Chuyện gì sẽ xảy đến nếu Việt Nam vẫn nằm dưới chế độ quân chủ chứ không phải cộng sản? Liệu nó có giống Thái Lan?
Nguyên văn: What will happen if Vietnam is still a country under a monarchy (not communism)? Will it be like Thailand?
—
Trả lời: Hieu Luu
Nguồn: https://qr.ae/pN289s
—
Một khái niệm rất quan trọng của nền quân chủ ở Việt Nam là thiên mệnh (Mandate of Heaven). Thiên mệnh là gì? Đó là khi nhà cầm quyền được xem là người cai trị xứng đáng bởi vì ông ta nhận được nó.
(Hình 1: vua Bảo Đại)
(Hình 2: vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương)
Khi vị vua cuối cùng của Việt Nam, hoàng đế Bảo Đại không thể bảo vệ đất nước trước người Pháp, ông ấy đã đánh mất thiên mệnh. Khi Việt Nam giành được độc lập mà không nằm dưới sự lãnh đạo của vua Bảo Đại, ông ta chắc chắn đã không giữ được thiên mệnh, và, không một người Việt nào nhìn nhận ông là một người cai quản xứng đáng nữa.
Một “vị vua bù nhìn” là một định nghĩa đáng chê cười của người Việt. Nghĩa là gì? Khi Bảo Đại bỏ trốn đến Pháp, ông đã bị nhiều người Việt coi là một kẻ nhu nhược. Nhưng người dân vẫn yêu quý vợ của ông, hoàng hậu Nam Phương. Ý tôi là đến tận bây giờ, văn hóa đại chúng ở Việt Nam vẫn bàn tán về hoàng hậu trong khi không ai nhắc đến vua Bảo Đại.
(Hình 3: hoàng hậu Nam Phương)
Nhưng đó chỉ còn là những ký ức cuối cùng của họ cùng triều đại đó.
Nếu chế độ quân chủ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại, hoàng tử Bảo Long sẽ kế vị, và đức vua hiện tại có thể sẽ được truyền lại từ ông.
(Hình 4: hoàng tử Bảo Long)
Hoàng gia Việt Nam có lẽ sẽ trông như thế này – hình 5.
Hoàng hậu Nam Phương và các hoàng tử, công chúa – hình 6, 7, 8, 9.
Và vâng, vua Bảo Đại cũng sẽ còn được biết đến như một vị vua ăn chơi. Cũng như nhà vua của Thái Lan hiện tại. Không thể giúp gì được cho thần dân. Thử tưởng tượng, khi dịch Covid-19 lây lan, vị hoàng đế của Việt Nam thuê một khách sạn ở Đức để trốn dịch như nhà vua Thái Lan và để mặc đất nước chiến đấu ngày đêm. Rồi đó sẽ là một cuộc nổi dậy
—
Tris Nguyen: Một “vị vua bù nhìn” là một định nghĩa đáng chê cười của người Việt. Nghĩa là gì? (nguyên văn: The concept of a figurehead emperor is laughable to Vietnamese. What is the point?) – không, nó không đáng cười ở Việt Nam, trái lại, người ta khá quen thuộc với nó, bạn đã quên nhà Lê (ND: cái này nhắc đến vua Lê – chúa Trịnh, mình đoán thế)?
Và, không, bạn không thể áp đặt định nghĩa thiên mệnh của Trung Hoa lên lịch sử Việt Nam. Như ý bạn, mệnh của nhà Nguyễn đáng lẽ nên biến mất sau hiệp ước Pa-tơ-nốt, được ký vào năm 1884 và không phải là lỗi của vua Bảo Đại. Vậy mà họ vẫn có nấn ná đến tận 60 năm sau.
Và thực ra cũng chẳng có gì nhiều để vua Bảo Đại có thể làm ngoài việc chấn chỉnh các vi phạm của người Pháp lên hiệp ước bảo hộ. Ông ấy thực sự đã đạt được một số thành công nhất định. Việc tái sáp nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ là một thành tựu đáng kể khác.
Cuối cùng, bạn đã thất bại trong việc khám phá một kịch bản giả định, thay vào đó, bạn lại tấn công giả thiết.
->Anh Lam: Dù sao thì phần đông người Việt ghét Bảo Đại, tôi nghĩ chỉ có những người ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa yêu nhà Nguyễn và Bảo Đại. Tôi không biết lý do vì sao. Tôi cũng cảm thấy người ta đã gay gắt lên án ông khi đó thực sự là lỗi của tổ tiên ông làm cho Việt Nam trở thành thuộc địa.phong kiến
-> Tris Nguyen: Phần đông người Việt? Nguồn? Những ý kiến nặng nề mà tôi nghe thì rằng Bảo Đại là một vị vua yêu thích sự hiện đại của phương Tây, với một người vợ và những công chúa xinh đẹp trong những ngôi nhà sang trọng với phong cách sống đầy hưởng thụ, rõ ràng là đáng ghen tị nhưng không có lý do gì để hận thù. (ND: thật luôn, với tình cảnh đất nước như thế, vẫn sống như thế, mà không có gì để hận thù @@)
-> Anh Lam: Vậy nguồn của bạn ở đâu nào? Theo hiểu biết của tôi, thì đánh giá về Bảo Đại là vô cùng tiêu cực ở Việt Nam. Kể cả là nếu bạn xem các tài liệu của người Việt Nam trong nước khi nói về ông ta ở Youtube, phần đông người Việt bình luận không được tốt đẹp lắm về ông.
“Người đàn ông tuyệt vời, Tây hoá, hiện đại”, đúng là các ý kiến đó đến từ những người Việt bên kia đại dương, những người đã ủng hộ chế độ VNCH, bởi vì tự bản thân họ đã hướng mình theo phương Tây. Những người ở Việt Nam gắn ông ta với sự đô hộ và biểu trưng của áp bức từ quyền quý. À, cả với sự vô trách nhiệm và thiếu lòng yêu nước.
-> Tris Nguyen: Trả lời đầu tiên của bạn không nói rõ đó là ý kiến cá nhân. Trong khi đó, tôi đã nói rõ đó là trải nghiệm của riêng mình. Bạn có cần sửa lại câu trả lời của mình?
Và không, bạn không thể gắn tên ông với những thứ tồi tệ đã xảy đến với người dân hoặc đất nước của ông. Bạn có thể thử.
Chẳng hạn như: Bảo Đại, với một thương lượng chính trị chống lại người Pháp, đã tái hợp Nam Kỳ vào lãnh thổ của Quốc gia Việt Nam. Ông nhận cho nước mình sự công nhận của cộng đồng quốc tế trong các nước không cộng sản. Khi đó bạn đã đóng góp gì cho đất nước của mình?
-> Anh Lam: Đây là cuộc thảo luận về Bao Đại và những gì người Việt nghĩ về ông ta, không phải ý kiến cá nhân của tôi. Bạn đang chuyển cuộc trò chuyện này đến các tranh luận chính trị bởi giọng lưỡi và việc đề cập đến những người không cộng sản. Bảo Đại liên quan gì đến đóng góp cá nhân của tôi?
Bạn đang trở nên khó chịu và vô lý, ở trường hợp này, tôi không còn gì để nói với bạn và không mất thêm thời gian để trả lời cuộc trò chuyện này. Cảm ơn và bái bai.
-> Quora User (ND: ông này bị quora cho bay màu à?): Sự thật là người Việt Nam tôn thờ những người đứng lên vì đất nước, những người không bỏ chạy ở tiền tuyến. Bảo Đại có thể đã làm điều gì đó cho người Pháp, nhưng không phải cho người Việt, và sau đó ông ta bỏ đi. Người Việt coi thường ông, coi thường luôn cả vương quyền mà ông đại diện. Đến cả những vị vua tiền nhiệm cũng đã hy sinh đôi phần đất nước để giữ lại cuộc sống của họ. Chế độ quân chủ ở Việt Nam là một câu chuyện đùa nhạt nhẽo. Từ góc nhìn cá nhân, tôi không ghét Bảo Đại, ông ta chỉ vô dụng.
-> Dung Dao Chi – trả lời Anh Lam: Đây chính là lý do tôi không ưa ông ta. Khi thần dân của ông chịu khổ đau, ông ta chỉ tận hưởng cuộc sống. Thực sự, tôi mong chờ nhiều hơn vậy ở một vị vua
-> Tris Nguyen: Người ta chết đói ở Nam Su-đăng, sao bạn dám tận hưởng việc lướt web? Đúng là đạo đức giả! Hay đơn giản là bạn ghen tị bởi người ta tận hưởng đời mình. (ND: What the hell, man, clg happened with you?)
-> Dung Dao Chi: Bởi vì tôi không phải là nhà cầm quyền, rõ ràng. Tôi không ghét ông ở con người, tôi không thích ông ta vì là một nhà vua thiếu trách nhiệm.
—
Bởi một số người cố viết lại cái “lịch sử huy hoàng” của người đàn ông này, tôi muốn cung cấp chút thông tin cho câu trả lời của bạn.
Điều đáng tranh cãi chính ở đây là: Bảo Đại là VUA của CÁI GÌ?
Ông là vua. Phải, đúng vậy rồi. Nhưng không phải vua của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện nay (cũng như lãnh thổ cũ mà hoàng đế Minh Mạng đã từng cai trị). Thực ra, ông là vua của “An-nam”, tức là miền Trung Việt Nam ngày nay. Người Pháp đến, đô hộ và chia đất nước làm 3 miền cùng 3 chế độ cai trị:
1. Miền Bắc, Bắc Kỳ của chế độ bảo hộ Pháp, được cai trị bởi sự điều hành của người Pháp. Họ giữ các chức quan địa phương, nhưng chỉ định một nhà cầm quyền người Pháp, người nắm nhiều quyền lực hơn những người đồng cấp ở Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, hay Cam để không có sự quản lý của người bản xứ. Thực tế, sự bảo hộ chính là sự đô hộ. Vậy, Bảo Đại không có quyền lực gì ở Bắc Kỳ, sao người dân lại cần nhớ đến ông ta?
2. Ở Nam Kỳ thì sao? Người Pháp còn chả thèm dùng chữ “bảo hộ”, đơn giản là thuộc địa Pháp ở Nam Kỳ. Không cần giải thích gì nhiều.
3. Hãy trở lại miền Trung Việt Nam được biết đến với cái tên An-nam. Cả tên đầy đủ của nó là – Nam Kỳ thuộc sự bảo hộ của Pháp. Sự điều hành song song, bên cạnh Bảo Đại, người chỉ là một đầu mối của sự lãnh đạo, còn có một người chủ nắm quyền khác đến từ Pháp cùng cai quản với ông ta. Đoán xem ai có quyền hơn nào. LOL.
4. Cả Đông Dương (Việt Nam, Láo, Cambodia) được điều hành bởi toàn quyền Đông Dương. Người mà, rõ ràng quyền lực hơn Bảo Đại, về cơ bản là một kẻ cai trị trực tiếp toàn bộ khu vực. Bảo Đại chỉ là một “thằng nhóc”.
Vậy, tại sao người dân ở Bắc Kỳ hay Nam Kỳ phải tưởng nhớ hay yêu quý một kẻ như vậy? Thiên mệnh? Chả phải, đó là nhà cầm quyền “Pháp thuộc mệnh”.
Và lịch sử, dù được viết bởi bên nào, đều đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy những nhà Nho. Khi một cuộc nổi dậy xảy ra ở thời kỳ cận đại ở các quốc gia (chịu ảnh hưởng của văn hóa) Đông Á, một vài (từ vài nghìn cho đến vài trăm nghìn) người chối bỏ sự công nhận về Thiên Mệnh của kẻ cai trị.
Cuối cùng, như bạn đã nói, với góc nhìn của người Việt (Bắc, Trung, Nam Kỳ), Bảo Đại đã không còn là người giữ Thiên Mệnh. Chỉ còn một con rồi, một tay chơi, người chắc chắn không quan tâm gì đến sự đau đớn của họ.
—
Nawat Saengkrachang: Tôi không dám nói điều gì vì sợ hãi cho sự an toàn của bản thân. Nhưng ngọn gió của thay đổi đang đến rất nhanh. Người Thái đang trở mình.
-> Hoang Gau: Đừng nói gì cả. Chúng tôi đều biết bạn nghĩ gì, và thế là đủ cho hiện tại.
-> Văn Hải Khổng: Họ đã không còn gì trong vai trò của lịch sử. Ở Việt Nam, Bảo Đại đã trao gươm, ấn cho đại diện chính quyền Hồ Chí Minh từ năm 1945 và tuyên bố: thà là người dân của một đất nước độc lập, còn hơn là vua của một đất nước nô lê.”
Và năm sau, ông ta trở thành một ông vua bù nhìn của nước Pháp, một lần nữa. (Nhanh hơn cách tôi mất người yêu, à mà tôi làm gì đã có người yêu mà mất)
—
Có một câu bình luận khá dài nữa cho câu trả lời này, nhưng đến giờ làm rồi nên thôi.