Khi ghép mô, làm thế nào để các mạch máu ở mô ghép có thể tìm và kết nối được với mạch máu quanh đó??

Gần đây, tôi có ghép lợi, dùng mô liên kết ở vòm hàm trên để ghép vào nướu hàm dưới. Làm sao mà mô ghép lại có thể gắn kết được với nguồn máu? Tốn bao lâu để các mao mạch được nối lại, và cơ chế cụ thể nào giúp mạch máu tìm thấy nhau?

Cần một vài giai đoạn để mô ghép có thể được “nhập gia”.

Giai đoạn đầu tiên chính là kết sợi tơ huyết, tơ huyết đóng vai trò như một chất keo kết dính cho mô ghép. Tơ huyết là những gì có trong máu đông và nó tạo nên một tấm lưới giúp cầm máu.

Sau đó là quá trình hấp thụ huyết tương, tức là mô ghép “lấy về” những thứ nó cần từ vùng lân cận, nhưng đó chỉ là tạm thời trong vài ngày cho đến khi nó có thể thích nghi hơn thôi.

Sau đó là giai đoạn “xây cầu” và “thông đường”, trong quá trình này, những mạch máu mới được sinh ra (sự hình thành mạch máu mới là một topic lớn, hiểu đơn giản là các mô thiếu nguồn cấp máu, như mô thiếu máu cục bộ chẳng hạn, sẽ kích thích sinh ra các mạch máu mới để khắc phục tình hình. Những mạch máu mới này đi vào mô ghép hoặc kết nối với mạch máu trong mô đó (mô ghép có riêng mạch máu chỉ là đã bị đứt khi cắt mô đi thôi), giai đoạn này sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 cho đến khoảng 1 tuần.

Cuối cùng là giai đoạn tu sửa lại, giống như tên gọi của nó. Một vài quá trình vẫn tiếp tục được thực hiện trong hơn 1 tuần sau khi ghép, như là tiếp tục tái lưu thông máu và kết tơ huyết, nghĩa là một số số tế bào đặc biệt tạo sợi liên kết và các nguyên liệu khác đóng góp cho môi trường ngoại bào, thứ mà rất quan trọng cho chức năng bình thường của tế bào. Điều này giúp cho mô ghép có thể hòa hợp với môi trường mới.

>u/RyeKen (443 points)

Một bài tóm tắt đáng tin nè, tôi muốn được bổ sung thêm ít kiến thức cho những ai hứng thú. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK53238/

>u/goldratte (20 points)

Cảm ơn vì bài tóm tắt tuyệt vời nha. Ông có thể giải thích giúp tôi tại sao mô ghép lại có thể sống được đến 2 tuần mà không kết nối gì với nguồn máu và oxi?? Giả sử là có đủ oxi khuếch tán đến mô??

>>u/Menalaas (35 points)

Mô ghép không thể sống đến 2 tuần mà không được cung máu, chúng chỉ có thể tồn tại được vài ngày đầu nhờ vào cơ chế khuếch tán thôi, nhưng về sau thì mô ghép sẽ được duy trì nhờ sự hình thành những mạch máu mới. Đó là lý do tại sao những mảnh mô mỏng là lý tưởng, nếu không thì khuếch tán và tái lưu thông máu sẽ không diễn ra đúng cách đâu.

>>u/soaplife (27 points – x1 faith in humanity restored)

Bác sĩ phẫu thuật nà – có chút kiến thức cơ mà tôi không thực hiện các case ghép tạng nên có thể các thuật ngữ chưa được áp dụng chính xác cho lắm á.

Những gì ông đang nói phụ thuộc lớn vào độ dày của mảng mô mà ông đang thực hiện. Ghép da có độ dày tách ra rất mỏng (khoảng 1 phần trăm inch) và nó sống bằng dinh dưỡng khuếch tán qua nó. Điều này diễn ra dưới một số điều kiện đặc biệt và sự cẩn thận để đảm bảo sự tiếp xúc hoàn hảo với chỗ cần ghép của người nhận. Mọi kẽ hở đều dẫn đến mất mô ghép. Có rất nhiều nghiên cứu về độ khếch tán thực sự của oxi qua mô khi mà thiếu đi

các mạch máu chức năng. Nếu như mô ghép sống đủ lâu, nó sẽ gửi tín hiệu cần máu tới các mô xung quanh và các mạch máu mới sẽ mọc ra tại vị trí đó.

Ngược lại, một “vạt ghép tự do” sẽ bao gồm một mạch máu thực tế phải được gắn với mạch máu phía bên người nhận. Có nghĩa là bác sĩ phẫu thuật sẽ phải nối mạch máu thủ công. Cũng có một vài vạt ghép khác dùng để giữ mô của người hiến gắn liền với nguồn cấp máu ban đầu, sử dụng những công nghệ tiên tiến để chuyển vạt đó đến điểm nhận mà không gây tổn thương đến mạch máu chính. Trong những trường hợp này, nguồn cung cấp máu sẽ không bị lãng phí. Ví dụ như là khi tái tạo ngực, có thể tra vạt TRAM hoặc vạt DIEP.

T/N: theo như mình đọc thì DIEP flap là dùng một vạt gồm mô mỡ và da ở bụng để đắp vào ngực, thì những mô này đã có sẵn mạch máu rồi, khi chuyển lên ngực sẽ nối mạch máu ở mô ghép với động mạch, tĩnh mạch trên ngực. Khác với ghép da (do bỏng,…) thì sẽ để mô, da tự liên kết mạch máu. (Sai thì thôi nhá, hí)

>>>u/spooky_springfield (10 points)

Cảm ơn nhé, cơ mà vạt ghép là một mảnh thịt nhỏ hở ông??

>>>>u/sagard (43 points)

Vạt ghép là bất cứ mảng mô nào có nguồn cung máu riêng. Nó có thể có bất kì kích thước nào hay là bất kì loại mô nào.

Một mảnh mô vuông có 3 cạnh đã bị cắt và 1 cạnh vẫn còn gắn liền ư, đó là vạt ghép.

Một bó cơ có động mạch tĩnh mạch cấp máu cho ư, đó cũng là vạt ghép.

Một mảnh xương vẫn còn dính với mạch máu ư, đó là ghép nốt.

_____________________

u/TheTennisOne (191 points)

Theo như những gì tôi biết thì ban đầu, mô ghép được đặt và khâu vào chỗ ghép, mạch máu không được nối lại thủ công như bình thường, trong giai đoạn đầu của quá trình cấy ghép, lớp ngoài cùng của mô ghép sẽ bắt đầu hoại tử và các mô bên dưới bị viêm với một mạng lưới tơ huyết dưới nó. Điều này khiến máu tụ cả bể dưới mô ghép. Phần mô còn lại thì xung quanh mô toàn là huyết tương êi, ngâm mình trong biển máu để thẩm thấu bạch hồng cầu,.. từ da dẻ. Một thời gian sau, mô ghép lành lại bằng cách trở nên liền mạch với các mô bên dưới khi tình trạng viêm nhiễm đã giảm, biểu mô đã không còn là manh chiếu mới và tiếp tục tu sửa đến tận ngày thứ 28.

Tôi thì không phải là nha sĩ, cơ mà là sinh viên y năm 4. Mong là điều này có ích.

Edit: định dạng lại ý mà

>u/entheogenocide (24 points)

Tôi có một vạt ghép ở chân, nó được nối động mạch, tĩnh mạch thủ công. Bác sĩ tốn đến hàng giờ để làm thế. Mối liên kết yếu đến mức họ phải thả đỉa trên mô ghép để đẩy màu vào đó. 4 con đỉa mỗi 2 tiếng cho 2 tuần và 7 lần truyền máu… Cái kết là mảng mô vẫn ko qua khỏi và phải cắt đi, nhưng may mắn thay là vẫn còn đủ mô sinh ra dưới đó và tôi đã có thể lành lại với một vết lõm, hình nè (cảnh báo nsfw nha): https://imgur.com/a/WCIQP4r

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *