Khoảnh khắc nào mà bạn cảm thấy cực kỳ ghét giáo viên của mình?

Một. Trong mắt giáo viên, tôi chỉ là một con nhỏ 11 tuổi hư hỏng.

Mùa hè năm 11 tuổi, chiều cao của tôi đã tới 1m62, ngực cũng bắt đầu phát triển, chiếc áo khoác đồng phục học sinh trước giờ luôn rộng rãi bằng phẳng bây giờ đã dần căng ra.

Ngày đầu tiên đến trường, khi ấy tôi học lớp năm, vừa bước vào, lớp học đang rất yên tĩnh bỗng trở nên ồn ào hẳn, đôi mắt của vài cậu bé chẳng hiểu sao lại đổ dồn vào ngực tôi. Có người huýt sáo ngả ngớn, có người cười to, thậm chí còn lớn giọng nói: “Bánh bao lớn đấy!”

Lý Cương, cậu nhóc quậy phá nhất lớp bất ngờ phóng về phía tôi đứng rồi giơ hai tay về phía ngực của tôi. Hành động của cậu ta khiến tôi suýt nữa thì hét toáng lên, vội vàng lùi lại đưa tay che trước ngực. Sau lưng bỗng truyền tới tiếng la mắng:

“Làm cái gì thế, không biết xấu hổ à?”

Giọng nói này cũng khiến cho học sinh trong phòng im bặt, ai về chỗ người nấy. Tôi quay đầu lại, nhìn thấy trước mắt là một giáo viên nữ mặc đồng phục gồm áo sơ mi phẳng phiu trắng tinh, bên dưới là chân váy đen dài đến đầu gối. Cô có một cặp mắt nhỏ và dài, hai hàng lông mày nhíu lại tạo thành chữ “Xuyên” (川) , đôi môi khá mỏng, chân xỏ đôi giày cao gót mười phân. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn phải cúi đầu nhìn cô ấy, và cô cũng nhìn chằm chằm tôi.

Giáo viên xuất hiện kịp thời giải vây khiến tôi thở phào nhẹ nhõm, trong lòng vô cùng cảm kích. Qua giới thiệu, tôi biết cô tên là Chương Mẫn, là giáo viên Ngữ Văn kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp này.

Trước khi tiết học bắt đầu, cô giáo bước vào lớp và đi thẳng tới chỗ tôi. Tôi ngồi ngay ngắn trên ghế ngước lên nhìn cô ấy, rồi trong tích tắc chỉ thấy cuốn sách Ngữ Văn vèo một cái đập ngay vào mặt tôi. Mọi chuyện chỉ xảy ra trong vòng vài giây khiến tôi trở tay không kịp, một bên mặt bỏng rát tê dại, gò má đau điếng.

“Ngồi ì ra đấy làm gì? Em coi cuốn sách này là giấy vụn muốn vứt đâu thì vứt đấy à?” Cô gần như là nghiến răng nghiến lợi mà nói ra câu này. Tôi vẫn chưa hoàn hồn lại từ cú đánh trời giáng kia thì cô đã quay gót trở lại bục giảng bắt đầu đọc bài như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Nhưng cơn đau rát trên mặt đã nhắc nhở tôi rằng chuyện vừa nãy không phải một giấc mơ.

Suốt khoảng thời gian lên lớp, trong đầu tôi chỉ tập trung suy nghĩ xem mình đã làm sai ở đâu. Nhưng nghĩ mãi vẫn không ra, tôi khẳng định mình không hề vi phạm kỷ luật cũng như đã hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao, vì thế càng không hiểu tại sao cô giáo lại “trừng phạt” tôi như thế.

Tôi vẫn còn nhớ bài chính tả mà cô đọc lúc ấy là “Sơn nước Quế Lâm”, nhưng vì khá sốc nên một chữ cũng không nghe được vào đầu.

Kể từ đó, mỗi khi đến tiết của cô giáo Chương là tôi đều bị điểm tên liên tục.

“Hàn Chiêu Thi, đứng lên.” Tôi từ từ đứng dậy.

Cô ấy nổi giận đùng đùng bước tới trước mặt tôi. Vì chênh lệch chiều cao nên tôi chỉ có thể cúi xuống nhìn và đó cũng là lý do tôi lại phải ăn một cái bạt tai trong sự ngỡ ngàng, “Còn dám cúi đầu nhìn giáo viên, mau cút ra phía sau đi!”

Ngoài “không thể giải thích được” thì còn có một cảm giác giác như muốn nuốt chửng trái tim tôi hiện giờ – “sợ hãi”

Cuối cùng tôi phải cầm sách xuống cuối lớp nghe đứng nghe giảng trước ánh mắt cười cợt của bạn bè. Có lẽ lực tay của cô giáo quá mạnh, tôi phát hiện mình đang chảy máu mũi nhưng chỉ có thể trơ mắt nhìn những giọt máu đỏ chói tí tách cứ thế nhỏ xuống đất.

Sau đó, trong hầu hết các tiết của cô Chương tôi đều bị đứng, ngay cả mấy bài kiểm tra của tôi đều bị cô lấy đi, xé nát rồi vứt vào thùng rác.

Trong tiếng nói đùa giễu cợt của mọi người, tôi nhặt từng mảnh giấy bị xé không thương tiếc ra, không thể nói lên được cảm xúc trong lòng lúc bấy giờ. Cô giáo cũng cười khẩy, liếc nhìn tôi rồi nói ném lại một câu: “Đồ ngực to ngu dốt.”

Hai.

Từ khi còn nhỏ mẹ đã dạy tôi rằng: Nếu người khác không tốt với bạn, trước tiên bạn nên xem xét lại xem đó có phải là vấn đề của riêng bản thân mình không. Nhưng tôi thật sự không biết mình sai ở đâu, việc duy nhất có thể làm để thoát khỏi sự kì thị ghét bỏ là chuyển lớp hoặc đổi trường.

Sau khi kể sự việc này cho mẹ nghe, không đợi tôi nói bà đã xua tay ngắt lời, “Con chắc chắn là đã làm sai chuyện gì rồi, nếu không cô giáo sẽ vô duyên vô cớ mà trừng phạt con được.”

“Con không có mà.”

Tôi còn nói tới việc bị cô đánh, nhưng chỉ nhận lại được một câu: “Sao cô giáo không đánh chết mày luôn đi.”

Bố cũng đi đến bên cạnh: “Mỗi ngày tao với mẹ mày đều cố gắng sinh con trai, còn mày đến trường có làm nên được trò trống gì không? Cô giáo mày không thể nào cứ nhắm vào một học sinh mà chẳng có lý do? Nếu mày không muốn đi học nữa thì chết đi, uống thuốc treo cổ hay nhảy sông tuy mày chọn.” Ông vừa nói, vừa dùng ngón trỏ dí vào gáy tôi, vốn là “Đại biểu y dược”, công việc bận bịu quanh năm suốt tháng, căn bản ông ấy không hề quan tâm đến đứa con gái này.

Bố mẹ tôi đều là người lớn tuổi cổ hủ, trong suy nghĩ của bọn họ thì giáo viên là người sao có thể mắc sai lầm nào? Mọi chuyện đều đổ hết lên đầu tôi, tất cả là tôi sai. Họ chỉ muốn giáo viên nghiêm khắc quản thúc tôi. Tôi không có quyền lên tiếng, bị gắn mác “người khổng lồ” và “ngực to” nhưng không dám hé răng nói một lời.

Cô Chương cũng không hề giấu giếm ác cảm đối với tôi, hoàn toàn ghét bỏ ra mặt, vì như vậy nên các bạn nữ khác cũng tự động giữ khoảng cách, không dám lại gần tôi. Còn các bạn nam thì ngược lại, họ không xa lánh nhưng luôn ác ý đùa giỡn và làm ra rất nhiều hành động xúc phạm thân thể và danh dự của tôi.

Điển hình như có một cậu bé đã xông ra chặn đường tôi ở ngã tư, ý đồ muốn động chân động tay với tôi. Tôi ra sức phản kháng, móng tay cắm sâu vào cánh tay cậu ta, kết quả là bị ăn một cái tát.

Đêm hôm ấy tôi trằn trọc không thể ngủ được, không biết bản thân sau này còn phải trải qua những loại hành hạ nào, nói với bố mẹ thì họ không hề tin lời tôi, nhưng cầu cứu thầy cô khác tôi lại không dám.

Bóng ma của chuyện này vẫn luôn trú ngụ trong tâm trí tôi không thể tan biến. Mỗi lần nhắm mắt lại, cơn ác mộng đó lại bắt đầu ùa về, nó như một con quỷ không ngừng nhai nát tôi ra thành từng mảnh, từng mảnh nhỏ, chẳng thể hàn gắn lại được.

Ba.

Năm 2000, một ngày sau tiết Trùng cửu (9/9 Âm lịch), tiết thứ hai buổi chiều là tiết Ngữ Văn của cô Chương. Cô ấy mặc một bộ đồ màu xanh nhạt, khuôn mặt trang điểm nhẹ nhàng, mỉm cười hòa nhã nói với chúng tôi ngồi im lặng tự học.

Tôi nghĩ, có vẻ hôm nay tâm trạng cô rất tốt, chắc là sẽ không bắt tôi ra phía cuối lớp đứng đâu nhỉ?

Tiết học trôi qua được một nửa, cô đi tới bên cạnh vỗ vỗ vai tôi rồi nói: “Đi ra đây với tôi.” Phản ứng đầu tiên của tôi là giật mình, ngay sau đó là vô cùng vui vẻ, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cô ấy cười với mình, thái độ quay ngoắt một trăm tám mươi độ.

Tôi đi theo cô ra ngoài, phòng học của tôi ở lầu năm, chúng tôi đi qua dãy phòng ở lầu sáu, tới phòng truyền thông tại lầu bảy cho đến khi lên tới tầng thượng, ở đây có một căn phòng dùng để chứa mấy thứ đồ lặt vặt.

Cô Chương lấy chìa khóa ra mở cửa, sau khi hai chúng tôi đã đứng ở trong phòng thì cô lập tức khóa trái cửa lại. Giây tiếp theo cô mỉm cười khó hiểu, bước nhanh tới và dùng tay vồ lấy ngực của tôi. ngón cái và ngón trỏ của cô dùng sức véo thật mạnh vào đầu ng**, cơn đau xâm chiếm khiến các dây thần kinh trên người tôi căng ra, cả người co quắp như con tôm, thất thanh hét lên.

“A! Đừng mà, đau quá!”

Lực trên tay cô vẫn không giảm bớt chút nào, thậm chí còn nhấc chân đá vào thân dưới của tôi, điểm mấu chốt là cô đang đi một đôi cao gót mà phần mũi có đính mảnh kim loại sắc nhọn.

Đau, đau lắm. Tôi quỳ sụp xuống dưới đất bật khóc nức nở, không dám chống cự lại vì cô là giáo viên, nếu bị kiện vì tội đánh giáo viên thì cứ xác định sau này sẽ không được sống yên ổn.

Cô Chương cười một cách khoái trá, “Ha ha ha, một con oắt con ngu si ngực to, sinh ra để làm hồ ly tinh quyến rũ đàn ông!”

Lúc này tiếng chuông vào lớp reo lên, cô Chương lườm nguýt một cái rồi phủi tay, mở cửa đi ra ngoài. Tôi nhìn theo bóng lưng cô, hai mắt nhòe đi, khập khiễng đi về phòng học.

Rút kinh nghiệm từ lần trước, chuyện hôm nay tôi không nhắc đến một chữ với bố mẹ, họ nhất định sẽ nghĩ rằng người sai là tôi sau đó mắng chửi tôi được đi học còn đặt điều nói xấu giáo viên.

Một ý định bất chợt lóe lên trong đầu, tôi muốn tự tử, tôi không muốn sống nữa!

Ngày hôm sau sau khi ăn sáng, lần đầu tiên trong đời tôi bỏ học. Lững tha lững thững như con búp bê vô hồn đi tới tiệm thuốc mua một lọ thuốc ngủ, tôi đã nói dối là mua cho mẹ. Ông chủ bảo thuốc này không thể bán cho trẻ em, nhất quyết bảo tôi gọi mẹ đến.

Tôi đi đến một cửa hàng khác tìm mua dây thừng, quyết định sẽ đi tới con sông trong thành phố rồi nhảy xuống hoặc đi vào một khu rừng nhỏ gần sông để treo cổ.

Ôm lấy chiếc lan can lạnh lẽo, nhìn nước sông chảy cuồn cuộn, tưởng tượng cảnh khi gieo mình xuống dưới đó, nước sẽ từ từ tràn hết vào tai, mắt, mũi, miệng rồi nhấn chìm thân thể bé nhỏ này xuống dưới đáy sâu thăm thẳm, tôi rất sợ.

Đi xuống cầu, hai tay nắm chặt dây thừng, tôi rẽ hướng đi vào con đường mòn dẫn vào rừng. Chờ đến khi sắc trời đã biến thành màn đêm đen vô tận, tôi ném sợi dây lên nhánh cây nhưng mọi hành động của tôi lại bị một ông lão phát hiện được, ông ấy cướp lấy dây thừng, kéo tay tôi đi ra khỏi rừng cây, ‘Về nhà đi, bố mẹ cháu còn đang chờ cháu về ăn cơm đấy.”

Mọi chuyện không thành, cuối cùng tôi chỉ có thể bắt xe buýt về nhà. Lúc đó đã chín giờ tối, trên xe chẳng còn một bóng người, trong lòng tôi khổ sở tột cùng, tim đau đến nghẹt thở, “Muốn chết cũng khó như vậy sao?”

Hôm ấy, tôi cứ nghĩ mình sẽ bị một trận no đòn. Nhưng không, tất cả đều không hề xảy ra, mẹ tôi tới và ôm tôi thật chặt. Còn bố của tôi, người lúc nào cũng trăm công nghìn việc bây giờ lại đang ngồi ngoài phòng khách hút thuốc, thỉnh thoảng lại phát ra tiếng thở dài, tôi nghe mà lòng quặn thắt.

Họ hỏi tôi rất nhiều nhưng tôi chỉ lặp đi lặp lại một câu duy nhất: “Con không muốn đi học.”

Hôm sau, mẹ tôi đã mua một ít đồ và lấy mấy tấm phiếu giảm giá tới trường đưa cho cô Chương, kính nhờ cô chăm sóc tôi nhiều hơn. Cuộc sống của tôi sau đó cũng tốt hơn. Còn căn phòng kho trên tầng thượng kia, tôi thề vĩnh viễn sẽ không bước vào đó lần nào nữa.

Bốn.

Trong lớp tổng cộng có sáu mươi học sinh, có hai bạn nữ khác là Dương Phương và Ngô Tuệ cũng cao như tôi, chúng tôi là bộ ba cao nhất lớp, cũng dậy thì sớm hơn bạn đồng trang lứa rất nhiều.

Dương Phương cao hơn tôi 1cm, nhà bạn ấy nghèo, bố gặp tai nạn phải nằm liệt giường, còn mẹ là y tá nhỏ trong một bệnh viện. Sau giờ học, bạn ấy sẽ chăm sóc rửa ráy và đút cơm cho bố ăn.

Mỗi lần phát vở bài tập, cô Chương đều sẽ lấy vở của Dương Phương, giọng the thé cất lên đặc biệt chói tai: “Dương Phương, mỗi lần em làm bài tập đều không rửa tay à? Đúng là ngu xuẩn!” Rồi tiện tay ném luôn cuốn vở vào thùng rác gần đó. Dương Phương cúi đầu, nhặt nó lên trong tiếng cười vang của các học sinh khác.

Cô Chương tiếp tục nói: “Tôi nghe bảo mỗi ngày em đều phải lau rửa thân thể cho bố mình, như vậy cũng có thể gọi là phục vụ đàn ông nhỉ? Tôi thấy em rất có tiềm năng đấy, thế thì còn cần đến trường làm gì nữa.”

Tôi trầm mặc, chẳng có gì đáng buồn cười vì nhìn Dương Phương tôi như thấy được hình ảnh chật vật trước kia của chính mình.

Vẻ ngoài của Dương Phương cũng được coi là xinh đẹp thanh tú, nhưng lại không quá chú ý đến việc ăn mặc. Trừ đồng phục học sinh ra thì chỉ có ba bộ quần áo, mùa xuân và mùa thu dùng một bộ. Những ngày trời lạnh, bạn ấy vẫn mặc áo ngắn tay, thậm chí cũng không mặc thêm áo khoác làm hai đầu ng** càng nhô ra rõ ràng.

Bọn nam sinh thường hay vây quanh Dương Phương, đồng thanh hát: “Trong làng có cô gái tên là Dương Phương, vừa xấu xí lại còn yếu ớt, giống như một con rùa lù khù đần độn, bím tóc lộn xộn bẩn thỉu…” Hoặc là: “Dương Phương cao lớn vạm vỡ, thành tích tệ hại phải đi bán t.h.â.n!

Có vài người còn cầm lấy bút chì chọc mạnh vào ngực của Dương Phương, bạn ấy chỉ biết ôm chặt ngực gục mặt xuống bàn.

Lý Cương xách một cái xô đựng đồ bẩn đổ hết xuống người Dương Phương, bắt chước giọng điệu của cô Chương: “Với bộ dạng này của cậu thì sao có thể đi phục vụ đàn ông được đây, haizzz…”

Tóc của Dương Phương ướt nhẹp, bốc mùi tanh tanh như rong biển vừa mới được vớt lên. Tôi thấy trong mắt bạn ấy là căm hận sâu đậm. không nói hai lời đứng dậy xông về phía Lý Cương, bắt đầu cuộc ẩu đả.

Những xấu hổ, nhục nhã mà Dương Phương phải chịu đựng suốt những ngày qua ngay lúc này đây như bị bộc phát, điên cuồng đấm đá lên người Lý Cương, nhìn qua thì bạn ấy hoàn toàn áp đảo, nắm chắc phần thắng trong tay. Không may, ngay lúc này cô Chương lại tới kiểm tra lớp học.

“Các em đang làm cái gì thế?!”

“Thưa cô, cậu ấy nói em ra ngoài bán…” Dương Phương bụm miệng, nức nở nói.

Phòng học lặng như tờ, sự khinh miệt ghét bỏ hiện rõ lên gương mặt cô giáo, cô chẳng nói chẳng rằng xoay người ra khỏi lớp, chính điều này càng khiến các nam sinh thêm kiêu căng phách lối.

Quần áo của Dương Phương thường xuyên bị vẩy mực vào, trong giờ thủ công, có người còn lấy kéo để cắt tóc bạn ấy, quá đáng hơn là lấy dao nhỏ cạo vào cánh tay và viết chi chít những từ tục tĩu như “c.h.ó c.á.i, g.á.i đ.i.ế.m” lên một tờ giấy rồi dán sau lưng Dương Phương.

Có người âm thầm bàn tán về cơ thể của Dương Phương, đặc biệt là đầu ng** của bạn ấy, họ đều thắc mắc không biết đó là cái gì mà lại nhô lên như vậy. Vài người suy đoán cái đó là biểu tượng của sự trong trắng, Nhưng có một điều tôi hiểu rất rõ, một cô bé trưởng thành trong hoàn cảnh như Dương Phương, chắc chắn không có đủ kiến thức về tuổi dậy thì, càng không biết cách ăn mặc để che lại cơ thể phát triển đột ngột của mình.

Vì nhà khá gần nhau nên hai chúng tôi thường một trước một sau trở về. Tôi để ý mỗi lần về gần đến cửa nhà là bạn ấy sẽ đứng lại sửa sang quần áo, dùng ống tay áo che kín vết thương trên cánh tay. Khi thấy ánh mắt chăm chú của tôi, bạn ấy bắt đầu luống cuống, cúi đầu bất lực, sau đó đưa ngón trỏ đặt lên miệng ý bảo “Giữ im lặng”.

Tôi hiểu ý gật gật đầu, nghĩ thầm: Nếu như kể hết chuyện này cho bố mẹ Dương Phương, có phải bọn họ cũng sẽ giống bố mẹ mình nói rằng “tại sao không đánh chết mày đi?” luôn không?

Tôi từng thấy các phụ huynh khác tới trường, tất cả bọn họ đều cười rất vui vẻ mỗi khi trò chuyện với giáo viên. Trường của tôi là trường tiểu học trọng điểm trong một thành phố hạng ba ở Hà Nam. Một nơi nhỏ bé thế này, điều kiện giáo dục vân còn nhiều hạn chế, vì thế không có nhiều giáo viên giỏi và những môi trường học tập tốt hơn, nên chẳng có gì khó hiểu khi cô Chương – một giáo viên tại ngôi trường “tốt nhất” ở đây – lại luôn kiêu căng, muốn làm gì thì làm như vậy.

Năm.

Ngô Tuệ không thể chịu nổi cái dáng vẻ phách lối của cô Chương. Hoàn cảnh gia đình của bạn ấy rất tốt, mẹ làm việc ở Quảng Châu, thỉnh thoảng sẽ lái một chiếc xe ô tô màu đỏ loại nhỏ đón con gái tan học. Mẹ bạn ấy nhuộm tóc thành màu vàng chóe, đeo một cái kính râm lớn che đi gần hết khuôn mặt xinh đẹp. Người phụ nữ này có vẻ rất yêu cái đẹp, vì thế nên nhìn Ngô Tuệ lúc nào cũng giống mẹ mình, lộng lẫy như một nàng công chúa.

Quần áo sành điệu, hợp “mốt” làm nổi bật vóc người thiếu nữ trổ mã duyên dáng thướt tha của Ngô Tuệ, điều này hiển nhiên là không được cô Chương cho phép.

Vào tiết tự học buổi sáng, tôi thì thầm với bạn ấy: “Bảo mẹ cậu đến trường một chuyến đi.”

“Mẹ tớ không rảnh!” Ngô Tuệ lười biếng trả lời, cũng không buồn nhìn cô giáo đứng bên cạnh.

Cô Chương giơ tay lên chuẩn bị đánh, Ngô Tuệ bất đắc dĩ phải đứng dậy, ngẩng đầu lên nhìn.

“Cô cũng muốn đánh em như đánh các bạn khác ạ?”

Tôi âm thầm chảy mồ hôi, lén lút nhéo Ngô Tuệ một cái. Cô Chương hình như không ngờ tới sẽ có học sinh ăn nói hỗn láo như vậy với mình, cuối cùng chỉ nói một câu: “Sớm hay muộn thì em cũng giống như mẹ của mình thôi.”

Cả phòng học xôn xao, các học sinh rì rầm truyền tai nhau tin tức “nóng hổi”. Tôi nghe thấy bọn họ nói mẹ Ngô Tuệ là ca sĩ, nói khó nghe hơn thì là một con hát, dựa vào nhan sắc để kiếm tiền, còn Ngô Tuệ sau này chính là “người nối nghiệp “ của mẹ mình.

Nam sinh được cô Chương yêu thích nhất lớp đứng lên lớn giọng nói: “Ngô Tuệ thật đáng thương quá đi, tớ không có tiền, cậu cầm đỡ năm tệ này nhé.”

Lý Cương cũng móc trong túi mình ra mấy tờ tiền lẻ ném lên bàn Ngô Tuệ: “Tới đây, cởi quần áo ra.”

Ngô Tuệ không phải là đứa trẻ dễ bắt nạt, bạn ấy xông lên phía trước và ghì chặt lấy cổ Lý Cương khiến cậu ta la oai oái. Kể từ lần đó, các nam sinh khác cũng biết điều hơn rất nhiều.

Cô Chương cảm thấy Ngô Tuệ không dễ chọc nên đành buông tay, mỗi lần đến lớp dạy đều xem bạn ấy như người vô hình không hề tồn tại trong lớp.

Đới với Ngô Tuệ, tôi chỉ thấy đây là một cô bé trầm tính, ít nói chuyện giao lưu với người khác. Tuy nhiên cho đến một ngày, tôi bất ngờ đụng phải Ngô Tuệ đi trên đường, khuôn mặt của bạn ấy giàn giụa nước mắt, trông vô cùng đáng thương. Hôm ấy chúng tôi đã nói rất nhiều chuyện, bạn ấy nói với tôi bằng giọng kiên quyết: “Chờ đến khi tốt nghiệp lớp sáu tớ sẽ không đến trường nữa, tớ muốn đến Quảng Châu làm việc.”

Có lẽ là vì “cùng cảnh ngộ”, tôi, Dương Phương và Ngô Tuệ dần trở nên thân thiết với nhau. Cùng nhau đi học, cùng nhau về nhà, lâu lâu tôi sẽ mời hai người bạn đi ăn ở mấy xe đồ ăn vặt ven đường, Ngô Tuệ cũng sẽ dẫn tôi với Dương Phương đến nhà bạn ấy chơi búp bê Barbie, còn mời chúng tôi khiêu vũ trên thảm.

Cô Chương luôn tỏ rõ thái độ khinh thường của mình với những bạn học sinh gia cảnh khó khăn, ngược lại đặc biệt yêu thích những đứa trẻ có thành tích tốt và tất nhiên phải giàu có.

Mỗi khi “dạy dỗ”, cô ấy luôn miệng bắt chúng tôi nói bố mẹ tới tặng quà cho cô và đưa ra hàng đống lý do để biện minh cho cái yêu cầu có phần quá đáng này.

Quan hệ của cô Chương với các giáo viên trong trường rất tệ, thỉnh thoảng lại gây chuyện cãi nhau với các cô giáo khác. Người bạn cùng bàn với tôi bảo là: “Cô Chương chắc chắn sẽ hành hạ chúng ta cho hả giận.”

Cứ thế, lớp năm của tôi kết thúc trong sợ hãi và hỗn loạn.

Sáu.

Nếu như nói Chương Mẫn là “thảm họa từ trên đầu rớt xuống” thì thầy Chu – giáo viên lớp sáu của chúng tôi phải được gọi là “Bỉ cực thái lai” (Ý nói vận tới chỗ cùng cực thì vận thông đến. Khổ hết lại sướng, rủi hết lại đến may.)

Thầy Chu vừa tốt nghiệp đại học, hôm đó thầy mặc một chiếc áo thể thao ngắn tay màu trắng, quần jean đã mặc đến bạc phếch, đôi mắt như quả bồ đào trong vắt, khóe môi lúc nào cũng khẽ nhếch lên như đang cười.

Tiết dạy thứ nhất, thầy ôm một thùng giấy đến và yêu cầu mọi người bỏ phiếu, chọn ra tám bạn học hoạt ngôn nhất.

Những tưởng những bạn này sẽ bị trách phạt nhưng không, thầy Chu chia tám bạn thành hai nhóm và tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tranh luận, một bên là phe ủng hộ và bên còn lại là phe phản đối.

Sau tiết làm văn đầu tiên, thầy Chu đã khen ngợi tôi là học sinh có tiềm năng nhất mà thầy từng gặp và phân tôi vào làm người phát ngôn tổng kết lại các ý kiến của phe phản đối, còn thầy cũng làm nhiệm vụ này ở phe ủng hộ. Các bạn học đều nhìn chằm chằm vào tôi, nhưng đã không còn là những ánh mắt tràn ngập ác ý như trước nữa.

Chủ đề chính của cuộc tranh luận là: Cha mẹ mắng chửi con cái thì lợi nhiều hơn hay hại nhiều hơn? Phe ủng hộ cho là “lợi nhiều hơn hại”, phe phản đối lại nói rằng “xấu nhiều hơn tốt”.

Cuộc tranh luận diễn ra vô cùng kịch tính, các tuyển thủ tranh cãi đến đỏ mặt tía tai, tay khua qua khua lại giống như chém hoa quả, nhưng toàn bộ quá trình đã mang đến cho học sinh những trận cười hết sức vui vẻ.

Khi tiết học sắp kết thúc, thầy Chu đưa ra tổng kết: “Thầy cho rằng cha mẹ mắng con cái là lợi nhiều hơn hại, các cụ ta có câu:”Không đánh thì không thể nên người…”.

“Phản đối!” Tôi đứng bật dậy, hít một hơi thật sâu rồi nói: “Nếu đánh một đứa trẻ mà có thể khiến nó thành tài thì còn đưa nó tới trường học để làm gì? Ở nhà đánh nó không phải đã đủ rồi ư?”

Cả lớp lúc này vỗ tay như sấm, những biệt danh như “người khổng lồ” hay “ngực lớn” mà mọi người đặt cho tôi đã hoàn toàn biến mất khỏi lớp học này.

Thầy Chu bổ nhiệm cho Dương Phương chức “Tổ trưởng lao động”, phụ trách kiểm tra vệ sinh và trật tự của lớp khi sinh hoạt ngoài sân.

Nhờ đó, quần áo của Dương Phương cũng sạch sẽ hơn, dải băng đỏ đeo trên tay vừa vặn che đi những vết thương xấu xí.

Thầy Chu cũng phân cho Ngô Tuệ chức “Ủy viên kỷ luật”, đây là vị trí rất quan trọng, có thể nói sau này bạn ấy sẽ là một cánh tay đắc lực của giáo viên. Ngô Tuệ không còn trang điểm như trước nữa, mái tóc lúc nào cũng xõa tung trên vai nay đã buộc thành kiểu đuôi ngựa trong sáng gọn gàng, ngay cả thành tích học tập cũng khá hơn rất nhiều.

Vì có thầy Chu, tôi mới dần dần cảm thấy trường học không còn đáng sợ nữa.

Bảy.

Sau kỳ thi tốt nghiệp, cả ba chúng tôi đều nhận được kết quả tốt và quyết định nộp hồ sơ vào cùng một trường cấp hai, ngay cả cấp ba và khi đã lên đến đại học, ba đứa vẫn không hề tách ra mà vẫn thân thiết như ngày nào.

Chớp mắt một cái đã qua mười năm, Dương Phương trở thành y tá của một bệnh viện công lập nổi tiếng trong thành phố, Ngô Tuệ thì tự lập ra một công ty chuyên tổ chức tiệc cưới.

Cách đây không lâu, cả ba chúng tôi có dịp hội ngộ tại hôn lễ của Dương Phương. Khoác lên mình chiếc váy cưới trắng tinh xinh đẹp như một thiên sứ, cô bé yếu ớt năm xưa nay đã tìm được bến đỗ hạnh phúc cho mình. Người bố gầy gò của Dương Phương ngồi trên xe lăn, bên cạnh là người mẹ đang rưng rưng nước mắt, nở nụ cười mãn nguyện. Mọi thứ trong lễ cưới này chính là do công ty của Ngô Tuệ sắp xếp.

Tôi và Ngô Tuệ ngồi ở bàn dành cho bạn thân của cô dâu, tình cờ gặp lại thầy Chu và chúng tôi đã hàn huyên tâm sự rất vui vẻ. Ngô Tuệ kể rằng bây giờ thầy đã là Phó hiệu trưởng của ngôi trường tiểu học mà đối với tôi nó đã từng là những cơn ác mộng trong suốt năm học lớp năm. Thầy cũng có con gái, một cô bé mười bốn tuổi thông minh và đáng yêu, tôi chưa từng gặp nhưng biết chắc rằng cô bé ấy rất hạnh phúc vì có người bố như thầy Chu.

Tôi quay sang hỏi Ngô Tuệ: “Cậu còn nhớ người phụ nữ họ Chương, chủ nhiệm lớp năm của chúng ta không?”

Ngô Tuệ nhấp một ngụm rượu vang đỏ: “Thành thật mà nói, nếu thầy Chu không đến, cô ta sẽ tiếp tục là giáo viên chủ nhiệm của chúng ta hết năm lớp sáu luôn. Nếu là như vậy thì tớ sẽ không thể lên được đại học, càng đừng nói đến chuyện mở công ty như bây giờ.”

Ngô Tuệ ngẩng đầu nhìn tôi rồi hỏi: “Cậu có biết tại sao người phụ nữ ấy luôn nhắm vào chúng ta không?”

Chưa chờ tôi mở lời thì cô ấy đã nói: “Chồng cô ta làm việc trong đoàn kịch, nhưng lại gian díu với một cô đào chân dài trong đó rồi đệ đơn ly dị với vợ. Cô nàng chân dài kia là bạn học của dì tớ, cao đến 1m70. Như vậy có thể hiểu nguyên nhân tại sao Chương Mẫn đó lại ghét những nữ sinh có vóc dáng cao ráo xinh đẹp.như vậy. Âu cũng là do bóng ma tâm lý mà người chồng kia để lại quá nặng nề.”

Đối với lời giải thích này, tôi không thể nói rõ là đúng hay sai. Trong trí nhớ của tôi, cô Chương lúc nào cũng đeo đôi giày cao gót mười phân, mỗi lần xuống cầu thang thì đều phải vịn chặt lan can, khom người cẩn thận bước từng bước.

Cho đến tận lúc hai mươi tuổi tôi mới phát hiện ra một điều, đó là phụ nữ, bất kể đẹp hay xấu, cao hay lùn, ngực lép hay ngực to đều bị mê hoặc bởi những đôi giày cao lênh khênh có thể khiến họ vồ ếch bất cứ lúc nào.

Ngô Tuệ nói: “Thật muốn đi tìm họ Chương đó đánh nhau một trận.”

Tôi vội khuyên can: “Người ta cũng đã năm mươi mấy rồi, sao có thể chịu được sức của thanh niên như cậu chứ?”

“Lớn tuổi thì mọi lỗi lầm đều được tha thứ à? Còn những thứ tồi tệ khủng khiếp mà chúng ta đã phải trải qua thì tính như nào, lấy cái gì để đền bù đây?” Nhận ra bản thân mình đã quá kích động, Ngô Tuệ thôi không nói gì nữa.

Tôi hỏi tình hình hiện tại của cô Chương, bạn ấy lắc đầu: “Cô ta bị điều đến các trường khác, tuy nhiên hoàn cảnh ở những nơi đó rất lộn xộn, năm ngoái còn bị phê bình nặng nề từ cấp trên.”

__________

Trong những năm đi học, những nữ sinh phát triển sớm về chiều cao lẫn ngoại hình thường thu hút rất nhiều sự chú ý. Đó không chỉ là sự ghen tị của những bạn cùng trang lứa mà việc “trổ mã” sớm như vậy sẽ khiến mọi người nảy sinh ác ý.

Ở câu chuyện này, người thực hiện hành vi bạo lực, xúc phạm thân thể lại chính là một người phụ nữ. Hành vi này không chỉ làm tổn hại về mặt thể xác lẫn tinh thần mà còn khiến con người chúng ta dần trở nên xa cách nhau.

Ý kiến của bạn thế nào? Bạn đã từng trải qua những điều đáng sợ thế này bao giờ chưa?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *