KHÔNG PHẢI FAKE NHƯNG MÀ LẠI LÀ FAKE

(Để tránh liên quan tới ngành nghề khác, mình chỉ xin được nhắc tới streetwear mà mình hoạt động mạnh nhất mà thôi)
Như các bài viết đi trước của mình, mình đã đề cập về vấn đề hàng
Fake/Inspiration/Bootleg/Copy-Cat thì nay sẽ sang một thể loại dù đã không còn phổ biến nhiều như ngày xưa nữa nhưng không phải là không có. Nó sẽ giống câu nói “Treo đầu dê mà bán thịt chó”.
Về căn bản, nó không phải là Fake. Nhưng tính chất của nó còn tinh xảo hơn Fake, đó là fake về cách thức – là làm mù thị trường trẻ. Ai cũng biết rằng thị trường Việt Nam về thời trang đường phố là thị trường còn rất trẻ, trẻ hơn rất nhiều so với các nước khác. Nhưng không thể phủ nhận về tốc độ phát triển và nâng mình từng ngày của không chỉ các thương hiệu mà còn từ khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có những “Chú sâu tuy không làm rầu nồi canh nhưng gặm nhấm rất tốt kẽ hở của nhận thức giới trẻ”.
Fake – là đạo lại hoàn toàn các sản phẩm sẵn có trên thị trường. Đúng không nào? Như Louis Vuitton, như Goyard hay Supreme.. hẳn ai cũng rõ ràng.
Sẽ không gọi là fake nếu như sản phẩm đó không copy các sản phẩm sẵn có trên thị trường. Theo lý thuyết là vậy, nhưng có những sự lấp liếm đầy mù mờ về khái niệm để câu kéo độ non dạ của thị trường. Mình hiểu “Phi thương thì bất phú” và cái môn “Đạo đức kinh doanh” mà mình từng ngồi học trên giảng đường Đại học chỉ là một khái niệm đầy mơ hồ. Bài viết này cũng chẳng công kích những người làm giàu, mình chỉ muốn thị trường có nhận thức tốt hơn trong việc chi tiền của mình.
Trường hợp 1: Design/Thiết kế.
Tiêu biểu là Graphic/hình in. Vốn dĩ được xem là “con lợn vàng” “Chú bò sữa” vắt đều như vắt chanh của không ít thương hiệu thời trang đường phố Việt. Chẳng trách gì nhưng rõ ràng chúng ta vẫn yêu thích những sản phẩm in hình, dễ mặc – dễ mang thông điệp. Cũng chẳng một ông local brands nào “Dại dột” mà đi ăn cắp khơi khơi vì giờ ai cũng khôn cả, làm hở tí là ăn đòn ngay. Vậy – fake theo “thuần nghĩa” là gần như không có.
Vậy – nếu hình in của 1 local A,B,C nào đó được tìm thấy trên những source Internet tiêu biểu như shutterstock, Pinterest khi chưa được cấp phép hay mua bản quyền từ các artists rồi các thương hiệu sử dụng in lên trên tee, hoodie và sử dụng chúng như mục đích thương mại. Đó là gì? Đầu tiên và chắc chắn rồi – Đó là “Ăn cắp chất xám”. Nhưng “mặt hàng” đó chưa có trên thị trường – vậy có phải là Fake không?. Theo quan điểm của mình, đó là Fake (Nhưng không phải Fake). Hơi lú như nghe nhạc của Jimmi Ngủ Yên nhưng nó là như vậy.
Quay lại lịch sử phát triển của thời trang đường phố Việt – có rất nhiều vụ liên quan đến vấn đề này. Còn có cả những vụ “bootleg” trá hình nhưng thực chất là in lại những graphics nổi tiếng để “lòe” thị trường non nót hòng kiếm lợi cho bản thân. Ai – cũng – đều – biết – vụ – đó – là -gì, có “những người sẽ để ý tới điều đó”. Và mình cho đó là Fake.
Trường hợp 2: Lã Bất Vi Buôn Vua Bán Chúa.
Ai xem phim Trung Quốc nhiều cũng đều biết Lã Bất Vi, vị tướng quốc nổi tiếng của nước Tần thời Chiến Quốc. Họ Lã nổi tiếng về cái sự cáo già trong kinh doanh của mình – nổi tiếng với những vụ buôn vua bán chúa. Thì mình văn hoa như vậy về một số “Founders” giấu tên đã, từng và vẫn còn làm trò này.
Người ta thường nói “Cắt mệnh đổi vận” thì đây chúng ta có “Cắt Tag đổi Đồ”. Nghĩa là, có những thương hiệu về thời trang đường phố Việt Nam áp dụng công thức: Nhập đồ Quảng Châu/Trung Quốc với mức giá vô cùng rẻ (Nhập sỉ) + Cắt tag + May tag thương hiệu mình vào = Đồ local brands. Nó không phải là Fake vì chẳng đạo nhái thương hiệu nào sẵn có trên thị trường. Mà mình sẽ xếp vào loại “Thương hiệu ma” hay “Thương hiệu Phake”.
Thực thà mà nói, đồ Quảng Châu/Trung Quốc không phải là đồ nào cũng xấu, đồ nào chất lượng cũng kém mà nếu biết chọn – vẫn có thể sở hữu được những món đồ no-brand(Không thương hiệu, vô danh) chất lượng ổn với giá tiền bỏ ra. Cũng dễ dàng thông cảm điều này vì nước ta giáp biên với Trung Quốc cũng như đời sống không phải ai cũng khá giả.
Nhưng có một số người vì “Thấy tiền dễ kiếm quá” mà lợi dụng “Local brand đóng 1 vai trò trong đời sống thời trang giới trẻ” mà làm việc trên. Bằng việc “Hoán đổi” – Cắt tag thay mạc, các món đồ đó nghiễm nhiên trở thành “Đồ có tên, có tuổi, có thương hiệu” và bán ra với giá mắc hơn so với giá trị của chúng.
Tại sao người ta lại làm điều này?
Tại vì nhanh và dễ kiếm lời. Không phải đầu tư vào xưởng may, thiết kế, kho vận – không phải lo về nguyên liệu. Tất cả đã có sẵn và bump hàng liên tục cho thị trường trẻ với tính “Mua liên tục”. Fast fashion/Thời trang nhanh ở đâu? Chính là ở đây. Nhiều bạn cũng hỏi sao có nhiều local brands sales quanh năm suốt tháng. Không phải vơ đũa cả nắm nhưng vì dù có sales thì vẫn lời so với việc mua đồ TQ về thay mác nhá.
Đây là 1 loại “Fake” tinh vi.
Trường hợp ba: Fake nhân bản.
Này tính về con người. Và mình nhấn mạnh về Gen Z – lứa tuổi dễ bị tác động bởi những người nổi tiếng. Mình cũng hoàn toàn thông cảm với điều này vì mỗi thời kì mỗi thế hệ có một điểm mạnh, điểm yếu riêng. Nếu mình cứ chăm chăm so sánh với nào Gen X, Gen Y thì mình thật là ấu trĩ. Nhưng đây là 1 trong những điểm mà chúng ta cần nâng cấp.
Youtube/Tiktok/IG đã “Đào tạo” ra cho nền thời trang đường phố Việt những phiên bản Fake “hao hao” giống 01 ai đó trên mạng gần như là tuyệt đối. Bây giờ còn đỡ nhưng nhìn qua Tiktok, FB của những bạn trẻ đang hướng dẫn người khác ăn mặc sao mà nhiều người share – mình vẫn thấy sự ảnh hưởng của những Phake nhân bản vô tính này vẫn còn rất lớn. Giống từ cách ăn mặc, tư duy thời trang đến cách truyền đạt ý tưởng, cách nói chuyện. Đây là 1 dạng Phake con người.
Trong các bài viết của mình, mình luôn không áp đặt và chẳng muốn các bạn theo mình làm gì vì mình mặc chẳng đẹp cũng đầy lỗi sai. Mình chỉ mong các bạn rút ra được điều gì đó mà giúp tư duy các bạn rộng ra (Dù là tiêu cực hay tích cực) mà còn 1 DNA riêng của bản thân trong thời trang. Cũng chẳng ai muốn mình là Fake của bất kì nhân vật nào, be yourself. Bạn có thể lấy ý tưởng hoặc thậm chí là copy-cat 1 idol, 1 hình mẫu mà các bạn yêu thích trong thời gian đầu. Khi mọi thứ trôi qua, bạn sẽ hiểu mình cần gì và thêm gì, đó sẽ tạo ra 1 phiên bản khác – 1 phiên bản của bạn.
Good artists copy
Great artists steal.

Nguồn: Facebook: Trí Minh Lê.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *