KINH ĐÔ ẨM THỰC

Tại nhiều buổi tọa đàm, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ẩm thực Việt Nam có khoảng trên 3000 món, và 56% trong đó, tức tầm 1700 món đã là món Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang xây dựng bộ hồ sơ đệ trình lên UNESCO để vinh danh “Ẩm thực Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dù sở hữu một số lượng khổng lồ, qua thời gian, ẩm thực Huế đã bị mai một, thất truyền và biến thể rất nhiều (còn khoảng 700 món), tuy bằng một cách nào đó các món ăn nhìn chung vẫn giữ được nét tinh tế, hài hòa riêng có. Một trong những lí do cho việc này có thể là nhiều món ăn cung đình về sau đã được chuyển hóa, hòa quyện trong nền ẩm thực dân gian đời thường.
Người ta xác định rõ Ẩm Thực Huế phân thành ba loại:

  • Ẩm thực dân gian.
  • Ẩm thực cung đình.
  • Ẩm thực chay.
    Các món ăn kiểu Huế khá cầu kì do chịu ảnh hưởng của văn hoá cung đình và kiểu cách của con người xứ Huế, chú trọng thưởng thức chứ không cốt để ăn cho no. Bữa ăn, cỗ bàn được trình bày mỗi món một ít chứ không bày thịnh soạn, la liệt.
    Qua hơn 200 năm, ẩm thực Huế tổng hòa trong mình những luồng văn hoá đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau và đặc thù xứ sở. Đó là sự kết tinh hài hòa của món ngon Chăm cổ, Việt cổ, Mường cổ, món ngon Huế lâu đời và nhiều món ngon nhất nước được đưa về tiến vua xưa kia.
    Bài viết này tóm gọn hầu hết những món ăn đã làm nên con người Huế, phong cách Huế, hương vị Huế hay nhìn chung là “Kiểu Huế”. Cố đô xưa, nay hoàn toàn xứng đáng là kinh đô ẩm thực, và hiển nhiên là một trong những đại diện lớn nhất để quảng bá món ăn Việt Nam ra bạn bè quốc tế.
    Sources:
    Nội dung: Tự soạn, có biên tập lại từ một số nguồn.
    Special thanks to: TS Trần Đức Anh Sơn, Wikipedia, VnExpress, Báo Thừa Thiên Huế.
    Ảnh: Instagram, Foody, Facebook, …
    Xem lại bài viết “NGẮM HUẾ TRÊN PHIM”
    https://www.facebook.com/groups/maybefnews/permalink/1421574234867482/
    Xem lại bài viết “PHỤC HƯNG DI SẢN HUẾ”
    https://www.facebook.com/groups/maybefnews/permalink/1149694795388762

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *