Tìm kiếm một mối quan hệ tốt thì không giống như đi mua nhà cho lắm.
Bạn sục sạo trên mấy trang web nhà đất, hoặc thuê một người môi giới bất động sản tìm cho mình vài căn – cảm giác giống như quẹt trái quẹt phải trên mấy app hẹn hò, hay nhờ bạn bè giới thiệu vậy.
Bạn có một danh sách dài để xem nhà (đi hẹn hò), và bạn muốn biết nhiều hơn là mấy cái hình chụp nội thất xịn sò bóng bẩy, nên cần phải dành thời gian tìm hiểu.
Bạn tìm kiếm những vấn đề trong kết cấu, dấu hiệu mối mọt, chỗ rò nước.
Bạn muốn biết người ta có đáng để tin cậy và sẵn sàng để yêu thương hay không, bất chấp những gánh nặng vẫn còn sót lại từ những mối quan hệ trước – tất cả những thứ đó thông qua những dấu hiệu và gợi ý mà họ thể hiện trong giai đoạn hai người làm quen với nhau
Lúc đi vòng quanh căn nhà, bạn hỏi chủ nhà một số thắc mắc. Nó được xây khi nào? Lò sưởi có hoạt động không? Lần cuối ông sửa lại chỗ dột trên nóc là lúc nào ấy nhỉ?
Em làm gì? Mối tình trước của em là lúc nào? Em đang sống tự lập, với bạn hay với ba má?
Bạn nhìn thẳng vào mắt cô ấy và cố đoán xem có điều gì người ta còn giấu hay không. Có cái gì đó ngăn bạn không đổ hết tất cả tâm sức vào đây, cho những hi vọng và mộng mơ đẹp nhất của mình.
Rồi bạn ngồi xuống để thương lượng.
Sớm thôi, bạn nhận ra rằng nếu bạn thèm muốn căn nhà đó càng nhiều, và bạn càng nôn nóng muốn chuyển vào bao nhiêu, thì cái giá bạn sẵn sàng trả sẽ càng cao.
Nếu bạn nhìn những bức tường trắng xung quanh và thấy chúng có màu hồng, hay nếu bạn bỏ qua những biển cảnh báo rằng sẽ có thứ gì đó rất dễ bị hỏng hóc, có thể là bạn đang ném tiền qua cửa sổ mà không hề hay biết.
Nhưng nếu bạn sẵn sàng bỏ qua một căn nhà tuyệt vời, đẹp đẽ, trừ khi nhận được một tthỏa thuận có lợi cho mình, thì lúc đó mới đáng để ngồi xuống nói chuyện về giá.
Điều tương tự cũng áp dụng với chuyện tình cảm: trừ khi bạn sẵn sàng ra đi mà “tay trắng”, không thì bạn sẽ chấp nhận bất cứ thỏa thuận gì mà đối phương đưa ra.
Những lời hẹn vào phút chót. Hàng tuần giời im lặng xong tự dưng xuất hiện từ hư không chỉ để “ứ ừ”. Sự do dự kéo-dài-mãi-mãi về việc có nên nghiêm túc hay chỉ “lớt phớt” vậy thôi. Bạn lúc nào cũng phải nhắn tin trước. Bày tỏ yêu thương này nọ lọ chai cho đến khi họ đã thỏa mãn rồi, thì lại quay ra lạnh lùng với bạn.
Đây là những kiểu thỏa thuận mà bạn sẽ nhận được khi chưa sẵn sàng để bỏ đi lúc mà những tiêu chuẩn của mình bắt đầu bị thử thách.
Đấy là khi bạn cố nới rộng cái ngân quỹ của mình cho một căn nhà không đáp ứng được những nhu cầu của bạn, thậm chí nó còn đang cần phải sửa chữa ngay lập tức, vì bạn quá tuyệt vọng để thay đổi những sắp xếp trong cuộc sống của mình.
Bởi vì bạn thà chấp nhận một cái thỏa thuận nửa-vời hơn là cố gắng cho đến khi có được một cái gì đó tốt hơn. Bạn để sự bất an đánh lừa rằng đây là lựa chọn duy nhất – nhất là khi bạn đang tìm kiếm cái giống như là “mãi mãi”.
Rất khó để bỏ đi. Thậm chí lắm khi còn làm trái tim vụn vỡ.
Nhưng khi bạn càng làm như thế nhiều lần, thì sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Bạn cố giữ những cái tiêu chuẩn của mình càng nhiều, thì sẽ càng ngày càng dễ dàng nhớ chúng ở lần tiếp theo. Và lần tiếp theo. Và lần tiếp theo nữa.
Bỏ qua những thỏa thuận không phù hợp với mình – bất kể rằng bạn muốn đến như nào – không giống như việc bạn dọa dẫm rằng mình sẽ bỏ đi.
Dọa bỏ đi sẽ khiến cho người ta nâng mấy cái thỏa thuận của họ lên, nhưng mà sự cải thiện đó có thể chỉ là trong thoáng chốc. Nó chỉ kéo dài chừng nào người ta vẫn còn lo sợ bạn sẽ bỏ đi mà thôi.
Dọa bỏ đi trong khi bạn thật sự không muốn là không ổn một tí nào, nó còn sinh ra sự lệ thuộc nữa.
Khi bạn chuẩn bị tinh thần để ra đi, bạn đặt bản thân mình lên trước. Bạn từ chối tất cả những thỏa thuận không tốt, với một sự bình an trong tâm trí khi biết rằng sẽ còn có thứ tốt hơn đâu đó ngoài kia – thực sự dành cho bạn.
Nó có nghĩa rằng bạn sẵn sàng đầu tư vào mối quan hệ này thật nhiều, và biết rõ những thứ đó có giá trị như thế nào.
————————
Htm.
Link:https://psiloveyou.xyz/if-you-want-a-good-relationship-be-ready-to-walk-away-ed698ab8cdaf
And that’s not the same as threatening to leave.