Khi mà xấu xí cũng tốt !! Nhà thiết kế và phong cách cá nhân

Trong Design as Art, tác giả Bruno Munari có rất nhiều điều để nói về sở thích cá nhân của các nhà thiết kế:

” Nếu một nhà thiết kế ưu tiên phong cách cá nhân của mình trước trong quá trình thiết kế, thì đó là một sự mâu thuẫn .

Không có cái gọi là phong cách cá nhân trong tác phẩm của một nhà thiết kế.

Ví dụ chúng ta đang thiết kế một sản phẩm, có thể là một chiếc đèn, một bộ radio, một thiết bị điện hay một vật thí nghiệm,… Thì mối quan tâm duy nhất của người thiết kế là đi đến giải pháp do chính sản phẩm đó, gợi ý và mục đích sử dụng của nó.

Do đó, những thứ khác nhau sẽ có các hình thức khác nhau, và những thứ này sẽ được xác định bởi các mục đích sử dụng khác nhau của chúng và các vật liệu và kỹ thuật khác nhau được sử dụng.”

Để nói rõ hơn, Munari không tranh cãi về một sản phẩm thiết kế nào đó cho cảm giác dễ chịu hay đẹp mắt về mặt thẩm mỹ. Anh ấy cho rằng, việc cảm thấy “tốt” hay không nằm ở người dùng, không phải nhà thiết kế.

Phong cách thiết kế cá nhân chỉ là một khía cạnh của chính chúng ta và mặc dù nó có thể mang lại kết quả cho công việc chúng ta yêu thích, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ gây được ấn tượng với khách hàng của chúng ta.

Braden Kowitz chia sẻ một ví dụ tuyệt vời về điều này. Trong thí nghiệm với một thiết kế đẹp, anh thiết kế lại trang web phiếu giảm giá cho người dùng săn hàng hiệu, anh ấy nhận thấy rằng nó hoàn toàn không được lòng người dùng, mặc dù có chức năng và khả năng sử dụng tuyệt vời.

Nhưng tại sao?

Tâm lý học có một số gợi ý.

Khi nói đến người khác, chúng ta thích những người củng cố cách chúng ta nhìn nhận về bản thân.

Có nghĩa là, nó không thực sự về người đó là ai, mà quan trọng là cách họ khiến chúng ta cảm nhận về bản thân và điều đó ảnh hưởng tới hình ảnh bản thân của chúng ta như thế nào.

Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho thiết kế: Người dùng nghĩ họ là ai và họ muốn trở thành ai?

Hãy nhìn lại trang web phiếu giảm giá đó: nó được tạo ra cho những người săn hàng hiệu. Những người săn hàng coi mình như những nhà thám hiểm, họ là Indiana Joneses của các giao dịch internet, đào bới và ngớ ngẩn để tìm ra giải thưởng vàng, một thủ thuật bí mật để tiết kiệm.

Kiểu chữ chỉn chu, biểu tượng hoàn hảo, những bảng màu hấp dẫn… Mặc dù đây là những công cụ mạnh mẽ để tạo nên một thiết kế tốt, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chúng không phải là thiết kế đẹp. Hình ảnh là kênh giao tiếp của chúng ta với khách hàng. Một khi chúng ta để sở thích cá nhân của mình bị ảnh hưởng, chúng ta nói một thứ ngôn ngữ khác và có nguy cơ truyền đạt sai thông tin.

Là nhà thiết kế, chúng ta sống để phục vụ người dùng và chúng ta cần cảm thấy thoải mái với việc tạo ra những thứ không nhất thiết phải sử dụng về mặt thẩm mỹ. Nếu việc tạo ra một thiết kế xấu xí sẽ giúp ích cho người dùng thì đó là điều chúng ta phải làm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *