HỘI CHỨNG APHANTASIA – HỘI CHỨNG KHIẾN BỘ NÃO MẤT ĐI KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG

Aphantasia là hiện tượng xảy ra khi một người không thể tưởng tượng được hình ảnh. Trong khi hầu hết mọi người sẽ mường tượng được một chút hình ảnh về một khung cảnh trong đầu hoặc gương mặt của một ai đó, những người mắc Aphantasia lại không thể.
Tưởng tưởng rằng bạn đang ngồi thư giãn bên bể bơi trong một ngày hè nắng ấm. Mặt trời tỏa ra những tia nắng ấm áp và ở dưới là lũ trẻ con đang cười vui vẻ chơi đùa cùng làn nước. Hình ảnh gì sẽ xuất hiện khi bạn nghĩ về điều đó?
Nếu bạn thuộc 1-3% dân số, những người bị Aphantasia, bạn có thể sẽ không thể tưởng tượng được bất kì hình ảnh nào trong đầu của bạn.
Những cá nhân này không có trí tưởng tượng, hoặc các hình ảnh tưởng tượng của họ hoàn toàn là một mảng mù mịt. Khả năng tưởng tượng lường trước các sự kiện hoặc hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người.
Con người thường tưởng tượng ra được cảnh vật, con người, trải nghiệm, hình ảnh, đồ vật, dự đoán các sự kiện sẽ xảy đến, và vô số thứ khác. Khi bạn nghĩ về một người bạn, ví dụ bạn có thể ngay lập tức tưởng tượng ra khuôn mặt của người bạn đó trong đầu. Những người mắc Aphantasia không thể nhìn thấy những điều trên.
Nếu bạn yêu cầu một người mắc chứng Aphantasia tưởng tượng, họ chỉ có thể mô tả lại đồ vật, giải thích khái niệm và làm như thể họ thật sự biết về đồ vật đó. Họ không hình dung được bất cứ hình ảnh nào trong đầu để liên kết với những đồ vật ấy.
Dấu hiệu
Liệu bạn có mắc Aphantasia? Hãy kiểm chứng bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:
-Hãy nghĩ về một người bạn hoặc một người thân của bạn. Thử mô tả lại hình ảnh gương mặt của họ hiện lên trong tâm trí bạn. Bạn nhìn rõ gương mặt họ đến đâu: khuôn mặt, tóc và dáng người chứ?
-Bạn có nhớ rõ được dáng đi và cử chỉ của họ?
-Bạn có mường tượng được cách ăn mặc thường thấy của họ không?
-Nếu bạn gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi này, bạn có thể đang bị Aphantasia ở mức độ nào đó.
Những nghiên cứu khoa học
Sự thiếu hụt về mặt tưởng tượng trong trí óc đã được đúc kết thành khái niệm từ đầu những năm cuối thế kỉ 18, nhưng nó vẫn là một hiện tượng không được kiểm chứng cụ thể. Francis Galton lần đầu đưa ra khái niệm về hội chứng này trong bản nghiên cứu về khả năng tưởng tượng được phát hành năm 1880. Không chỉ ghi chú về việc con người được trải nghiệm vô số mức độ sống động khi miêu tả về hình ảnh tưởng tượng của họ, ông còn chỉ ra rằng nhiều người thậm chí còn không hề có bất cứ hình ảnh tưởng tượng nào trong đầu cả. Tình trạng này phần lớn vẫn chưa được kiểm chứng và vẫn chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành. Phần lớn thông tin trước đó đều bắt nguồn từ một vài nghiên cứu nhỏ và những lời kể từ những người đã mô tả lại các triệu chứng mà họ mắc phải.
Chỉ cho đến khi công bố các nghiên cứu bổ sung, sự quan tâm đến chủ đề này mới tăng lên rõ rệt. Nghiên cứu năm 2015 đã giới thiệu cách sử dụng đầu tiên của thuật ngữ aphantasia, một lần nưã thu hút sự quan tâm của mọi người về hiện tượng này.
Khởi nguồn của nghiên cứu đột phá này được tiếp cận bởi một bệnh nhân – bệnh nhân MX – người gần đây đã mất khả năng hình dung thông tin sau một cuộc phẫu thuật nhỏ. Vào năm 2005, một người đàn ông 65 tuổi đã nghỉ hưu đến thăm một nhà thần kinh học tên là Adam Zeman của Trường Y thuộc Đại học Exeter. Người đàn ông, được gọi trong tài liệu là MX, đã trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ, sau đó anh ta nhận ra rằng bản thân không còn hình dung được những hình ảnh trong tâm trí. Dựa vào các tài liệu y khoa, Zeman cũng không giải thích được tại sao người đàn ông ấy không thể tạo ra hình ảnh trực quan trong trí tưởng tượng của mình.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã tranh luận về cách thức hoạt động của khả năng hình dung của tâm trí và vai trò của nó trong việc lập kế hoạch và ghi nhớ. Mặc dù bệnh nhân miêu tả rằng, bản thân anh ta không tưởng tượng được bất kỳ hình ảnh nào, nhưng kết quả của anh trong các bài kiểm tra nhận thức, hình ảnh thị giác và trí nhớ thị giác đều bình thường.
Sau khi thông tin chi tiết về trường hợp của bệnh nhân được công bố vào năm 2010, các nhà nghiên cứu đã được tiếp cận với nhiều cá nhân, những người mô tả đã trải qua các triệu chứng tương tự trong suốt cuộc đời của họ.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales đã điều tra câu hỏi liệu những người mắc chứng Aphantasia có thực sự không có khả năng hình dung hay họ chỉ đơn thuần là ghi nhớ kém về những hình ảnh này. Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia tưởng tượng về một hình ảnh. Hai hình ảnh khác nhau sau đó được hiển thị cho những người tham gia qua một loại tai nghe 3D. Một mắt nhìn thấy một hình ảnh, trong khi mắt kia nhìn thấy một hình ảnh hoàn toàn khác.
Khi được yêu cầu tưởng tượng trước một trong những hình ảnh này, những người không bị chứng Aphantasia có khả năng cao nhìn thấy hình ảnh mà họ đã hình dung trước đó. Không có mối tương quan nào giữa hình ảnh tưởng tượng và hình ảnh chủ đạo mà mọi người nhìn thấy. Những phát hiện này cho thấy rằng không phải những người mắc chứng aphantasia có khả năng ghi nhớ kém về những hình ảnh trong tưởng tượng của họ — họ thực sự không có khả năng tưởng tượng hình ảnh như vậy ngay từ đầu.
Giả thuyết được đặt ra
Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, nhưng những phát hiện đã được thực hiện cũng cung cấp một số manh mối giải thích chứng Aphatasia.
Trong trường hợp của MX, quét MRI chức năng phát hiện ra rằng các kiểu kích hoạt não khi nhìn vào hình ảnh của những khuôn mặt nổi tiếng không có sự khác biệt đáng kể so với các đối chứng bình thường. Tuy nhiên, trong khi hoạt động vùng trán tăng lên đáng kể so với nhóm chứng.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng điều này cho thấy bệnh nhân đã dựa vào một chiến lược nhận thức khác trong khi thực hiện nhiệm vụ hình ảnh.
Các tác giả đề xuất thêm rằng các kết quả đó chỉ ra rằng hiệu suất trên bộ nhớ trực quan và các tác vụ hình ảnh trực quan không phụ thuộc vào trải nghiệm thực tế của hình ảnh trực quan.
Aphantasia đối với trí nhớ
Khi mọi người gợi nhớ về một ký ức, họ có thể tưởng tượng các sự kiện gần giống như thể họ đang phát lại một đoạn video về trải nghiệm đó. Họ thường nhớ lại hình ảnh cụ thể nổi bật về ký ức ấy. Đối với những người mắc chứng aphantasia, ký ức về các sự kiện thường chỉ bao gồm một danh sách các hoạt động đã được tổ chức mà thôi. Mặc dù bản chất chính xác và tác động của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy chứng Aphantasia có thể có tác động tiêu cực đến trí nhớ. Một người nào đó mắc chứng Aphantasia có thể nhớ ngày họ kết hôn, tên của những người đã tham dự, và thậm chí thời tiết ngày hôm đó như thế nào, nhưng họ sẽ không thể hình thành hình ảnh trong tâm trí về các diễn biến của sự kiện.
Một số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này cũng đã ghi nhận rằng họ khó có thể nhận dạng khuôn mặt hoặc phân biệt phương hướng.
Tuy nhiên, việc thiếu khả năng ghi nhớ hình ảnh này có thể có một số lợi ích. Bởi vì chứng Aphantasia dẫn đến thiếu hình ảnh trực quan, mọi người có thể ít gặp rắc rối với những hồi ức bị bóp méo theo cảm xúc chủ quan hoặc những đoạn hồi tưởng tiêu cực.
Những người mắc chứng Aphantasia có thể nhìn thấy hình ảnh trực quan trong khi mơ. Điều này cho thấy rằng hiện tượng này chỉ xảy ra khi bản thân ta có ý thức, có chủ đích gợi nhắc lại mới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Zeman giải thích với tạp chí Science Focus của BBC rằng, điều này có thể xảy ra bởi vì những gì bộ não làm trong khi tỉnh táo khác với những gì nó làm trong khi mơ. Hình ảnh của những giấc mơ bắt nguồn từ các quá trình từ dưới lên được kiểm soát bởi thân não. Mặt khác, sự hình dung đòi hỏi quá trình xử lý từ trên xuống bắt nguồn từ vỏ não.
Sống với Aphantasia
Không có khả năng hình dung về mọi người và địa điểm có thể khiến những người mắc chứng Aphantasia chán nản. Chẳng hạn, không thể hình dung khuôn mặt của một người thân yêu đã qua đời có thể khiến bạn rất buồn.
Các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng chứng chán nản không nhất thiết làm ảnh hưởng đến sự thành công trong cuộc sống của một người.
Mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội đều trải qua hiện tượng này, bao gồm cả sinh viên, tiến sĩ thành công, kỹ sư và các chuyên gia khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là, hiện tượng này là một biến thể bình thường của kinh nghiệm con người, không phải là một tình trạng bệnh cần điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Aphantasia không ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Xây dựng Hình ảnh trong não bộ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc học, vì vậy việc không hình dung được có thể khiến một số khía cạnh của việc học trở nên khó khăn hơn.
Vẫn còn một số câu hỏi khác về hiện tượng này, bao gồm mức độ phổ biến của nó và liệu nó có thể có một thành phần di truyền hay không.
Nghiên cứu thêm là điều cần thiết
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các cuộc điều tra trong tương lai về tình trạng này không chỉ tập trung vào nguyên nhân và ảnh hưởng của nó mà còn vào những biện pháp có thể để cải thiện khả năng hình dung tinh thần. Tuy nhiên, ta vẫn cần phải nghiên cứu thêm và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh để đưa ra các khuyến nghị.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc chứng Aphantasia, hãy cân nhắc tìm hiểu một số chiến lược ghi nhớ mới. Không có khả năng hình dung có thể khiến một số kiểu ghi nhớ trở nên khó khăn hơn, vì vậy bạn có thể cần thử nghiệm để tìm ra một kỹ thuật phù hợp với mình. Mặc dù bạn có thể không hình dung được cảnh hoặc người trong tâm trí, nhưng bạn có thể sử dụng ảnh chụp, hình minh họa, phần mềm thiết kế và các công cụ trực quan khác để lấp đầy khoảng trống này.
Lời cuối
Nghiên cứu về aphantasia vẫn còn rất nhiều trong giai đoạn sơ khai, vì vậy vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu. Nhiều người mắc chứng aphantasia thậm chí không nhận ra rằng trải nghiệm của họ có gì khác so với những người khác. Nó chỉ đơn giản là một phần của sự tồn tại của họ và có rất ít tác động đến cách họ sống cuộc sống của mình. Nhà thần kinh học Adam Zeman, nhà nghiên cứu đã đặt ra thuật ngữ aphantasia, mô tả nó đơn giản là “một biến thể hấp dẫn trong trải nghiệm của con người hơn là một rối loạn y tế” trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với BBC.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *