Khái niệm Influencer Marketing đang trở nên ngày càng phổ biến, tuy nhiên hiện tại các thuật ngữ trong ngành này vẫn chưa hoàn toàn được sử dụng đúng cách, đặc biệt “KOL”, thuật ngữ này thường được rất nhiều người sử dụng để chỉ một người nổi tiếng, hoặc có lượng người theo dõi nhất định…
Hoặc là bạn chưa hiểu định nghĩa này, hoặc là gọi vậy cho nhanh. Bài viết này để bạn hiểu hơn về các định nghĩa và dùng thuật ngữ một cách đúng đắn hơn nhé.
Influencer là ai?
Influencer được dịch là người có sức ảnh hưởng, định nghĩa người ảnh hưởng khá rộng. Sức ảnh hưởng này được hiểu một cách đơn giản là khi một người có khả năng khiến người khác lắng nghe, tin tưởng và thực hiện theo những điều mà họ chia sẻ. Vì vậy, ai cũng có khả năng trở thành Influencer, tuy nhiên sức ảnh hưởng cũng mang đến một trách nhiệm khá lớn đối với những điều mà bạn muốn chia sẻ đến với mọi người xung quanh hay cộng đồng của bạn. Influencer thường được chia theo mức độ nhận biết của người đó – cụ thể là lượt follower trên các nền tảng cá nhân của họ, từ thấp tới cao gồm có: Nano, micro, middle, macro, mega influencer.
Ai sẽ có khả năng trở thành KOL?
Định nghĩa thứ 2 là KOL – nguyên văn là Key of Opinion, đây là cụm từ dùng để miêu tả những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định và tiếng nói của họ có sức nặng đối với cộng đồng, những người quan tâm đến lĩnh vực ấy – nôm na là những người đẫn dầu trong một ngành, lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như là: chúng ta sẽ lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ khi có những câu hỏi về sức khỏe hoặc cần tìm hiểu về các loại thuốc thì một dược sĩ sẽ là một lựa chọn uy tín cho bạn. Có thể nói, Influencer thì ai cũng có thể làm được nhưng để được gọi là KOL bạn cần là một chuyên gia trong lĩnh vực bạn chọn, chuyên gia ở đây sẽ được đong đếm bằng bằng cấp hoặc những giá trị mà bạn đã mang lại trong lĩnh vực ấy. Được biết, trong một lĩnh vực thường chỉ có 1-2 người được xem là KOL của lĩnh vực đó vì không phải ai cũng có thể đạt được đến trình độ chuyên môn hóa cao để được xem là người dẫn đầu Điều đó khiến người khác tin tưởng vào những điều mà các KOL này nói ra và đôi khi còn có khả năng định hướng và dẫn dắt quan điểm của người nghe.
Vì sao các quan điểm của KOL nhận được nhiều sự hưởng ứng?
Các KOLs thường có một lượng người theo dõi, người hâm mộ lớn hoặc không. Vì đôi khi độ phổ biến của các KOLs này không quá cao, họ không thường xuyên xuất hiện trên truyền hình hay các trang báo hoặc chỉ chia sẻ những giá trị, quan điểm của mình đối với những người quan tâm đến việc đó. Nói một cách khác thì, KOL cũng là một Influencer nhưng với khả năng chuyên môn cao hơn.. Bên cạnh KOL còn một định nghĩa khiến mọi người hay nhầm lẫn nữa là Celebrity. Celebrity là những người nổi tiếng đặc biệt là trong các bộ môn nghệ thuật hoặc thể thao. Đây là những người có số lượng lớn người hâm mộ thường được xem là Mega Influencer. Với mức độ nhận biết và lượng người hâm mộ lớn nên chi phí booking của các Celeb cũng sẽ rất cao, đặc biệt là những người đang nổi tiếng, viral ở thời điểm booking do đó Mega Influencer luôn là nhóm được các brand/agency cân nhắc rất kỹ trong việc chọn mặt gửi vàng này để chiến dịch thành công nhất có thể.
Sự xuất hiện của nhóm KOC
Cuối cùng là định nghĩa mới nhất mà có vẻ chưa thật sự phổ biến đối với mọi người hiện nay: KOC – Key Opinion Customer. Không giống như KOLs, KOC là những người không cần trình độ chuyên môn nhất định mà họ chỉ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Công việc chính của họ chính là thử nghiệm những sản phẩm và chia sẻ lại những trải nghiệm đó của mình cho những người đang theo dõi họ. Điểm đặc biệt của KOC đó chính là họ chính là chúng ta – những người tiêu dùng bình thường. Những chia sẻ, quan điểm của họ về hàng hóa, dịch vụ là những chia sẻ thật nhất dựa trên những trải nghiệm mà họ đã thực sự có. Điều này tăng thêm sự tin tưởng cũng như là đồng cảm giữa những người tiêu dùng bình thường và KOC.
KOC mang lại hiệu quả như thế nào?
KOC thuờng có lượng follow vừa và nhỏ cũng như là tầm ảnh hưởng cũng không quá rộng. Tuy nhiên, những chia sẻ của các KOC này lại mang lại hiệu quả cao và có tác động lớn đến với đối tượng khách hàng của họ. Một cách lý giải cho điều này thì KOC phương thức khác của Marketing WOM (Word of Mouth – quảng cáo truyền miệng). KOC ở đấy đóng vai trò một người nổi tiếng nhưng có mức độ gần gũi, thân thuộc hơn với các khách hàng, có cảm tưởng họ như là một người bạn qua mạng của bạn và những lời nói từ một người bạn thì bao giờ cũng sẽ đáng tin hơn là lời nói của một người nổi tiếng xa cách nhỉ?
Trên đây là những giải nghĩa cho bạn về các khái niệm Influencer, KOL, Celeb KOC. Nói cách dễ hiểu thì KOL và KOC hay Celeb là một trong những tệp nhỏ của Influencer. Việc phân biệt các định nghĩa này đơn giản giúp bạn sử dụng cho đúng thuật ngữ, nhưng đối với nhãn hàng hay các agency và người làm quảng cáo thì nó vô cùng cần thiết, không chỉ để hạn chế bị đánh giá mà còn tránh việc hiểu nhầm dẫn đến sai sót trong quá trình làm việc.
Nguồn bài: Maybe Influencer Talk – Nguyễn Thanh