KHÔNG PHẢI QUÁ LÊN LÀ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ CỦA NHÀ THIẾT KẾ CÓ CHUYÊN MÔN

Có một điều mà mình muốn chia sẻ với các bạn “yêu” thời trang hay tuyên ngôn đại loại như thế là “Các bạn hơi lầm đường lạc lối” một tí – ít nhất là theo mắt nhìn của cá nhân mình.

(Còn người khác thấy đẹp là chuyện về gu của mỗi người, không thể nào bắt ép hay kiểm soát được).

Có nhiều bạn hay nghĩ rằng hoặc ít nhất trên một nền tảng có những con người đang sáng tạo nội dung dựa trên thời trang – mặc thật nhiều đồ, lấp nhiều layer lên là sẽ đẹp. Nhưng thực sự không phải là như vậy, layering hay trong cách phối và sử dụng thời trang cần một con mắt thẩm mỹ cá nhân và một nền tảng kiến thức thời trang nhất định. Nó là cuộc chơi về sự trình diễn về chất liệu, thiết kế, màu sắc và tỉ lệ đối với người mặc. Và mình đã có một bài viết riêng về nó – các bạn có thể search lại và tìm hiểu thêm.

Ranh giới giữa “Ăn mặc đẹp” và “Ăn mặc không đẹp” cũng như “Layering đẹp” trở thành 1 “Tổ hợp lộn xộn” dẫn tới một hình ảnh luộm thuộm là vô cùng mong manh. Mình luôn khuyến khích và mong đợi sự sáng tạo trong mindset hay tư duy thời trang đường phố (Là mặc đồ ra đường ấy, chứ trong runway thì mình không đủ tư cách) nhưng có vẻ khá nhiều người hơi lệch lạc tí. Nhiều bạn đã hơi “quá sức” trong các trang phục của mình – các bạn cố gắng “Nhồi” “Nhồi” và “Nhồi” nhiều nhất các items lên fits và vô hình chung – nó tạo ra sự ngộn. Mà kì lạ thay, sự liên kết giữa các phần áo – quần – giày – trang sức lại không liên quan hoặc không thể hiện ra được “Key core”/ “Chủ đề chính” hay hoa mĩ là “Tuyên ngôn thời trang”/”Cá nhân thời trang” của bạn là gì cả? Các bạn lồng lộn lên – nhưng mình thấy giống chim công rụng lông đang cố gắn sự sặc sỡ để rồi trở nên “Over”.

(Vì mình không nói thì chúng ta lại tự thủ dâm tinh thần lẫn nhau, lại tự khen là đẹp rồi cái pha lệch này càng lệch hơn, sửa rất khó. Và minh chứng là việc nhiều bạn trẻ thấy một “ai đó” mặc đồ là đẹp, là chất nhưng với bản thân mình nó là 1 sự over và cái điều này càng ảnh hưởng không ít người lệch lạc trong cách sử dụng thời trang)

Sự phức tạp của trang phục hay mình xin nói một cụm từ gần gũi hơn là “Độ Tinh Xảo” trong fit của các bạn không phải phụ thuộc tuyệt đối vào bao nhiêu sản phẩm bạn đắp lên người. Có những người ăn mặc rất “Clean”/”Gọn gàng” nhưng có nghĩa là không “Đơn giản” trong fit của họ. Họ biết nhấn nhá điểm nào, hạ thấp điểm nào để tôn cái điểm nhấn đó lên – cái nào bổ trợ cho cái nào, cái nào là vai chánh – vai phụ. Nghe phức tạp ha – nhưng đó là lí do, có người mặc đẹp và có người không.

Và từ đây, chúng ta sẽ thấy được “GIÁ TRỊ VÀNG CỦA NHÀ THIẾT KẾ”.

Là sao?

Là dù cả mình hay chính các bạn đang chơi trong sân chơi rộng lớn này. Chúng ta phải chấp nhận 1 điều rằng – Chúng ta chẳng có nền tảng thời trang (Những bạn có học thì mình không nói tới nhé), chúng ta không được học về tỉ lệ, về chất liệu về cách phối sao. Chúng ta chỉ là coi trên mạng, coi runway, coi một người nào đó mà chúng ta thích – rồi copy lại, hoặc bê nguyên cái fit mà những người “Có học” đã xây dựng để rồi vận hành ứng dụng mà thôi.

SHOUT OUT TO FASHION DESIGNER.

Vậy, giá trị của nhà thiết kế giỏi là gì. Quay trở lại câu chuyện ban đầu, ranh giới giữa “Mặc gọn nhưng không đơn giản” và “Mặc nhiều nhưng luộm thuộm” là vô cùng mong manh. Nhưng các nhà thiết kế sẽ giải quyết vấn đề đó cho chúng ta bằng các design của họ. Có bao giờ các bạn tự hỏi, tại sao cái áo này lại xẻ tà sâu thế, sao tự dung đằng sau áo lại khoét 1 mảng to đùng – tại sao phần vai lại nhấp nhô, phần quần lại có xếp li không. Đúng vậy, các designer – với nền tảng của họ – đã tính toán trong đầu về việc người sử dụng sẽ mặc đồ của họ ra sao, muốn layer thì đã có option layer cho chúng ta – nhưng vẫn đảm bảo việc hình thể nhìn gọn gàng và trau chuốt.

Hãy coi những bộ sưu tập của Lemaire – một trong những brand mình yêu thích nhất tại thời điểm hiện tại. Các bạn có thể nhìn vào hình và thấy – bỏ qua yếu tố là model đẹp đã đi ha – nhưng các look của họ cực kì clean/gọn nhưng không hề đơn giản. Tại sao đã mặc một cái coat bên ngoài có cổ rồi mà bên trong còn mặc shirt có cổ nữa – tại sao hai phần đó không cộm lên mà lại “Cộng hưởng với nhau”. Tại sao phần nút của jacket lại xa thế kia – mà chiếc polo lại dài quá khổ với thân người.
Hay Peter Do – thương hiệu yêu thích khá nhiều người – phía sau voam thẳng 1 góc trời. Trong lookbook model không mặc bên trong và hở lưng trần, nhưng nếu các bạn mặc áo bên trong – nó lại thành 1 câu chuyện khác và trở thành 1 dạng “layer” í. Detail phần trong liên kết áo jacket bên ngoài – điên lắm. Hay như Jil Sander vậy, phần cắt vô tình mà chúng ta chả hiểu được – nhưng lại bổ trợ cho outfit. Tại sao? Tại sao vậy?

Đó là do các nhà thiết kế đã tính toán. Nhưng có 1 nhược điểm hơi lớn cho thị trường là muốn như vậy thì phải full-set của nhà thiết kế hay thương hiệu đó, cũng phải thôi. Ai cũng muốn một người nào đó diện ton-sur-ton theo sự tính toán của mình mà. Nếu mua 1 item thì việc sáng tạo là dựa vào các bạn, nhưng có lẽ nên trên xương sống của designer.

Vậy – đây chính là “GIÁ TRỊ VÀNG CỦA NHÀ THIẾT KẾ”. Chúng ta thường nghĩ ngành này cao sang, kiếm được nhiều tiền – nhưng để tính toán ra được những thứ kia đòi hỏi tốn khá nhiều chất xám và công sức. Bên cạnh đó, số tiền mà chúng ta bỏ ra mua 1 sản phẩm không hẳn là từ chất liệu, thương hiệu mà còn khi chính là “Thiết kế” “Giá trị” mà fashion designer mang lại cho chúng ta. Vì đơn giản, chẳng bao giờ chúng ta tính hay tự làm được điều đó cả.

MÀ JOKER (THE DARK KNIGHT – do Heath Ledger thủ vai) đã từng nói rằng:

“NẾU MÀY GIỎI CÁI GÌ, THÌ ĐỪNG LÀM MIỄN PHÍ”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *