Không chỉ người Ukraine, mà tất cả những người tị nạn đều xứng đáng nhận được lòng thương xót

Đã hơn một tháng kể từ khi Nga bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Cả một quốc gia đã chìm trong tuyệt vọng kể từ khi quân đội Nga bắt đầu tiến về Kyiv vào ngày 24 tháng 2. Nhiều đô thị đã bị phá hủy toàn bộ. Hàng chục nghìn người đã bỏ mạng. Và hơn bốn triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ để tìm kiếm sự an toàn ở các nước láng giềng.
Ngày qua ngày, chúng ta xem những cảnh bi thảm, nhưng có phần quen thuộc trên màn ảnh: những người mẹ chạy, ẳm theo đứa con trong tay, những gia đình tìm kiếm tài sản của họ trong đống đổ nát của ngôi nhà, hàng ngàn người tị nạn tuyệt vọng chen chúc ở các khu vực biên giới.
Nhưng trong số các cảnh quay từ Ukraine, cũng có một số cảnh không mấy quen thuộc: lính biên phòng các nước láng giềng chào đón người tị nạn với vòng tay rộng mở; những người dân cho người Ukraine cần chỗ ở đến trọ tại nhà riêng của họ; các chính trị gia đọc hết bài phát biểu này đến bài phát biểu khác, đề ra những gì họ sẽ làm để giúp những người chạy trốn khỏi chiến tranh; các trường đại học cung cấp chỗ cho sinh viên từ Ukraine để họ có thể tiếp tục việc học của mình.
Tất nhiên, tôi rất vui khi thấy thế giới đoàn kết ủng hộ người Ukraine. Là một người hiểu quá rõ sự khủng khiếp của chiến tranh, tôi đồng cảm và đoàn kết với tất cả những người đang chạy trốn cuộc xâm lược tàn bạo của Nga.
Nhưng cũng giống như rất nhiều người đã phải chạy trốn chiến tranh, khi tôi chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng người tị nạn Ukraine diễn ra, tôi không thể không hỏi: Những nhà lãnh đạo, tập đoàn và trường đại học thế giới này đã ở đâu khi những kẻ xâm lược có vũ trang tấn công và đốt cháy ngôi làng của tôi chỉ 11 năm trước. ? Những người thiện chí đề nghị cho tôi ở lại với họ thay vì bị mắc kẹt trong trại tị nạn hàng chục năm, lúc đó ở đâu?
Tôi đã biết cưỡng bức di dời và chiến tranh suốt cuộc đời mình. Tôi sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở Ethiopia, nơi cha tôi đã định cư sau khi chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Sudan lần thứ nhất. Khi tôi còn nhỏ, cha tôi đã kể cho tôi nghe vô số câu chuyện về cuộc sống của ông ở Nam Sudan. Ông ấy không chỉ kể cho tôi nghe về ngôi làng xinh đẹp bên sông Nile nơi ông đã trải qua thời thơ ấu, mà còn kể về những lần ông phải chạy trốn máy bay trực thăng thả bom.
Năm 2010, câu chuyện của cha tôi đã trở thành câu chuyện của riêng tôi. Ngôi làng nhỏ của tôi ở Ethiopia đã bị tấn công bởi lực lượng dân quân vũ trang, và tôi trở thành người tị nạn. Mười một năm sau, tôi vẫn là một người tị nạn. Tất cả các thành viên trong gia đình tôi vẫn là những người tị nạn. Tôi may mắn được tạm thời sống và học tập ở Canada, nhưng gia đình tôi vẫn đang bị kẹt trong trại tị nạn.
Chiến tranh không chỉ cướp đi ngôi nhà và tuổi thơ của tôi. Nó đã đánh cắp tương lai của gia đình tôi.
Cuộc sống của chúng tôi bây giờ sẽ khác như thế nào nếu thế giới đã đáp lại lời kêu cứu của cha tôi cách đây 5 thập kỷ, Chiến tranh không chỉ cướp đi ngôi nhà và tuổi thơ của tôi. Nó đã đánh cắp tương lai của gia đình tôi.
Cuộc sống của chúng ta bây giờ sẽ khác như thế nào nếu thế giới đã đáp lại lời kêu cứu của cha tôi cách đây 5 thập kỷ (hay cách đây 11 năm trước, khi ngôi làng của chúng tôi ở Ethiopia bị tấn công) với cùng lòng trắc ẩn và sự quan tâm mà hiện nay người dân Ukraine đang dành cho người dân Ukraine? Hay 11 năm trước, khi ngôi làng của chúng tôi ở Ethiopia bị tấn công?
Gia đình tôi và tôi không còn cách nào khác, phải trở thành một phần của thiểu số kém may mắn. Theo Liên Hợp Quốc, trước khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, đã có 82,4 triệu người bị cưỡng bức di tản trên khắp thế giới, đông hơn toàn bộ dân số Ukraine.
Trong mỗi trại tị nạn, mỗi trại IDP (những người di dời nội bộ) và mỗi khu định cư tị nạn ít chính thức hơn, từ Ethiopia đến Bangladesh và Lebanon đến Mexico, có vô số trẻ em, đàn ông và phụ nữ không muốn gì ngoài sự an toàn, ổn định và một nơi để gọi là nhà lâu dài. Có những giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, học sinh, những người cha người mẹ chỉ muốn gác lại nỗi đau quá khứ, sống hết mình và cống hiến cho xã hội.
Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng Ukraine, chúng ta đã thấy rằng cộng đồng quốc tế có thể hợp tác với nhau để giảm bớt nỗi đau của những người chạy trốn khỏi chiến tranh. Mọi người có thể – khi họ muốn – đáp lại những người tị nạn ở biên giới quốc gia của họ bằng lòng trắc ẩn và tình yêu thương, thay vì nghi ngờ, sợ hãi và thờ ơ.
Tất nhiên, phản ứng của thế giới đối với cuộc khủng hoảng tị nạn Ukraine cũng kém hoàn hảo – nhưng nó tốt hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ. Và nó đã cho chúng ta thấy điều gì thực sự có thể khả thi.
Nó cho chúng ta thấy rằng cộng đồng quốc tế có thể đón nhận những người đang chạy trốn chiến tranh. Rằng chính phủ có thể nhanh chóng thiết lập các con đường an toàn cho những người tìm kiếm nơi ẩn náu. Các trường đại học và trường học có thể cung cấp chỗ cho trẻ em tị nạn để đảm bảo các em không phải từ bỏ tương lai của mình do chiến tranh và khó khăn.
Những công dân bình thường có thể bước lên và lên tiếng để nhân quyền của những người tị nạn ở đất nước của họ được tôn trọng.
Khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục, tôi không thể không lo sợ cộng đồng quốc tế sẽ sớm quen với tình hình ở Ukraine – giống như đã quen với những cuộc chiến bất tận ở nhiều nước khác – và quay lưng lại với những người Ukraine đang cần.
Tôi cũng lo sợ rằng một khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, các chính phủ và những người đột nhiên tỏ ra quan tâm và thương xót người tị nạn sẽ trở lại công việc bình thường – họ sẽ tiếp tục phớt lờ hoàn cảnh của những người chạy trốn chiến tranh, xung đột và khó khăn ở những nơi khác trên thế giới.
Nhiều người lập luận rằng những người ở phương Tây chào đón người tị nạn Ukraine với vòng tay rộng mở chỉ vì họ trông giống nhau – và có thể điều này là đúng. Nhưng cũng không có nghĩa là luôn luôn phải như vậy.
Trong tháng qua, cộng đồng quốc tế đã cho thấy những gì họ có thể làm cho những người chạy trốn xung đột. Chúng ta đừng quên điều này và lặp lại ví dụ thành công này trong các khu vực địa lý và xung đột khác. Bởi vì mỗi đứa trẻ, mỗi con người, ở khắp mọi nơi, đều xứng đáng có được bình yên và một nơi để gọi là nhà.


Nguồn: Not only Ukrainians, but all refugees deserve compassion
Nhial Deng, Al Jazeera News, 5 Apr. 2022
(Nhial Deng là một người tị nạn Nam Sudan, nhà văn và nhà hoạt động cộng đồng. Anh đã trải qua 11 năm trong trại tị nạn ở Kenya và hiện đang theo học Cao đẳng Đại học Huron ở Canada.)
Ảnh: Tại cửa khẩu ở Medyka, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 3 năm 2022. Một đám đông những người tị nạn từ Ukraine đang chờ phương tiện di chuyển.\

4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *