CUỐN SÁCH XỨNG ĐÁNG ĐỂ BẠN DÀNH THỜI GIAN ĐỌC

CUỐN SÁCH XỨNG ĐÁNG ĐỂ BẠN DÀNH THỜI GIAN ĐỌC

Có ba cách để thay đổi hành vi của một ai đấy. Một là áp đặt ý chí của bạn lên họ. Hai là cho họ làm những gì họ mong muốn. Ba là thỏa hiệp. Nhưng liệu đây có phải là những cách thực sự hữu dụng?

Để có thể hiểu rõ hơn được tâm lý hành vi của con người. Tại sao họ lại hành động như vậy? Những hành vi của ta là do ý chí hay kĩ năng mà ta đang sở hữu? Liệu có phải ta đang làm theo một khuôn mẫu nào đó?

Thấu hiểu hành vi, tâm lí con người cũng đi cùng việc phát triển và thay đổi bản thân, thay đổi cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Cuốn Sách Mọi Thứ Đều Có Thể Thay Đổi – Nghệ Thuật Đột Phá Tạo Nên Sự Khác Biệt của tác giả J.Stuart Ablon, Ph.D Sẽ đem đến cho bạn câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Vì tác giả của cuốn sách, Tiến Sĩ J.Stuart Ablon là một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên thấu hiểu và giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên và những người trưởng thành có hành vi sai lệch. Tác giả còn là giám đốc của tổ chức Think:Kids. Ông cũng là phó giáo sư và chủ tịch của tổ chức Thomas G.Stemberg. Ông cũng là người hướng dẫn các bậc cha mẹ, các chuyên gia giáo dục và bác sĩ lâm sàng, nhà quản lý, nhà lãnh đạo và trao đổi ý kiến với các trường đại học, các chương trình điều trị và các tổ chức trên khắp nơi trên thế giới về Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Thông Qua Hợp Tác (Collaborative Proble Solving – Cps)

Nội dung của quyển sách thì gồm có 7 chương. Chương 1 giới thiệu về một ý tưởng đột phá, đó là con người có thể cư xử đúng đắn nếu họ có khả năng làm vậy, chứ không đơn giản là vì họ có muốn hay không. Chương 2 cung cấp các bằng chứng khoa học cho thấy rằng trên thực tế, kỹ năng chứ không phải ý chí mới là yếu tố quyết định hành vi. Chương 3 xác định rằng phương pháp thưởng phạt gây hại nhiều hơn lợi và chất lên vai chúng ta một khoản phí khổng lồ. Chương 4 trình bày chi tiết Về kế hoạch B (Đây có lẽ là điểm sáng xuyên suốt cuốn sách) . Chương 5 nói về câu chuyện thành công của tác giả và đồng nghiệp khi ứng dụng phương pháp này cho các bậc phụ huynh, trường học và các tổ chức khác . Và chương 6, 7 đó là hướng dẫn của tác giả về kế hoạch B và phương pháp CPS để giúp đỡ đội nhóm làm việc hiệu quả cũng như là tạo sự kết nối chặt chẽ hơn trong gia đình và bạn bè.

Cuốn sách này là một cuốn sách phù hợp cho cả giáo viên, các bậc phụ huynh, học sinh muốn lý giải được tâm lý hành vi của con người từ đó được để thay đổi bản thân và xa hơn là thay đổi cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Luận điểm mà tác giả đề cập đến mình thấy rất hay đó là thái độ cư xử mềm mỏng đem lại hiệu quả hơn nhiều so với việc khó chịu, hắn học, áp đặt ý chí. Ví dụ như là việc bố mẹ bắt con cái phải học bài trong khi chúng lại chưa đủ kĩ năng để có thể tự học một mình. Sếp khiển trách nhân viên chỉ vì chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng sâu xa vấn đề là nhân viên đó chưa đủ kỹ năng để có thể giải quyết được công việc đó, ..v..v.. Tất nhiên là để có thể giải quyết được những điều này thì cần phải có thời gian lắng nghe, cảm thông với những mối quan tâm lo lắng của họ và từ đó tìm ra giải pháp giải quyết mà cả đôi bên đều cảm thấy hài lòng.

” Các nghiên cứu về thần kinh học trong nhiều thập kỉ cho thấy người ta cố tình cư xử không đúng không phải với mong muốn chống đối, gây chú ý hay đạt được mục đích nào đó. Họ họ cư xử tệ vì thiếu kỹ năng tư duy cần thiết.” Vậy để giải quyết xung đột vấn đề chính là ở kỹ năng chứ không phải ở ý chí. Chẳng hạn như việc cô giáo đình chỉ học sinh hay tới lớp muộn, không làm bài quá nhiều lần. Vì nếu không làm vậy thì cô sẽ không thể kiểm soát được lớp học. Bạn nghĩ có cách giải quyết khác?

Có một phương pháp khác để giải quyết vấn đề mà tác giả và đồng nghiệp đã dành hơn 15 năm nghiên cứu và hướng dẫn hàng chục nghìn người. Đó chính là Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Thông Qua Hợp Tác.

Hay dễ hiểu hơn, đó là bạn tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề cùng họ. Chẳng hạn như khi mà con gái không chịu học bài thì bố mẹ có thể ngồi xuống và lắng nghe để xem tại sao con lại không chịu học bài từ đó thì nhận biết được chính xác nguyên do và con trẻ cũng có thể xác định, lý giải, bày tỏ cảm xúc của mình. Và đồng thời thấy rằng bố mẹ đang lắng nghe và thấu hiểu mình. Từ đó thì con trẻ cũng có thể nhận biết được điều bạn mong muốn là gì, đồng thời bạn và có trẻ cũng có thể đưa ra một phương án giải quyết chung mà cả hai bên đều cảm thấy hài lòng.

” Bạn không thể xây dựng tư duy bằng cách thực hành một tuần một lần trong phòng thí nghiệm” mà ” bằng cách luyện tập trong các tình huống khó khăn thực tế.” Hay còn gọi là ” Sự căng thẳng tích cực.” Đúng vậy, nếu đó là một kỹ năng thì không thể nào bạn chỉ làm nó ở trong phòng thí nghiệm hoặc là bạn thực hành nó một vài lần. Mà bạn cần lập lại nó rất nhiều lần cho đến khi nó thành một phản xạ mà bạn không cần phải nghĩ nhiều về việc sử dụng chúng.

” Với liều lượng nhỏ lập đi lập lại trong một thời gian kéo dài sẽ tạo các đường dẫn truyền thần kinh mới trong não bộ.” Ví dụ như, thực hành bằng cách tham gia giải quyết vấn đề cùng ai đó. Điều này còn giúp cải thiện mối quan hệ với hàng xóm, họ hàng, vợ chồng, đồng nghiệp, cấp trên và những người khác. Không những vậy bạn còn biết cảm thông, khéo léo và ít áp đặt ý chí của mình lên người khác dù bạn có lợi thế hơn đối phương.

“Chúng ta Giải Quyết Vấn Đề trong cuộc sống bằng những Kỹ Năng mà ta có.” Chính vì vậy, hãy phát triển lối tư duy về vấn đề xung đột, giải quyết vấn đề và tinh thần kỷ luật. Từ đó xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh hơn trong cuộc sống.

Đây là một cuốn sách hay, nhưng có nhiều chỗ còn khá khó hiểu. Đòi hỏi bạn cần có một chút hiểu biết về vấn đề này và bạn không quá vội vàng trong việc đọc cuốn sách. Hãy đọc thật chậm và nghiền ngẫm để hiểu một cách rõ ràng những điều tác giả đề cập và từ đó áp dụng một cách chuẩn xác hơn.

Mong là bài review sương sương này hữu ích với các bạn. Nếu bạn đã đọc cuốn sách này, hãy cho mình biết cảm nhận của bạn dưới phần bình luận nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *