Khalid ibn al-Walid – Thiên tài chỉ huy kỵ binh bậc nhất lịch sử loài người

Khalid ibn al-Walid – Thiên tài chỉ huy kỵ binh bậc nhất lịch sử loài người

Sinh ra và lớn lên cùng nhà tiên tri Mohammad, (cháu gọi Mohammad bằng cậu) ông trở thành bạn chiến đấu của ngài và cầm quân đánh trăm trận trăm thắng.
Đặc biệt trong trận Mu’tah, trận chiến đầu tiên giữa người La Mã và người Hồi giáo. Khalid ibn Al-Walid đã chém gãy 9 thanh kiếm để giành chiến thắng trong trận chiến ác liệt này. Danh hiệu “Lưỡi gươm của Allah” theo ông từ đây.
Trong đời binh nghiệp của mình, ông được cho là đã giao chiến hơn trăm trận lớn nhỏ, kể cả đấu tay đôi và toàn thắng. Đánh tan tác 2 Đế quốc Byzantine (Đông La Mã), và Sassanid (Ba Tư) cùng các chư hầu, đồng minh của họ. Là một vị tướng bất khả chiến bại, bách chiến bách thắng, ông được xem là một trong những danh tướng vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Sau chiến thắng Ajnadayn (634), Khalid Ibn Walid, đã thành lập một lực lượng kỵ binh tinh nhuệ trực tiếp được ông giao nhiệm vụ đặc biệt, sử gia hồi giáo gọi là “Đội quân đánh tỉa” (Army of sharpeners). Họ được trang bị trường thương và kiếm. Dưới sự dẫn dắt tận tình của ông, kỵ binh Rashidun trở thành lực lượng kỵ binh hạng nhẹ tinh nhuệ nhất vùng Trung Đông.
Vào khoảng 1400 năm trước, về mặt lý thuyết, kỵ binh nhẹ khi mới vào trận chỉ là lực lượng dự bị, và chỉ được lệnh tấn công kẻ thù một khi chúng bị suy yếu bởi các cuộc tấn công liên tục của bộ binh. Tuy nhiên Khalid al-Walid không hề máy móc như vậy. Ông thường hay cử 1 cánh kỵ binh giả thua dụ kỵ binh địch truy đuổi mà tiện đó chia cắt kỵ binh với bộ binh địch. Trước khi lao vào càn quét, quân của ông sẽ bắn tên ra khiến hàng ngũ kẻ thù rối loạn, cung thủ bị tiêu diệt còn các khối bộ binh nặng của kẻ thù thì chia nhau ra phòng thủ. Kỵ binh sau đó sẽ tiến sang 2 bên sườn hoặc phối hợp cùng bộ binh bao vây quân địch, sau đó họ sẽ đánh tạt sườn hoặc tấn công vỗ mặt kẻ thù bằng đội hình mũi nhọn (wedge-shaped formation) tiêu diệt gọn chủ lực kẻ thù và chuẩn bị để diệt nốt các cánh kỵ binh địch còn lại đang mải mê truy bắt, mặc kệ đại quân sống chết ra sao. (hoặc tiến hành ngược lại)
Về mặt chiến lược, ông chia quân ra rất nhiều mặt trận khác nhau với số quân khác nhau, kẻ thù không thể đoán được đâu là đòn nghi binh, đâu là chủ lực của Khalid.
Độ cơ động được tận dụng đến mức tối đa khi thậm chí dùng cả những đàn lạc đà uống no nước để chở bộ binh vượt sa mạc đến các chiến trường quan trọng kịp thời rồi cho giết hết lạc đà để uống nước trong dạ dày chúng. Trong khi kẻ thù của mình phải đợi các đoàn xe hậu cần tiếp tế, các đạo kỵ binh A Rập thống trị các mặt trận, đầu độc các nguồn nước, tự do đi lại như bay để cướp bóc, giết hại dân chúng, binh lính đối phương. Nhiều binh lính kẻ thù tiến hành truy đuổi đều bị kỵ binh nhẹ Rashidun đón đánh, chia cắt, phục kích tiêu diệt. Có những cánh quân phải cởi giáp ra truy đuổi đã phải chịu cảnh chết đói chết khát giữa sa mạc.
Các chiến thuật sử dụng kỵ binh nhẹ của ông rất giống với người Mông Cổ sau này và khả năng ứng biến chiến lược ngang với các tướng lĩnh thế chiến thứ 2 hàng ngàn năm sau đó.
Với các lực lượng tấn công cơ động này, người Hồi giáo dễ dàng thống nhất toàn bộ bán đảo Ả Rập dưới quyền 1 vương triều Hồi Giáo (Caliphate). Sau khi Mohammad chết, ông đem quân tiến lên phía Bắc và tấn công tiêu diệt chư hầu Al-Hirah của Ba Tư, đồng thời đón đánh quân tiếp viện. Quân đội Sassanid thua tan tác để lại vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) màu mỡ, trù phú cho người A Rập. Thừa thắng, ông đánh sang phía tây, hủy diệt quân đội Đông La Mã đông gấp 4 lần trong trận Yarmouk rồi chiếm đóng vùng Syria và tiêu diệt chư hầu Ghassanid (Bắc A Rập) của Đông La Mã.
Nhờ có tài năng quân sự của ông mà các đô thành, vùng đất của 2 đế chế hùng mạnh Ba Tư và Đông La Mã lần lượt sụp đổ, buộc nhà Đường của Lý Thế Dân ở vùng viễn đông phải mở cửa đón người Hồi Giáo vào truyền đạo. Thế kỷ thứ 7 scn, Đế Quốc A Rập trở thành đế chế lớn mạnh nhất thế giới, mở đầu cho thế thống trị của Hồi Giáo trong 1000 năm tiếp đến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *