LÀM MÁT VÙNG CỔ TRONG KHI LUYỆN TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG NÓNG BỨC

Bài dịch dựa trên nghiên cứu tìm được và kiểm tra lời của hướng dẫn viên du lịch xem có đúng không.

Quan điểm chính của bài viết:

Làm mát vùng cổ (chính xác hơn là gáy) giúp cơ thể cảm nhận nhiệt độ thấp hơn thực tế, việc này giúp con người tăng thời gian mà cơ thể đạt tới tình trạng kiệt sức (Ý là cơ thể chịu đựng tốt hơn so với bình thường, đi du hí khỏe hơn)

Giảm mức căng thẳng nhiệt độ có thể cảm nhận được (cách diễn đạt khác của câu trên)  còn giúp trì hoãn thời điểm tự nguyện kết thúc tập luyện (vận động) – ý là lâu bị nản hơn (về mặt ý thức)

Còn 2 ý nữa thì mn đọc bài nhé.

==========

LÀM MÁT VÙNG CỔ TRONG KHI LUYỆN TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG NÓNG BỨC.

Phạm vi:

Làm mát vùng cổ có thể cải thiện khả năng vận động trong môi trường nóng bức. Nó có thể cải thiện hiệu suất bằng cách làm giảm mức độ cảm nhận nhiệt và cho phép các cá nhân vượt qua được tín hiệu ức chế

Mục tiêu:

Để khảo sát xem việc làm mát vùng cổ có làm tăng cường khả năng tập luyện trong môi trường nóng bức do việc giảm sự cảm nhận tín hiệu nhiệt do nó mang lại hay không.

Thiết kế thí nghiệm: Nghiên cứu chéo

Chuẩn bị: Môi trường đi bộ trong phòng

Người tham gia:

8 người đàn ông đã được đào tạo về sức bền, chưa rèn luyện thích nghi môi trường (tuổi = 26 ± 2 tuổi, chiều cao = 1,79 ± 0,04 m, khối lượng = 77,0 ± 6,2 kg, hấp thụ oxy tối đa [V̇O2max] = 56,2 ± 9,2 mL · kg − 1 · min − 1) đã tham gia . 

Các hoạt động:

Những người tham gia hoàn thành 4 thử nghiệm chạy ở mức 70% V̇O2max cho tới kiệt sức: 2 lần làm quen và sau đó là 2 lần thử nghiệm (Làm mát cổ [CC: cooling collar] và không làm mát [NC]). Các thử nghiệm này được làm cách nhau 7 ngày. Thử nghiệm làm quen và NC được thực hiện mà không có vòng đeo cổ và sẽ được dùng để làm cơ sở đánh giá sự thay đổi trong thí nghiệm.

Kết quả chính:

Thời gian cho tới khi kiệt sức, nhịp tim, nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da cổ, đánh giá mức độ cố gắng, cảm giác nhiệt độ và thang đo cảm giác (sự hài lòng/k hài lòng) sẽ được đo đạc.

Kết quả:

Thời gian cho tới khi kiệt sức tăng 13.5% ± 3.8% (CC  =  43.15 ± 12.82 minutes, NC  =  38.20 ± 11.70 minutes; t7  =  9.923, P < .001) với CC, với việc làm giảm nhiệt độ vùng da cổ trong suốt thời gian thí nghiệm (P<.001). Những người tham gia đã kết thúc bài tập ở mức độ cố gắng, cảm giác nhiệt độ và thang đo cảm giác như nhau, nhưng CC cho phép người tham gia chịu đựng nhiệt độ trực tràng cao hơn  (CC  =  39.61°C ± 0.45°C, NC  =  39.18°C ± 0.7°C; t7  =  −3.217, P  =  .02) và nhịp tim  (CC = 181 ± 6 nhịp / phút, NC = 178 ± 9 nhịp / phút; t7 = −2,664, P = 0,03) tại thời điểm kết thúc.

Kết luận:

Việc làm mát cổ làm tăng thời gian cần thiết để đạt tới ngưỡng kiệt sức bằng cách làm giảm mức cảm thụ nhiệt của cơ thể (thông qua vùng cổ)

Bài viết còn rất nhiều thông tin chi tiết và bài báo chuyên sâu cũng như trích dẫn, mn quan tâm có thể chia sẻ và tìm hiểu thêm.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3017491/

==========

Lời cuối: Đi du lịch mn gặp nắng thì nhớ che chắn gáy cẩn thận vào kẻo say nắng. Có thể dùng mũ hay khăn che, dựng cổ áo lên.

Các anh nam giới thì rửa mặt mũi nhớ lau cả cổ, gáy cho mát. Uống nước mát thì cho em gáy nó hưởng ké tý hơi.

Đại ý chung là đừng để gáy phơi trực tiếp ra nắng (nguồn nhiệt) kẻo nhanh mệt với khổ ra.

Cơ thể nó lừa mình nhiều rồi, lừa lại nó 1 lần coi sao, nhể!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *