Trực giác là một cái gì đó khó nhằn để có thể nghiên cứu. Thậm chí định nghĩa về nó cũng chẳng dễ dàng gì. Nó không hẳn là sự sáng suốt, khi một giải pháp hoặc vài kiến thức lóe lên trong đầu bạn. Nó giống giác quan thứ sáu hơn, hoặc có thể gọi nó là cảm giác – một khuynh hướng mà bạn không thể lý giải nhưng dường như rất đáng tin.
Một vài nhà nghiên cứu về trực giác đã tìm ra những cách không chỉ có thể nắm bắt được trực giác của con người, mà còn làm sáng tỏ cách hoạt động bên trong của nó.
Trong nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Nature Scientific Reports, một nhóm các nhà khoa học đã quay một loại video ngắn. Trong mỗi video, một người ẩn danh cầm chai nước đã đầy một nửa với ý định uống bằng chai hoặc đổ vào cốc.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho mọi người xem một đoạn clip được cắt từ video gốc. Mỗi clip sẽ kết thúc ở khoảnh khắc ngón tay của người ẩn danh chạm vào chai. Những người xem sẽ cố gắng dự đoán xem người trong video sẽ cầm lên uống hay sẽ đổ nó ra. Điều đáng chú ý là, dự đoán của họ vượt xa mức may rủi. Chỉ bằng việc xem bàn tay chạm vào chai, họ đã có thể linh cảm được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Cristina Becchio, Tiến sĩ, một trong những tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tâm lý học tại Viện Công nghệ Ý, cho biết: “Con người chắc chắn đã bị làm choáng ngợp bởi độ chính xác của họ. Sau thực nghiệm, những người tham gia thường thuật lại rằng họ chỉ đoán mò mà thôi”. Thậm chí khi con người cố gắng giải thích về suy đoán chính xác của họ, Becchio nói rằng những giải thích ấy không nhất quán và có xu hướng liên quan tới các dấu hiệu thị giác vô ích.
Kiến thức của con người là một khung cảnh rộng lớn và có những phần vẫn còn chìm trong tối. Phần lớn những gì chúng ta “biết” dường như nảy mầm từ những thứ nằm trong tối. Ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trực giác và những nguồn kiến thức kỳ lạ khác có thể gắn liền với các quá trình tiềm ẩn trong não.
“Trực giác có thể có được kiến thức sâu sắc mà chúng ta không thể giải phóng một cách có ý thức”
Trong khi ý tưởng về kiến thức nằm ở “bên ngoài vùng nhận thức có ý thức” có thể giống như nhà ngụy khoa học Freud, Patt cho rằng não bộ liên tục cảm nhận, quan sát, diễn giải và thực hiện các dạng khác của công việc “vô thức” hữu ích. Trong thực tế, một vài nhà thần kinh học đã kết luận rằng ý thức có thể đại diện cho một phần rất nhỏ đầu ra của não bộ.
“Trực giác”, Pratt nói, “có thể có được kiến thức sâu sắc mà chúng ta không thể giải phóng một cách có ý thức.”
Trong video-clip nghiên cứu, Becchio và các cộng sự của bà giải thích rằng rất nhiều tế bào thần kinh não giống nhau sẽ sáng lên bất cứ khi nào một người thể hiện hành động hoặc chỉ đơn thuần là quan sát người khác làm hành động đó. Có vẻ như một phần trong bộ não của người quan sát đang thực hiện những gì họ đang chứng kiến. Họ viết, điều này đôi khi được gọi là “hệ thống gương” của não. Và khi một người nhìn thấy bàn tay đang nắm lấy chiếc chai, các neuron và đường dẫn được kích hoạt bởi hệ thống gương này và có thể giúp người đó dự đoán ý định của người nắm chiếc chai.
Becchio cho biết đây có thể chỉ là một trong nhiều cách não bộ đưa ra các dự đoán hoặc các dạng của trực giác dựa trên thông tin nằm ngoài vùng nhận thức có ý thức của một người.
Pratt, giáo sư tại Đại học Boston, người đã dành rất nhiều thời gian làm việc cùng lính cứu hỏa – nghề nghiệp luôn đòi hỏi các quyết định được đưa ra trong tích tắc nhưng có tính quyết định sinh tử. Ông nói, “Tôi sẽ nói chuyện với lính cứu hỏa, những người rời khỏi ngôi nhà bốc cháy rực chỉ trong phút chốc trước khi căn nhà ấy đổ sụp, tôi sẽ hỏi họ làm thế nào mà họ biết khi nào thì cần rời đi – làm thế nào để đưa ra được quyết định đó – và họ thường trả lời rằng trực giác mách bảo họ khi nào cần phải rời đi”.
Trực giác này, ông nói, dường như xuất phát từ sự kết hợp giữa tri giác vô thức và kinh nghiệm trong quá khứ. Mỗi lần lính cứu hỏa bước vào trong tòa nhà đang cháy, một phần trong não bộ lính cứu hỏa đang chú ý tới các âm thanh, mùi, lượng khói và những thông tin cảm giác khác, đồng thời học cách kết nối các thông tin này với những kết quả tốt hoặc xấu. Trong khi tất cả những điều này diễn ra bên ngoài vùng nhận thức có ý thức của người lính cứu hỏa, nhưng nó vẫn gió phần giúp người lính có thể “cảm nhận” khi một tầng có thể sụp đổ.
Pratt nói rằng khi mọi người đưa ra quyết định, họ có xu hướng tin rằng có sự liên kết nghịch đảo giữa độ chính xác và tốc độ. Ông nói, “chúng tôi muốn nghiên cứu một vấn đề và sắp xếp tất cả các dữ liệu”, và trong nhiều tình huống – đặc biệt là những tình huống tồn tại những vấn đề có câu trả lời chính xác một cách khách quan – thì việc cân nhắc theo hướng dữ liệu là cách tốt nhất để đưa ra giải pháp.
Nhưng khi một người đối mặt với “các quyết định tự quyết” – về cơ bản, những quyết định trong đó có nhiều sự lựa chọn và có nhiều mức độ đúng hoặc sai – trực giác có thể giúp người đó đưa ra lựa chọn vừa nhanh vừa chính xác, ông nói. Công việc của Pratt đã khám phá các hoàn cảnh hoặc điều kiện mà trực giác có xu hướng nghiêng về tiền bạc. “Đầu tiên, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này,” ông nói.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience vào năm 2008 liên quan đến các video các cầu thủ bóng rổ ném phạt. Ngay cả trước khi bóng rời khỏi tay người ném, những người chơi bóng rổ chuyên nghiệp thường có thể dự đoán cú ném có thể vào rổ hay không. Dự đoán của họ có xu hướng chính xác nhiều hơn so với dự đoán của những người không phải là cầu thủ. Nói cách khác, kinh nghiệm của họ đã mách bảo cho trực giác của họ.
Pratt nói rằng hầu hết các môn thể thao, bao gồm cả cờ vua đều liên quan tới kiểu trực giác được sinh ra bởi kinh nghiệm này. Giống như việc một tiền vệ học cách “cảm nhận” áp lực từ những kỳ thủ cờ vây, một kỳ thủ cờ vua kỳ cựu có thể thực hiện một nước đi chính xác mà không cần phải vượt qua tất cả các kết quả có thể xảy ra trong đầu họ. Ông nói, “nếu bạn chơi đủ lâu, bạn sẽ cảm nhận được cái gì sẽ xảy ra và cái gì không”.
Bên cạnh kinh nghiệm, ông còn cho rằng độ nhanh, chính xác và kết quả mang lại chính là yếu tố thiết yếu để hình thành trực giác đáng tin cậy.
Để minh họa cho luận điểm này, ông so sánh công việc của một nhà tâm lý với công việc của một bác sĩ phẫu thuật. “Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt nhầm, máu sẽ phun ra. Loại kết quả mang lại này là tức thời, rõ ràng và liên quan trực tiếp tới kết quả của bệnh nhân, và do đó, theo thời gian điều này có thể giúp bác sỹ phẫu thuật phát triển trực giác chính xác về việc làm thế nào để thực hiện công việc của họ một cách tốt nhất. Nhưng nếu bạn là một nhà tâm lý học và bệnh nhân ngừng ghé qua chỗ bạn, đó có thể bởi vì họ đã trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn, mà nguyên nhân có thể do bạn hoặc do thứ gì đó khác.”, ông nói. “Kết quả mang lại mà bạn có được không tức thời hoặc không đáng tin, thì trực giác của bạn có thể bị đóng lại.”
Mặc dù những định hướng này có thể mang tính cung cấp kiến thức, song điều rút ra lớn nhất từ nghiên cứu trực giác dường như là linh cảm cũng thường xuyên sai giống như chúng thường đúng – và chúng có xu hướng đúng trong những tình huống khẩn cấp khi đứng giữa rất nhiều sự lưỡng lự hay phân tích dữ liệu không thực sự khả thi.
Pratt đề cập tới tình trạng dư thừa thông tin sai lệch đang bủa vây con người trên internet. Ông cũng nói về cách các website truyền thông xã hội và các kho thông tin khác – bằng cách đưa mọi người vào “buồng vang thông tin (echo chambers)” nơi có những người cùng suy nghĩ và hoàn cảnh – có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của một người và do đó đánh lừa trực giác của họ.
“Thông tin xấu được nạp vào thì thông tin xấu cũng sẽ được trả trở ra”, ông nói. “nếu bạn không có kinh nghiệm ở lĩnh vực liên quan hoặc bạn chưa được học hỏi trong môi trường phù hợp, trực giác của bạn sẽ không đáng tin cậy.”
