KỸ THUẬT DỆT TAY SAKAI ĐƯỢC KẾ THỪA BỞI CÁC TÙ NHÂN NHÀ TÙ OSAKA

Nhà tù Osaka nơi kế thừa kỹ thuật dệt “Sakai” được được công nhận là văn hóa phi vật thể của thành phố Osaka , đã lưu truyền tại thành phố Sakai từ thời Edo, từ tháng 1 năm sau, sẽ làm những chiếc thảm dựa theo bức tranh sơn dầu (khoảng 2 mét vuông) đang được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật địa phương. Hiện nay, chỉ có nhà tù Osaka là nơi sản xuất theo đặt hàng và bán sản phẩm chính hãng này. 1 người tham gia dự án này hồ hởi cho biết “Chúng tôi muốn cho mọi người biết rằng những người trong nhà tù cũng có thể kế thừa các truyền thống văn hóa.”

Theo Hiệp hội Bảo tồn kỹ thuật dệt tay Sakai (thành phố Sakai), kỹ thuật Sakai sử dụng len cho sợi ngang, bông cho sợi dọc, và dệt tỉ mỉ lại bằng khung cửi. Tác phẩm hoàn thiện sẽ gồm có rất nhiều màu sắc và chứa đựng cảm xúc sâu bên trong. Kỹ thuật dệt thảm này được du nhập từ Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng của kỹ thuật công nghệ tiên tiến, vào những năm 2000, kỹ thuật dệt này không còn có nhiều người kế thừa. Nhà tù Osaka đã nhận tư vấn từ Hiệp hội Bảo tồn, và kỹ thuật Sakai được đưa vào đào tạo nghề cho các tù nhân ở đây từ năm 1996.

Lần này, Trung tâm văn hóa thành phố Sakai “Sakai Alphonse Mucha” nơi lưu giữ bộ sưu tập của Alphonse Mucha- họa sĩ hoạt động vào cuối thế kỷ 19 ở Paris, đã đưa ra yêu cầu cho nhà tù. Đó là phác họa tác phẩm “Kuo Vadis”, được sáng tác vào năm 1904 lấy bối cảnh thời kỳ La Mã cổ đại, trên nền thảm thêu bằng kỹ thuật truyền thống địa phương. Chiếc thảm được yêu cầu có độ lớn gần bằng tác phẩm gốc, mục tiêu sẽ hoàn thành sau hai năm.

Một nam phạm nhân cho biết “Do phải sử dụng nhiều loại màu khác nhau nên yêu cầu này sẽ khá là khó khăn. Nhưng vì vì cũng đã làm ra rất nhiều tác phẩm khác nên tôi sẽ cố gắng.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *