“ Khi hơi thở hóa thinh không” là cuốn tự truyện của Paul Kalanithi về chặng đường làm bác sỹ của anh( với vai trò là một bác sỹ thần kinh), và chặng đường chiến đấu với căn bệnh Ung thư phổi ác tính ( với vai trò một bệnh nhân). Ngoài những gì mình đã biết về các bác sỹ, những chi tiết Paul kể trong cuốn sách làm mình xúc động mạnh mẽ. Có lúc đã phải thốt lên “ Sao cùng là con người mà họ lại bản lĩnh và giỏi giang đến thế?”. Khi mà với những người bình thường, có khi việc đưa ra một quyết định đơn giản, kiểu như hôm nay ăn gì, cuối tuần đi đâu, giữa TV LG và TV Samsung nên chọn cái nào, đã là khó khăn và ngta có xu hưởng đẩy sang cho người khác quyết định, thì các bác sỹ phải ra quyết định thật nhanh, thật chính xác, thậm chí sai lệch 1mm thôi cũng là thay đổi cả một cuộc đời. Ôi, còn gì khó khăn hơn việc mà quyết định của mình là cả sinh mệnh của người khác. Đọc cuốn sách, mình liên hệ đến nhiều việc khác đã xảy ra và dự luận thì nhảy bổ vào chỉ trích các bác sỹ. Ví dụ như việc bác sỹ mổ nhầm bên, cả một cộng đồng dậy song và thấy khó hiểu cho việc tại sao lại có thể nhầm bên được, đấy là điều mà đứa trẻ 3,4 tuổi còn có thể phân biệt?Hóa ra, bác sỹ phẫu thuật đòi hỏi phải thuận cả hai tay, vậy thì làm gì còn khái niệm bên nào bên phải, bên nào bên trái. Mình đã từng nghe kể về trường hợp bác sỹ phụ khoa không thể nhớ nổi mặt bệnh nhân, nhưng nếu dựa vào…bộ phận thăm khám thì nhớ ngay là bệnh nhân nào 😊. Lúc ấy còn nghĩ về cái gì đó rất là bệnh hoạn và không thể hiểu nổi, nhưng hóa ra nó là chứng prosopagnosia ( hội chứng mù mặt) mà không khó để bác sỹ có thể mắc phải. Hay như Paul nói “ Làm bác sỹ là trì hoãn sự hưởng thụ”, bởi thời gian học quá lâu, mà làm gì có khái niệm “ học xong”, luôn là “ học, học nữa, học mãi”. Mình bị ám ảnh bởi cái chết của Jeff, một đồng nghiệp thân thiết của Paul. Đọc những gì Paul viết sau khi Jeff qua đời, sao mình thấy giống với trường hợp của bs Lương ( và nhiều bác sỹ khác) quá đi:”
Chúng tôi mang trên mình một cái ách về trách nhiệm trọng đại. Cuộc sống của bệnh nhân và nhân diện của họ có thể nằm trong tay chúng tôi, song cái chết sẽ luôn chiến thắng. Cho dù bạn có hoàn hảo, nhưng nhân gian thì không. Bí kíp là bạn biết rằng cuộc đời này đã chơi gian, rằng bạn rồi sẽ thua, rằng đôi tay hay phán đoán của bạn sẽ sơ sẩy và dù vậy vẫn cẩn phải vật lộn để giành chiến thắng cho bệnh nhân của mình. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo, nhưng bạn có thể tin vào đường tiệm cận của những gì mình không ngừng hướng tới”. Đọc” Khi hơi thở hóa thinh không” thấy thêm thương, thêm yêu mến và thêm trân trọng các bác sỹ xung quanh mình. ( dù background đã là rất yêu quý nhá 😊 ), đúng là có những “ góc khuất”, chỉ nghe kể mà khó có thể hình dung ra công việc lại vất vả và hi sinh nhiều đến thế.
Đọc những trang Paul kể về chặng đường chiến đấu với Ung thư, lại là những cảm xúc khác, về sự mong manh của cuộc đời, về sự đổi thay của con người khi đối diện với cái chết. Có những cách ví von của Paul mà mình rất thích, nhận bản án Ung Thư, giống như thể bạn bị mất thẻ tín dụng mà phải học cách chi tiêu hạn hẹp với số tiền ít ỏi còn lại. Phải rồi, khi khỏe mạnh chúng ta hay nghĩ thời gian là vô tận, và chúng ta phung phí. Chỉ khi ta biết thời gian chúng ta còn lại ở cõi tạm này chẳng bao lâu nữa, ta phải học cách tiết kiệm tối ta, tính toán để xem với số ít ỏi đó sẽ làm được những gì mà với ta là ưu tiên, là quý giá và cần thiết. Thay vì oán trách số phận, Paul can đảm đối diện với bệnh tật. ( Nếu như đặt câu hỏi” tại sao lại là tôi?”, thì hãy trả lời “ Tại sao không phải là tôi?”- Bệnh tật xảy ra đến với bất kì ai, thay vì trốn tránh không dám đối diện, hãy “ Không dừng cho tới chết”. Ừ thì lý thuyết, biết là thế nhưng k phải ai cũng làm được? đọc những gì Paul viết, mới thấy những trải nghiệm và biến chuyển tâm lý Paul đã vượt qua chân thực hơn bất kì lời kể nào.
“Sống là gì, Anh kiếm tìm trong cái chết
Giờ nhận ra khi hơi thở hóa thinh không
Tên mới không hay, tên cũ không còn
Cho tới khi thời gian ngừng xác thể…”
Đoạn cuối của sách là những gì Lucy ( vợ Paul) viết cho chồng, mình sụt sùi mất 1 lúc vì tiếc nuối tình cảm của hai người, từ bạn học, đến vợ chồng, rồi thành chiến binh đồng cam cộng khổ trong cuộc chiến chống lại Ung thư. Paul mất, nhưng cuốn sách không kết thúc bi thương.Hhình ảnh cuối cùng đọng lại trong mình là sự lí lắc đáng yêu của con gái Candy và khuôn mặt bình an của Paul. Như Lucy viết:” Cuốn sách của Paul dạy chúng ta cách đối diện trọn vẹn với cái chết, cuốn sách mang theo sự gấp rút của cuộc đua vượt thời gian, Paul đã viết nó bằng vốn thời gian ít ỏi của mình”.
Túm lại là sau khi đọc xong “ Khi hơi thở hóa thinh không”, thấy yêu thương các bác sỹ như vẫn 🙂