Điểm đặc biệt nhất của việc sinh con chính là có thể ly hôn nếu không vừa ý sau khi kết hôn, nhưng một khi đứa trẻ chào đời thì không thể nhét nó trở vào bụng được, cũng không thể tùy ý vứt bỏ nó giống như vứt bỏ một thứ gì đó. Đây là một chuyện không thể thay đổi, hoàn toàn không có chỗ cho sự hối hận. Điều tôi sợ nhất là làm những chuyện không thể thay đổi trong tình huống không nắm chắc.
Nếu tôi đã sinh nó, thì không thể nào không nuôi nó.
Sợ đau thì tiêm thuốc giảm đau khi sinh, sau sinh cũng có thể tập luyện để khôi phục lại vóc dáng như ban đầu, cùng lắm chỉ mất khoảng hai ba năm. Nhưng, từ khi nó chào đời, ít nhất phải chăm sóc nó 18 năm, nửa đời còn lại đều phải bận lòng. Dường như bắt đầu từ lúc đó, cuộc đời của mình không còn thuộc về bản thân mình nữa, thời gian và sự tự do đều bị cướp mất. Đây mới là điều thật sự khiến tôi sợ hãi. Tôi sợ mất đi quyền điều khiển cuộc đời mình, tôi sợ sống những ngày tháng không được lựa chọn, sợ mất đi sự dứt khoát “nói đi là đi”, cũng sợ bản thân không thể dành cho con cuộc sống tốt nhất. Tóm lại là sợ đắm chìm trong nỗi sợ bị con chi phối.
@Grace Zhang [+945 likes, 148 comments]
Rất nhiều người nói rằng vốn dĩ rất sợ việc sinh nở, nhưng sau khi có con thì lại cảm thấy hạnh phúc hơn, cảm thấy mọi vất vả đều xứng đáng.
Những người hạnh phúc vì điều này, tôi mừng cho các bạn, mong các bạn càng ngày càng hạnh phúc.
Nhưng nỗi sợ của tôi là có người đè đầu tôi nói rằng: “Cô nhất định phải sinh con thì mới hạnh phúc đươc, sau khi cô sinh con thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.”
Dường như tôi chưa từng thấy ai ở trên mạng giậm chân đấm ngực nói rằng sau khi có con thì trở nên rất phiền muộn, nhưng lại không thể bóp chết nó, thật sự rất hối hận vì đã sinh con. Tất cả những bài viết kể về nỗi vất vả sinh con, cuối bài đều hiển nhiên thêm những câu như: “Tuy vất vả, nhưng rất xứng đáng, rất hạnh phúc”, bài nào như bài nấy khiến người ta nghi hoặc, từ khi nào mà quan điểm của loài người đã thống nhất đến vậy? Đúng rồi, những người không hạnh phúc đều không lên tiếng, nhưng vài năm sau, con của họ dường như đều sẽ xuất hiện trong nhóm “bố mẹ đều là tai họa”*, nhóm này càng lớn thì càng có nhiều bố mẹ nhìn con mình nhưng lại không cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, khả năng không hạnh phúc thật sự tồn tại.
“Bố mẹ đều là tai họa”*: tên của một nhóm thảo luận trên mạng sở hữu hơn 100000 thành viên trong cuốn tiểu thuyết “A Long Way Down” của tác giả Nick Hornby, “tai họa” là từ mà những đứa con 8x hình dung về bố mẹ 5x của mình, đây là cách mà thế hệ trẻ đấu tranh cho quyền được nói.
Nhưng điều tôi sợ hãi không phải là khả năng này, mà là biết rõ hiện thực như vậy, nhưng mọi người đều giả vờ không nhìn thấy giống như trúng tà, cứ đè đầu tôi nói rằng: “Cô nhất định phải sinh con thì mới hạnh phúc đươc, sau khi cô sinh con thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.”
Ngay cả khả năng không hạnh phúc cũng không thừa nhận, thì đừng nói tới việc tìm kiếm biện pháp phòng ngừa, biện pháp uốn nắn, biện pháp khắc phục. Lỡ như bạn rút trúng xăm “hạ hạ”, không chỉ bị buộc phải chấp nhận việc không có cách nào để thay đổi, chấp nhận việc không còn bất kỳ lối thoát nào khác, mà còn chẳng được lên tiếng.
Trừ phi xuất phát từ tâm thái có thể hiểu được, khoác lên chiếc mặt nạ tươi cười và nói rằng có con rất hạnh phúc.