc giảm thiểu của trí nhớ theo thời gian.

Đường cong này rất ngắn vào ngày đầu tiên, nhưng nếu bạn không xem lại những gì đã học được, bạn sẽ quên đi các tư liệu và trí nhớ của bạn về chúng sẽ tiếp tục phai nhạt trong những ngày tiếp theo, cho đến lúc mà tất cả còn lại chỉ là một mảnh ghép bé nhỏ của thông tin.

“Tại sao chúng ta lại quên đi phần lớn những quyển sách đã đọc” trên The Atlantic đã cho thấy cường độ sử dụng Internet quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta theo hướng tiêu cực.

Trí nhớ vẫn luôn như vậy. Nhưng Jared Horvath, một nhà nghiên cứu ở đại học Melbourne, nói rằng cách mà con người ngày nay tiếp nhận thông tin và giải trí đã thay đổi loại trí nhớ mà chúng ta coi trọng – và đó không phải là loại sẽ giúp bạn nhớ về bộ phim đã xem 6 tháng trước đây.

Trong thời đại Internet, việc gọi lại trí nhớ – là khả năng có thể ngay lập tức nhớ lại thông tin trong đầu – đã trở nên không còn quá cần thiết. Nó vẫn cần thiết trong những lần chơi giải đố, hoặc về danh sách công việc, nhưng phần lớn thì, theo như Horvath, trí nhớ thừa nhận quan trọng hơn. “Khi mà bạn biết được có thể tìm thông tin ở đâu và cách để lấy nó ra, thì bạn không cần thiết phải ghi nhớ nó,” ông nói.

Chúng ta coi Internet như một cái ổ cứng của trí nhớ. Chúng ta biết rằng nếu như cần thông tin gì, thì chỉ cần mở máy tính lên và sẽ tìm được nó ngay lập tức.

Việc học vào phút chót đã trở nên phổ biến bởi vì việc tìm thông tin cần thiết tức thời sẽ hiệu quả hơn việc lưu trữ thông tin mà có thể sẽ hữu dụng trong tương lai. Kiến thức chuyên sâu không còn được coi trọng – những mảnh thông tin mờ nhạt, nhanh chóng và thực tế đang ngày càng hữu dụng hơn để hoàn thành công việc.

Bởi vì chúng ta biết rằng bản thân có một bộ nhớ mở rộng, nên đã dành ít công sức hơn để ghi nhớ và hiểu rõ về những khái niệm và ý tưởng được học.

Nghiên cứu đã cho thấy Internet có tác dụng như một bộ nhớ mở rộng. “Khi con người biết được rằng họ có thể truy cập lại thông tin trong tương lai, thì khả năng họ tự ghi nhớ thông tin đó sẽ giảm đi,” theo như một nghiên cứu. Nhưng kể cả trước khi Internet xuất hiện, thì các sản phẩm giải trí đã có vai trò như một bộ nhớ mở rộng. Bạn không cần phải nhớ về câu nói trong sách bởi vì bạn có thể tìm lại nó. Khi băng ghi hình xuất hiện, bạn có thể xem lại các bộ phim hoặc chương trình truyền hình dễ dàng. Không hề có một sự lo lắng về việc nếu không ghi nhớ thông tin vào não bộ thì nó sẽ biến mất mãi mãi.

Chúng ta có xu hướng xem liên tục với sự phát triển của các hình thức truyền thông tiện dụng. Chúng ta được khuyến khích ăn nhiều nhất có thể, kể cả khi thắt lưng đang sắp bung ra vì quá no.

Một sự thật là con người thường tuồn nhiều thông tin hơn khả năng ghi nhớ của não bộ. Năm ngoái, Horvath và các đồng nghiệp ở đại học Melbourne đã tìm ra rằngnhững người xem liên tục các phim truyền hình sẽ quên đi nội dung của chúng nhanh hơn những người xem mỗi tuần một tập. Ngay sau khi xem xong, những người xem liên tục đạt điểm cao nhất khi trả lời câu hỏi về nó, nhưng sau 140 ngày, thì điểm lại thấp hơn những người xem hàng tuần. Họ cũng nói thêm rằng sự hứng thú với chương trình đó cũng thấp hơn những người xem hàng ngày hoặc hàng tuần.

Những người đọc liên tục cũng vậy. Năm 2009, một người Mỹ trung bình tiếp cận 100k chữ mỗi ngày, dù họ không “đọc” hết toàn bộ chúng. Thật khó tưởng tượng được nó đã giảm đến mức nào chỉ trong vòng 9 năm. Trong “Hội chứng đọc liên tục”, một bài báo trên The Morning News, Nikkitha Bakshani đã phân tích về ý nghĩa những con số này. “Đọc là một từ đa nghĩa,” theo như bà, “nhưng những loại phổ biến nhất thì đọc giống như một dạng hấp thụ: nơi chúng ta đọc, đặc biệt là trên internet, thì chỉ đơn giản là tiếp nhận thông tin. Thông tin không thể trở thành kiến thức nếu như nó không được lưu lại.”

Hoặc như Horvath đã nói: “Nó chỉ như một vết gợn ngắn hạn và rồi bạn lại muốn có một vết gợn khác. Nó không giúp bạn học được thứ gì cả. Nó chỉ giống như việc bạn có một trải nghiệm tức thời để cảm thấy được rằng mình đã học được điều gì đó.”

Chúng ta thực ra không đọc để học hỏi. Chúng ta chỉ cảm thấy như mình đang được học khi đọc và nhận ra con chữ trên màn hình. Những thông tin chưa phải là kiến thức, nhưng chúng ta bị đánh lừa rằng nó đã được chuyển vào não bộ và sẽ ở đó mãi mãi.

Không gian học tập và đặt câu hỏi

Vậy làm sao chúng ta có thể giữ lại những đã được học? Bạn cần cho bản thân thời gian để tiêu hóa những thứ đã được học.

Những bài học từ nghiên cứu việc xem liên tục đã cho thấy nếu bạn muốn nhớ những thứ đã xem và đọc, thì cần phải cho chúng không gian. Tôi thường khó chịu khi ở trường trong giờ tiếng Anh khi chỉ được học có 3 chương mỗi tuần, nhưng nó đều có lý do cả. Trí nhớ được củng cố khi bạn nhớ về nó, Horvath nói. Nếu như bạn đọc một quyển sách liên tục – chẳng hạn như khi đi máy bay – thì bạn chỉ đang lưu thông tin đó trong bộ nhớ tạm toàn bộ thời gian. “Bạn gần như không bao giờ nhớ lại nó,” ông nói.

Nhớ lại về những thông tin mà bạn muốn giữ trong người. Tôi nhận thấy rằng khi mình học được một thứ gì đó thú vị và viết về nó, thì tôi có khả năng nhớ lại nó dễ hơn là việc nhớ về thông tin đã đọc được trong sách hoặc trên báo.

Sana cho rằng khi chúng ta đọc, thì thường có một “ảo giác về sự thuần thục”. Những thông tin đi vào, chúng ta hiểu về nó, có vẻ như nó đang nhẹ nhàng tự gắn bản thân vào trong não bộ. “Nhưng thực ra nó sẽ không ở lại trừ khi bạn bỏ công sức và tập trung theo một cách cụ thể để giúp bạn ghi nhớ.”

Mọi người thường làm như vậy khi học bài, hoặc đọc tài liệu công việc, nhưng chả có ai trong thời gian rảnh lại đi ghi chú về Gilmore Girls để thử thách bản thân sau này. “Bạn có thể đang nhìn và nghe, nhưng bạn không thực sự chú ý và lắng nghe,” Sana nói. “Là điều mà, theo ý kiến của tôi, chúng ta làm phần lớn thời gian.”

Nếu như bạn đang học bài chuẩn bị cho kỳ thi hoặc cố gắng để hiểu một công thứ/ khái niệm phức tạp, hãy quay lại với những thông tin đã biết từ trước. Mỗi lần bạn nhìn lại những thông tin mà bạn đang cố hiểu, thì trí nhớ của bạn càng được củng cố thêm về nó.

Hãy dành ra khoảng vài tiếng và cố nhớ lại mà không nhìn vào tài liệu. Nếu không thể, hãy đọc lại nó lần nữa và thử lại sau vài giờ.

Bạn càng làm nhiều, thì nó càng được củng cố và bạn có thể nhớ lại nó trong tương lai.

Scott H. Young là một cây viết đã tự thử thách bản thân đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “cách tốt nhất để học là gì?”. Ông tin rằng học tập là chìa khóa để sống khỏe, và đã đưa một phương pháp giải quyết việc con người quên đi những thứ họ đã đọc.

Khi đọc sách, chúng ta đang không chủ động tiếp cận tài liệu. Mắt chúng ta đọc những con chữ, và dành phần lớn thời gian và năng lượng để tìm ra ý nghĩa.

Thật không may là điều mà phần lớn mọi người làm là chỉ dùng nhận thức khi đọc sách. Khi bạn đọc sách, phần lớn thời gian được dành cho việc nhận thức về chủ đề. Rất hiếm khi bạn phải chủ động nhớ lại về thông tin. Nếu như đọc một quyển sách hay, thì có thể bạn không bao giờ phải dùng trí nhớ vì tác giả biết việc này rất khó nên sẽ nhắc lại những điểm chủ yếu trước đó để không làm bạn thấy khó hiểu.

Sau khi đọc xong, thì bạn lại muốn thông tin này được chuyển thành dạng có thể được ghi nhớ. Bạn muốn khi đang nói chuyện với đồng nghiệp, làm bài kiểm tra, hoặc trong lúc đưa ra quyết định, thì bản thân có thể tự nhớ về thông tin mà bạn chỉ mới sử dụng nhận thức để tiếp cận.

Theo cách này, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi mà phần lớn đều không thể nhớ lại những quyển sách họ đã đọc.

Kỳ vọng độc giả nhớ được từng câu chữ và ý nghĩa được nhắc đến trong sách là phi thực tế. Trí nhớ của chúng ta có hạn. Nhưng rất nhiều người cảm thấy chán nản khi nhận thấy bản thân quên đi rất nhiều phần và ý tưởng ngay sau khi đóng sách lại.

Scott Young đưa ra một giải pháp: Đặt câu hỏi

Khi đang đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn ghi nhớ, hãy ghi lại. Nhưng đừng ghi lại những điểm chính mà bạn muốn nhớ. Thay vào đó, hãy ghi theo cách đặt câu hỏi.

Nếu như bạn nhớ lá thư này, hãy ghi lại câu hỏi: “Q: Hai quá trình ghi nhớ khác nhau tên là gì?” và câu trả lời là “A: Nhớ lại và nhận thức.”

Sau đó, khi tiếp tục đọc, hãy lướt qua và kiểm tra bản thân bằng những câu hỏi từ chương trước đó. Làm như vậy sẽ củng cố trí nhớ của bạn để thông tin có thể được sử dụng nhanh hơn khi bạn cần.

Thay vì ghi chú hoặc chép lại những câu của tác giả theo cách của bản thân, thì hãy tự hỏi bản thân để giúp luyện tập việc sử dụng thông tin.

Ở cuối mỗi chương, bạn có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi giúp tổng hợp ý chính hoặc các phần quan trọng mà bạn muốn nhớ.

Bạn cũng có thể tự tùy biến để khiến việc này trở nên dễ dàng nhất có thể.

Ông hiểu rằng một số người sẽ cố quá sức và tự kiểm tra bản thân trên từng mẩu thông tin trong sách. Điều này khiến việc đọc trở nên nặng nề và cuối cùng khiến người đọc mất đi sự hứng thú với phương pháp này.

Đầu tiên – đừng cố quá. Việc cố gắng nhớ được mọi thứ trong sách khiến việc đọc trở nên nặng nề và có thể giết chết sở thích đọc của bạn. Một câu hỏi mỗi chương là đủ cho gần như mọi quyển sách. Đối với những tác phẩm nổi tiếng, thì khoảng một tá câu hỏi là gần như đủ để tổng hợp ý chính và tư tưởng chủ đạo.

Thứ hai – ghi lại số trang liên quan đến câu trả lời. Nếu như bạn quên, thì bạn sẽ muốn kiểm tra lại. Biết rằng câu trả lời dành cho điểm chủ đạo nằm ở trang 36 sẽ cho giúp đầu óc bạn bớt căng thẳng.

Thứ ba – đơn giản hóa công nghệ. Với sách giấy, tôi khuyên nên dùng giấy nhớ, để bạn có thể ghi lại toàn bộ câu hỏi vào mặt trước và sau. Ngoài ra, chúng cũng có thể được dùng để đánh dấu, để bạn không phải mất thời gian tìm lại sau này. Nếu dùng Kindle, hãy ghi lại câu hỏi thành những chú thích trong sách. Sau đó bạn có thể xem lại chúng để kiểm tra bản thân.

Luyện tập việc tạo không gian và chủ động nhớ lại những thông tin đã được học sẽ giúp bạn hạn chế quên đi những kiến thức được học.

Để bắt đầu, tại sao bạn không thử bằng cách hỏi bản thân những câu hỏi bên dưới vài tiếng sau khi đọc xong bài này:

Làm sao để tôi có thể nhớ được nhiều hơn những thứ đã học?

Việc xem liên tục đã ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của tôi như thế nào?

Internet đã ảnh hưởng đến cách chúng ta học và ghi nhớ thông tin như thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *