Hội chứng FOMO: Nỗi sợ bỏ lỡ cuộc chơi và tại sao FOMO không phải lỗi của bạn?

ạn đã bao giờ cảm thấy áp lực khi vô tình trông thấy những bức ảnh thú vị (được lựa chọn, xử lý màu chuẩn và cắt xén kỹ càng) mà bạn bè, người thân và những người nổi tiếng đăng trên mạng xã hội chưa? Lúc lướt bản tin, bạn có thể nhận thấy một cảm giác dấy lên trong mình, có lẽ gọi tên chính xác nhất là: một nỗi bất an. Bạn cảm thấy trong khi mình đang nghịch điện thoại thì tất cả những người đó đang sống một cuộc sống thú vị, sôi nổi, thành công và nói toẹt ra là đáng để đăng lên trang Instagram hơn cuộc sống của bạn. Cảm giác này được gọi là FOMO, viết tắt của cụm từ Nỗi sợ bỏ lỡ – Fear of missing out, và những ảnh hưởng của nó đang lan rộng.

FOMO không chỉ giới hạn trong những gì bạn nhìn thấy trên mạng xã hội. Nó thâm nhập sâu hơn, với những tác động vượt xa cả việc định hình cuộc sống hàng ngày của những con người thời đại kỹ thuật số, như thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) và Gen Z (những bạn trẻ được sinh từ 1996 trở đi).

Tuy nhiên các phương tiện mạng xã hội làm tăng hội chứng FOMO, nhưng không nhất thiết cứ phải dính chặt lấy điện thoại di động thì bạn mới rơi vào cái bẫy của nó. Tất cả những gì bạn đang làm giờ đây là dồn quá nhiều thời gian và năng lượng vào những thứ bạn muốn có, thay vì trân trọng những gì đang có. Cám dỗ đối với những thứ muốn có đó ngày càng phổ biến đến mức rất nhiều người hiện đang sống trong một thế giới cung cấp cho họ quá nhiều lựa chọn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, cho hầu như mọi thứ.

FOMO – từ viết tắt của Fear of Missing out

FOMO là gì?

FOMO
/ˈfoʊ.moʊ/

Danh từ. Thông tục

1/ Cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn và mong muốn đó thường bị khuếch đại bởi các trang mạng xã hội.

2/ Áp lực xã hội vì nhận thấy rằng bạn sẽ bỏ lỡ hoặc bị loại khỏi một trải nghiệm chung tích cực hoặc đáng nhớ.

Khi bạn có cảm giác FOMO, nghĩa là trái tim đang thúc đẩy bạn hãy cải thiện tình trạng của mình. Niềm tin rằng cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn so với hiện tại, theo cách nào đó, là động lực thôi thúc bạn rời khỏi chiếc đi-văng để chạy theo những bữa tiệc, chuyến đi, con cái hay công việc. Về cốt lõi, bản chất FOMO là sự khao khát, bắt nguồn từ việc tìm kiếm bất kỳ thứ gì lớn hơn, tốt hơn và có triển vọng hơn so với hoàn cảnh hiện tại. Nó cũng mặc nhiên cho rằng bạn có nhiều lựa chọn, thậm chí là quá nhiều chọn lựa, có thực hoặc chỉ do tưởng tượng, để tự do làm theo ý mình.

Mỗi ngày, dù ít hay nhiều, bạn đều phải đối mặt với một âm mưu được thúc đẩy bởi sự kết hợp hữu hiệu giữa sinh học, văn hóa và công nghệ, nhằm đạt được mục tiêu: kích thích cảm giác FOMO trong bạn, khiến bạn đưa ra lựa chọn theo sự tác động của các yếu tố bên ngoài chứ không phải bằng trực giác và tính logic của cá nhân bạn. Chính vì vậy, điều quan trọng là bản phải nhớ rằng bạn không chọn FOMO. Thay vào đó, bạn bị nhồi nhét cảm xúc FOMO bởi một tổ hợp tay chơi bao gồm: Apple, Google, Facebook, Snap, mọi ứng dụng trên điện thoại, các thương hiệu tiêu dùng lớn, những người ảnh hưởng trên mạng xã hội, vỏ não, tổ tiên của bạn và cả Kinh thánh. Mặc dù FOMO vẫn là cảm giác của bạn, nhưng bạn chưa bao giờ thật sự có cơ hội lựa chọn nó hay không.

Tại sao FOMO không phải lỗi của bạn?

Về yếu tố sinh học

Cụm từ viết tắt FOMO có thể mới nhưng những động lực thúc đẩy đằng sau nó thì không. Xét trên quan điểm sinh học thần kinh, con người bẩm sinh đã có cảm giác FOMO. Thời xưa, tổ tiên của chúng ta, Homo habilis và Homo erectus sống bằng nghề săn bắn và hái lượm trong các bộ lạc. Họ biết rõ mình đang có những gì và thiếu những gì cho ngày hôm sau. Thời đó, bạn sẽ phải trả giá nếu mắc chứng hoang tưởng. Nếu bạn cứ lượn lờ xung quanh các đồng loại hominid (vượn người) và bỏ lỡ nguồn thức ăn, nước uống hoặc nơi trú ẩn quan trọng, cuộc sống của tất cả các bạn có thể bị đe dọa. Đồng thời, người tối cổ nhận ra rằng một yếu tố khác chi phối sự sống còn của họ là phải liên tục tham gia vào các nhóm giúp họ định hướng nguồn lương thực và chỗ trú ngụ trong môi trường sống khắc nghiệt thời đó. Nếu bị loại khỏi nhóm hoặc lạc mất luồng thông tin quan trọng, bạn sẽ gặp nguy hiểm. Bạn biết mình cần phải sống theo bầy đàn – bạn cần hòa nhập – để chiếm ưu thế trong cuộc sinh tồn của những ket thích nghi tốt nhất. Nếu không có FOMO, toàn bộ loài người chúng ta có thể đã tuyệt chủng!

Nguồn gốc hóa học tạo ra cảm giác FOMO trong tổ tiên vẫn còn tồn tại trong ADN của chúng ta cho đến tận hôm nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã đăng một bài báo trên tạp chí Molecular Psychiatry, phân tích chi tiết cách thức não bộ hình thành một phản ứng cảm xúc rất thú vị trước mối đe dọa bị từ chối. Thí nghiệm được thiết kế giống như phiên bản kỳ quặc của úng dụng hẹn hò. Những người tham gia được sàng lọc thông qua hồ sơ hẹn hò trực tuyến, sau đó bắt cặp với người mà họ có khả năng yêu thích nhất để cra hia đi đến mối quan hệ thân mật. Tiếp theo, các nhà khoa học tiến hành quyets não trong hai trường hợp: Khi người tham gia biết rằng đối tượng hẹn hò của họ đã đáp lại lời mời và khi họ bị từ chối. Sau khi bình tĩnh lại, các bản quyets cho thấy não người sử dụng cùng một hệ thống giảm đau tự nhiên, tương tự như nhóm opioid để phản ứng lại với các tổn thương về thể chất và tinh thần, chẳng hạn như lúc gặp thất bại hoặc bị từ chối. Hóa ra lời nói có thể gây tổn thương, ít nhất là khi bạn đang muốn hòa nhập và được người khác chấp nhận.

Về yếu tố văn hóa

Nguồn gốc sinh học, thứ khiến cho con người dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm giác do FOMO mang lại trong suốt lịch sử nhân loại, vẫn chưa biến mất. Vì là một phần cơ bản trong bản chất con người nên FOMO đã được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, kịch, phim ảnh, tôn giáo và văn hóa đại chúng suốt hàng thiên niên kỷ.

Chúng ta cùng xem xét Sách sáng thế trong Kinh Thánh. Câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh của nhân loại, khi Adam và Eva đang tận tâm chăm sóc Vườn Địa Đàng và theo lời răn của Chúa Trời, họ tuyệt đối không được ăn quả táo của Cây Trí Tuệ. Nhưng vì nghe lời dụ dỗ của con rắn với lời lẽ khó từ chối – loại trái đó trông rất đẹp mắt, ăn nó sẽ biết cách phân biệt thiện và ác như Chúa Trời. Eva đã phạm điều cấm và bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng. Đối với Eva, đây chính là cái giá phải trả vì đã bị cảm giác FOMO lôi kéo.

Theo Kinh thánh, Eva là người đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là người cuối cùng, phải chịu hậu quả do quyết định thiếu khôn ngoan. Những đoạn video quay lại cảnh người ta ăn ớt, quế hay uống sữa … vô tội vạ thu hút hàng trăm triệu lượt xem trên Youtube. Những trò quảng cáo này sau đó lại được tái hiện trong nhà hàng, tại nhà và các sân chơi vì mọi người trên thế giới hiện nay thích đùa với lửa, đầu hàng trước FOMO và tham gia những thử thách ăn uống vô bổ. Họ cũng bị cám dỗ, nhưng không phải vì con rắn, mà vì cơ hội hòa vào đám đông và chạy theo trào lưu.

Về yếu tố công nghệ

Lần cuối cùng bạn không bị mất tập trung là khi nào? Có lẽ là cái ngày trước khi bạn sở hữu chiếc điện thoại thông minh đầu tiên. Kể từ đó đến nay, nếu có lúc nào hơi rảnh rỗi một chút, chẳng hạn như khi đang xếp hàng hoặc lựa đồ tạp hóa, có lẽ bạn sẽ rút điện thoại ra xem. Bạn cài một ứng dụng, viết một email, lướt mạng xã hội, chơi trò chơi hoặc xóa hàng loạt tin nhắn. Bạn không dành nổi một vài phút để mơ mộng hoặc cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi và tự do tự tại. Người Mỹ hiện nay dành hơn mười tiếng  mỗi ngày chỉ để nhìn vào màn hình, phần lớn là trên các thiết bị di động. Ngày nay, Internet chính là nguyên nhân gây ra FOMO. Nó kiểm soát bạn.

Điều gì đã thay đổi? Về cơ bản, có ba lực tác động mạnh mẽ đã sắp xếp lại các mối quan hệ giữa con người và công nghệ với nhau, thay đổi cách chúng ta tiếp nhận thông tin và lãm trỗi dậy bản năng nguyên thủy đã biến FOMO thành một phần trong tâm trí con người.

Thứ nhất, chúng ta sống trong một thời đại không ngừng tiếp cận thông tin.

Thứ hai, cuộc sống của chúng ta bị thay đổi do sự gia tăng các siêu đa liên kết mà sự phát triển của mạng xã hội tạo ra.

Thứ ba, tất cả các thông tin và khả năng đa liên kết này khiến bạn dễ dàng so sánh bản thân với người khác, dù họ sống ngay cạnh nhà bạn hay cách nửa vòng trái đất.

Nếu thấy những điều tôi nói trên nghe có vẻ kịch tính hóa thì bạn nên biết rằng FOMO không phải là một câu chuyện đùa. Nó liên lụy hết sức hệ trọng đến bạn và xã hội, vì vậy bạn phải cẩn thận. Bây giờ, khi đã biết về nguy cơ mắc phải FOMO, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy dấu viết của nó ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ nhận ra cách mà các yếu tố khách quan thúc đẩy bạn đưa ra quyết định cảm tính thay vì dựa trên lý trí, nên bạn không còn tin vào trực giác của mình nữa. Đây là bước đầu tiên để chống lại cuộc tấn công đang diễn ra hằng ngày và bủa vây mọi giác quan của bạn.

Bài viết được tổng hợp dựa trên cuốn sách Đừng sợ lỡ cuộc chơi (FOMO) của tác giả Patrick J.McGINNIS do First News phát hành. Bạn đọc quan tâm cuốn sách có thể đặt mua tại: http://ldp.to/dungsolocuocchoi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *