Thực ra bài viết này là đi bắt chước. Bạn không đọc nhầm đâu, 80% nội dung bài viết này là mình đi “nhặt” kiến thức.
Gần đây mình có đọc được một content của chị Linh Phan (tác giả sách “Viết đi đừng sợ”, “Con đường trở thành freelance writer”, “Blog writing”…) nói rằng bất kỳ content “đậm đà” nào cũng có một loại “nước sốt bí mật”. Nhưng mà trước khi một content đạt đến độ “đậm đà” nhất định thì một người “đầu bếp” phải làm cho nó “ăn được” đã. Cách đơn giản nhất để có một content có thể “nuốt trôi” là bắt chước công thức từ một người bạn thích. Mặc dù biết rằng, bản thân người viết luôn đề cao yếu tố sáng tạo nhưng để tạo ra loại “nước sốt đặc biệt” cho content đòi hỏi cả một quá trình bắt chước.
Trong quyển sách “Think out of the book”, tác giả Đốc Tờ Ti – cây đa cây đề ngành quảng cáo – đã nhắc đến việc bắt chước như một lẽ tất yếu của công việc sáng tạo.
Cách tốt nhất là bắt chước, bắt chước đến chừng nào mình vẫn là mình thì vẫn được.
Vậy thì làm thế nào để bản thân là một “kẻ trộm” thông minh? Mình đã rút ra 5 bước để biến những cái của người khác thành của mình, tạm gọi là “mô hình đạo văn chuyên nghiệp”
1. Xác định đối tượng muốn bắt chước
2. Nghiên cứu cách khai thác vấn đề của đối tượng đó
3. Bắt chước y hệt vào những content đầu tiên của mình
4. Tìm ra những điểm chưa hợp lý và cải tiến
5. Kết hợp những sự bắt chước với nhau để biến của người ta thành của mình
Theo tâm lý học, bắt chước chính là quá trình một cá nhân sao chép các hành vi của người khác từ việc nghe thấy và quan sát. Bắt chước là một cách nói thô hơn của việc liên tục học hỏi. Hầu hết những ý tưởng content đều đến từ cóp nhặt, hiếm hoi có một ý tưởng chưa ai nghĩ đến từ trên trời rơi xuống thì đó cũng là kết quả của việc chăm chỉ tích góp từng chút một. Nói chung đã làm content thì đừng ngại đi bắt chước, từ từ những “công thức” của người ta sẽ là bàn đạp để bạn tự tìm ra “nước sốt bí mật” cho content của mình thôi.
Nguồn: Du Miên
LÀM CONTENT/COPY LÀ PHẢI BIẾT ĐẠO VĂN
Thực ra bài viết này là đi bắt chước. Bạn không đọc nhầm đâu, 80% nội dung bài viết này là mình đi “nhặt” kiến thức.
Gần đây mình có đọc được một content của chị Linh Phan (tác giả sách “Viết đi đừng sợ”, “Con đường trở thành freelance writer”, “Blog writing”…) nói rằng bất kỳ content “đậm đà” nào cũng có một loại “nước sốt bí mật”. Nhưng mà trước khi một content đạt đến độ “đậm đà” nhất định thì một người “đầu bếp” phải làm cho nó “ăn được” đã. Cách đơn giản nhất để có một content có thể “nuốt trôi” là bắt chước công thức từ một người bạn thích. Mặc dù biết rằng, bản thân người viết luôn đề cao yếu tố sáng tạo nhưng để tạo ra loại “nước sốt đặc biệt” cho content đòi hỏi cả một quá trình bắt chước.
Trong quyển sách “Think out of the book”, tác giả Đốc Tờ Ti – cây đa cây đề ngành quảng cáo – đã nhắc đến việc bắt chước như một lẽ tất yếu của công việc sáng tạo.
Cách tốt nhất là bắt chước, bắt chước đến chừng nào mình vẫn là mình thì vẫn được.
Vậy thì làm thế nào để bản thân là một “kẻ trộm” thông minh? Mình đã rút ra 5 bước để biến những cái của người khác thành của mình, tạm gọi là “mô hình đạo văn chuyên nghiệp”
1. Xác định đối tượng muốn bắt chước
2. Nghiên cứu cách khai thác vấn đề của đối tượng đó
3. Bắt chước y hệt vào những content đầu tiên của mình
4. Tìm ra những điểm chưa hợp lý và cải tiến
5. Kết hợp những sự bắt chước với nhau để biến của người ta thành của mình
Theo tâm lý học, bắt chước chính là quá trình một cá nhân sao chép các hành vi của người khác từ việc nghe thấy và quan sát. Bắt chước là một cách nói thô hơn của việc liên tục học hỏi. Hầu hết những ý tưởng content đều đến từ cóp nhặt, hiếm hoi có một ý tưởng chưa ai nghĩ đến từ trên trời rơi xuống thì đó cũng là kết quả của việc chăm chỉ tích góp từng chút một. Nói chung đã làm content thì đừng ngại đi bắt chước, từ từ những “công thức” của người ta sẽ là bàn đạp để bạn tự tìm ra “nước sốt bí mật” cho content của mình thôi.
Nguồn: Du Miên