Hỏi: Tôi khá thông minh, nhưng tôi đang mất dần lòng nhiệt thành học tập và làm việc…

Tôi khá thông minh, nhưng tôi đang mất dần lòng nhiệt thành học tập và làm việc. Tôi ngày càng lười và dễ mất tập trung hơn. Tôi nên làm gì đây?

Tôi khá thông minh, nhưng tôi đang mất dần lòng nhiệt thành học tập và làm việc. Tôi ngày càng lười và dễ mất tập trung hơn. Tôi nên làm gì đây?

Trả lời: RN Sreenathan, Giáo sư dạy môn Khoa học thần kinh suốt 45 năm!

Ai nói bạn thông minh vậy?

Nếu bạn nghĩ bạn thông minh, phải chăng bạn cho rằng thông minh chính là có trí nhớ tốt, có khả năng xuất sắc trong việc nhắc lại những gì đã ghi nhớ?

Bạn tôi ơi, đấy không phải thông minh đâu. Đấy chỉ là khả năng lặp lại thông tin.

Chúng ta biết phần phía trước não bộ được gọi là vùng thùy trán, và nhiệm vụ của nó là phân tách, xử lý thông tin.
Người thông minh thật sự là những người có thể sử dụng phần não này để phân tích tuần tự một chuỗi sự cố có khả năng sẽ xảy ra nếu họ không làm việc chăm chỉ hay không đủ tập trung trên lớp.

Mặt khác, nhiều người trong số chúng ta sử dụng phần thùy viền (limbic lobe) để suy nghĩ về sự an toàn, niềm vui thú, và làm sao để không mắc bệnh. Rồi dần dần, chúng ta không thể dứt ra khỏi những suy nghĩ đó, khiến chúng ngày một sinh sôi nảy nở, phát triển thành một nỗi sợ hãi âm ỉ trong lòng. Sợ mất mát, sợ sức khỏe chẳng còn, sợ tình yêu ra đi, sợ phải lâm vào cảnh đói nghèo hay không còn hứng thú,…

Có lẽ bạn cho rằng mình thông minh, nhưng nếu bạn cứ để mặc mình chìm đắm trong phần thùy viền ấy, dần dà bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc. Kẻ nô lệ của sự an toàn, niềm vui thích và các đối tượng cụ thể. Rồi tới một ngày mọi nỗi sợ có trong bạn sẽ dẫn dụ bạn rơi vào một trạng thái tâm lý gọi là hội chứng sợ hãi/ám ảnh (phobia). Lúc đó, ngọn lửa tinh thần thôi thúc học tập và làm việc chăm chỉ sẽ tàn lụi. Bạn thích trốn tránh khỏi hiện thực hơn, khi mà nỗi sợ hãi không cho phép bạn tập trung vào những nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện.

Có một trục gọi là trục HPA trong não sẽ bị kích thích mỗi khi chúng ta sợ hãi, khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá tải do cortisol và adrenaline bị giải phóng vượt mức. Cortisol xâm nhập trực tiếp vào trong máu, báo động tình trạng nguy cấp của cơ thể, khiến cơ chế hoạt động bình thường bị gián đoạn. Adrenaline bị giải phóng qua các dây thần kinh, làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Nồng độ glucose tăng lên bởi bạn đang gặp phải tình huống đe dọa tới sự sống còn của bản thân, nó gửi gắm đến bạn một thông điệp trực tiếp: Hãy chiến đấu, hoặc chạy trốn khỏi tình cảnh hiện tại.

Sau khi trải qua mỗi đợt stress và lo lắng, nguồn năng lượng của bạn sẽ bị hao hụt đi một phần. Bạn cảm thấy lười biếng hơn, dễ bị xao lãng hơn.

Tình cảnh hiện tại của bạn là do chính bạn tạo ra. Hãy sử dụng phần thùy trán và bắt đầu phân tích. Nếu có ai đó trách mắng bạn, bạn nói, “Tôi sẽ hồi đáp vào ngày mai.” Nếu bạn thấy bản thân đang trì hoãn trong nhiều tuần, hãy tự hỏi chính mình.

Sử dụng chuỗi thuật toán của bạn và phân tích xem nếu cứ để mặc bản thân mải miết tìm kiếm sự an toàn, niềm vui thú hay theo đuổi hết điều này đến điều khác, rốt cuộc bạn sẽ gặp phải hậu quả gì! Liệu có điều gì sẽ ở lại bên bạn vĩnh viễn và mang đến cho bạn thứ hạnh phúc vĩnh viễn?

Trở thành người biết phân định rạch ròi mọi thứ và hiểu rõ những hành động của bản thân. Cố gắng đừng bị phụ thuộc quá nhiều vào những đối tượng cụ thể, những thành tựu nhất thời, và nhớ là đừng bao giờ trở thành một kẻ mắc phải chứng nghi bệnh (hypochondriac). Rồi dần dần sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện.

Bạn có thể đạt được mọi thứ nếu biết cách phân tích và quan sát những suy nghĩ của bản thân. Những suy nghĩ vẩn vơ không mục đích bỗng dưng xuất hiện sẽ khiến bạn trở nên bất ổn. Hãy quan sát chúng. Bạn không thuộc về những suy nghĩ cá nhân, ngược lại chính bạn mới là người sở hữu. Chính bạn mới là chủ nhân. Hãy xem chúng như tôi tớ của mình. Nghĩa vụ của chúng là phục tùng bạn, đừng nhầm lẫn điều ngược lại.

Khi bạn có thể ngăn chặn những suy nghĩ vô thưởng vô phạt xuất hiện ngẫu nhiên, bạn đã và sẽ đạt được những gì bạn xứng đáng. Tất cả những cảm giác thờ ơ lơ đãng sẽ biến mất. Một anh hùng sẽ hiện diện trong bạn!

Thank you,
Dr. RN Sreenathan
Vedantin, Nhà thần kinh học
Image credit: http://www.baltana.com/…/fear-quotes-background-wallpaper-1…
Source: https://qr.ae/TUnIIq

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *