Một hôm, con trai tôi bị viêm phế quản, tôi đưa cháu đi khám ở bệnh viện Nhi. Sau khi được bác sỹ khám xong và bước ra khỏi phòng khám, chợt nghe thấy một tiếng gầm giận dữ từ phía sau lưng, “Sao mày lại nhổ cơm trên sàn thế?”
Giọng nói quá lớn khiến con trai tôi bị dọa sợ, trong lòng tôi cũng nghĩ, sao có thể quát mắng con mình to tiếng như vậy, cứ bình tĩnh nói chuyện là được mà.
Quay đầu lại nhìn tôi rất kinh ngạc, trên xe đẩy trẻ em có một cậu bé, nhìn qua ít nhất cũng phải 10 tuổi, ngồi trong xe đẩy vô cùng chật chội.
Trước tiếng quát của mẹ, cậu bé ngoảnh mặt làm ngơ, ngửa đầu cười khúc khích chảy nước miếng, có lẽ là đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Mẹ cậu bé chắc hẳn chưa đến 40 tuổi, dáng người gầy yếu, khóe mắt có vết chân chim.
Trông cô ấy gần như suy sụp, “Con muốn mẹ phải làm sao? Mẹ phải chăm sóc con, không thể đi làm, không rời nửa bước, bác sĩ nào cũng khám rồi, con vẫn không khá lên, mẹ phải làm sao…” Càng nói, giọng càng nhỏ dần và rồi ngồi xổm xuống khóc nức nở.
Con trai kéo tay áo tôi: “Dì đó thật đáng thương, phải làm sao đây?”
Lồng ngực tôi như bị bóp nghẹt, bối rối không biết làm sao, đứng yên tại chỗ.
Lúc này, người mẹ mới thôi nức nở, đứng dậy lau nước mắt, kìm nén đau thương, giọng nói trở nên nhẹ nhàng: “Con yêu, không ăn cơm không được, mẹ lại đút tiếp cho con ăn, không được nhổ ra nữa, con gầy quá rồi.”
Người nhà bệnh nhân đi tới đi lui, hết thảy trở lại như bình thường, bé trai vẫn cười chảy nước miếng, người mẹ vẫn chẳng ngại phiền phức tiếp tục bón cho cậu ăn, dường như sự suy sụp ban nãy chưa hề xảy ra.
Tôi cũng không có cách nào cũng không tiện quấy rầy, bế con rời đi.
Sau này, mỗi lần đến bệnh viện nhi, tôi đều không khỏi nhìn về phía nơi đó, thầm nghĩ, nếu như ông trời thỉnh thoảng nhìn xuống nhân gian, có thể dành ít thời gian để yêu thương hai mẹ con này, dù chỉ một chút thôi.
_____________
Xem câu trả lời của một người về lý do tại sao họ không đưa tiền cho người ăn xin.
Có một bà cụ bày quầy hàng ở lối vào tàu điện ngầm, tuổi đã cao, già yếu lọm khọm.
Hằng ngày đều sẽ bày hàng bán mấy đồ dùng sinh hoạt hằng ngày rất rẻ và vặt vãnh như kim chỉ, khuy áo,…từ sáng đến tối.
Một ngày nọ, vừa hay tôi cần mua chỉ, mua một cuộn chỉ có giá 5 mao (1800 đồng) ở sạp của bà cụ.
Khi tôi chuẩn bị đứng dậy và rời đi, một người ăn xin bước đến, đung đưa chiếc cốc giấy trên tay và xin tiền.
Lúc đó tôi thuận tay lấy tờ 1 tệ lẻ( 3600 đồng) vừa được thối lại bỏ vào trong cốc giấy.
Sau đó, tôi nhìn thấy ánh mắt khổ sở của bà cụ bán hàng, đó là ánh mắt mà cả đời này tôi không thể nào quên được.
Bà vì kiếm kế sinh nhai mà vất vả bày sạp, một ngày cũng chỉ kiếm được mấy đồng. Nhưng người ăn xin đáng tuổi con bà lại chẳng cần làm gì, duỗi tay là có thể thoải mái kiếm được rất nhiều tiền.
Ánh mắt đó hẳn chứa đựng sự tủi thân, bất công, thất vọng và khổ sở. Không cho tiền ăn xin là tôn trọng những người hằng ngày vẫn cắn răng kiên trì dù cuộc sống đầy khó khăn.