Người Nhật có thấy bị xúc phạm nếu được miêu tả là da “vàng” không?

Người Nhật có thấy bị xúc phạm nếu được miêu tả là da “vàng” không?

Đáp: Chiaki Watanabe
————————–
Ở Nhật người ta dùng các từ như da “gốc xanh” và “gốc vàng” để mô tả tông da. Các từ này rất thường xuất hiện trên bao bì mỹ phẩm và tạp chí dành cho nữ giới. “Da tông gốc vàng” là kiểu diễn đạt hoàn toàn phổ biến (ít nhất là đối với phụ nữ có trang điểm) và chẳng có ai thấy bị xúc phạm cả.
Là người Nhật, tôi chưa bao giờ thấy bị xúc phạm nếu được miêu tả là người “da vàng”, tuy vậy cũng còn tùy vào hoàn cảnh nữa. Da tôi trông ngả sang vàng, đặc biệt là khi so sánh với màu da của các tộc người khác. Đấy là sự thật. Và tôi cũng thích làn da mịn hơi ngả vàng này. Không tệ chút nào.
Tôi thấy vui vì sống trong một xã hội mà người dân không bị nhạy cảm quá mức về màu sắc của làn da.
————————–
Andrew Narimatsu
Gốc-xanh ư? Học được thứ mới hôm nay rồi đây. Chưa bao giờ tôi nghe từ gì giống như thế.
> Chiaki Watanabe
Hai từ đó viết rút ngắn là ブルベ và イエベ . Đàn ông con trai dù có là người Nhật đi chăng nữa cũng có thể không biết những từ này đâu.
>> Andrew Narimatsu
Có ổn về mặt giao tiếp xã hội nếu như gọi ai đó ブルベ trong lúc trò chuyện với họ không vậy?
Tôi hỏi thế là vì ở bên đây thì, người ta sẽ xem là bất lịch sự khi dùng từ mạnh để mô tả màu da, thường họ sẽ dùng các từ như kiểu “sứ” hay là “olive”, ví dụ như vậy.
>>> Chiaki Watanabe
Tôi không nghĩ là có ai gọi người khác là ブルベ đâu. Như bạn thấy từ ảnh trong câu trả lời của tôi đấy, sự khác biệt trong tông da quá nhỏ để nhận ra trừ khi là ta quan sát thật kỹ. Theo như tôi biết thì ngữ cảnh duy nhất là các cách diễn đạt này được dùng là trong ngành mỹ phẩm, khi mà khác biệt nhỏ cũng quan trọng. Chứ không có ngữ cảnh “xã hội” cho những từ này.
Có những từ như là 色黒 and 色白, có nghĩa là “da tối màu tự nhiên” và “da trắng nhạt tự nhiên”. Tắm nắng để da nâu và làm trắng da nhờ đánh kem nền thì không được tính vào các phân loại này. 色白 hay được dùng để khen ngợi ngoại hình của người nữ. Nếu dùng từ này cho nam giới thì sẽ nghe hơi bất lịch sự đấy bởi vì da trắng nhạt làm liên tưởng đến sự yếu ớt và ngây thơ. Đúng vậy đấy, ở đây thì việc “da trắng” không phải khi nào cũng là một điều tốt đâu. Ngược lại thì là 色黒. Nói cái này với một phụ nữ thì hơi bị thiếu tinh tế.
Đôi khi người Nhật, đặc biệt là người lớn tuổi, gọi người da đen và người da trắng là 黒人さん và 白人さん. Ý nghĩa đằng sau những từ này thì có ý khác hẳn với những ý nghĩa ở các nước có người nhập cư. Có rất ít stereotype (khuôn mẫu) về mỗi chủng tộc ở Nhật Bản (nhưng tôi không nói là hoàn toàn không có đâu nhé). Khi một cụ bà 90 tuổi gọi một chàng trai da đen là 黒人さん, nó có ý là “cậu trai có màu da tối hơn (da của tôi)”, từ góc nhìn khách quan.
>>>> Andrew Narimatsu
Tôi hiểu rồi. Cảm ơn vì lời giải thích nhé!
————————–
Nguồn: https://qr.ae/pNKOKY
Tổng hợp các bài dịch tại trainghiemsong của mình: shorturl.at/abcpP (đang cập nhật)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *