HỌC GIỎI HAY LÀM VIỆC GIỎI?

1. Phát triển cá nhân tối đa hay phát huy con người toàn diện

Có lẽ chúng ta nên đi phân tích hai khái niệm khác nhau giữa “cá nhân tối đa” và “con người toàn diện”. Phát triển tối đa nghĩa là bạn biết được thế mạnh của mình ở đâu, ưu điểm của mình chỗ nào và sau đó cố gắng tưới tắm cho nó. 

Giống như bạn đang cầm trong tay 10 hạt giống. Nếu có 7 hạt lép, 3 hạt tốt, bạn sẽ tập trung vào loại hạt nào? Đây nhé, bạn có từng ấy chỗ phân đạm, nhưng nếu chia cho 10 hạt thì nhất định không đủ. Có người lựa chọn chia đều. Có người lựa chọn dành phân đạm cho 7 hạt lép kia vì họ nghĩ rằng 3 hạt tốt kia sẽ không cần sự chăm bón quá nhiều. Có người phân tích kĩ càng và quyết định tập trung tưới tắm cho 3 hạt tốt. 

Nếu bạn chọn phương án thứ nhất, theo nghĩa bóng nó tương đương với việc bạn đang cố gắng dung hòa ưu nhược điểm của mình. Bạn đang muốn bản thân phát triển toàn diện. Thời cấp 3, ở trường mình, thầy cô thường khen bạn A, bạn B học đều. Nhìn vào bảng điểm, thấy môn nào cũng cao chót vót. Nhưng khi hỏi chuyên sâu vấn đề gì thì bạn chịu. 

Nhưng bạn hãy nhìn xem, các nhà khoa học trên thế giới có ai giỏi Vật Lý thì kiêm luôn cả giỏi Sinh học không? Có, nhưng hiếm lắm. Đào tạo một con người toàn diện không dễ. Bởi vốn dĩ, loài người làm sao toàn diện được. Thay vì toàn diện,  mình nghĩ từ “đều” nó đúng và chuẩn hơn. Tức cái gì cũng ở cái mức đó, không sâu được. Học 12 môn quả nhiên không nhiều với chúng ta, nhưng để giỏi 12 môn thì khó. Bởi thế, lấy đâu ra khái niệm giỏi toàn diện vậy?

2. Giỏi kiến thức đã đủ?

Lên Đại học rồi thì mỗi người có một hướng đi riêng. Có những bạn an phận trên giảng đường, cả năm không có một dấu tích vắng buổi học nào. Giỏi kiến thức thì có bằng ngon, ra trường xin việc tốt. 

Nhưng bạn thấy đấy, không phải mình nói suông nhưng biết bao cử nhân ra trường với bằng giỏi nhưng vẫn thất nghiệp xếp hàng, rồi làm trái ngành vì sau này ra làm việc hầu như bạn phải giỏi ở một lĩnh vực nào đó thật sự. Không giỏi thực sự thì coi như vứt. Có công ty nào tuyển dụng một người cho nhiều vị trí không? Vừa kế toán, vừa nhân viên sales, vừa làm ở bộ phận marketing? Tất nhiên không, dù tất cả những môn gì ta học để trở thành những nghề đó đều đã trải qua. Bởi thế, lên Đại học, mình được khuyên là đầu tư vào một lĩnh vực nào đó mà mình đam mê nhất.

Bạn bè mình có những người học rất giỏi ở lớp.Năm nhất có đứa GPA không bị hụt đi một li nào. Vì chỉ có học thôi. Bảo “Sao cậu học giỏi thế?”. Nó biểu ăn rồi có học thôi thì bảo sao không giỏi. Nhưng bây giờ hỏi lại bạn ý mấy kiến thức cơ bản trong sách kinh tế vĩ mô thì bạn ấy không nhớ nổi. Đó là cải giỏi của quá khứ sao?

Giỏi ở trường Đại học khác với kiểu giỏi ở thời cấp 3. Những anh chị không những có GPA cao, trải nghiệm nhiều công việc làm thêm, tham gia các cuộc thi, như thế mới được gọi là giỏi. 

GPA cao nhưng kinh nghiệm thực tế không có thì ra trường xin việc mọi thứ lại cứ như bắt đầu lại từ đấu. Xớ lớ xớ lớ, công việc A, B bọn năm nhất đi làm thêm nó thông thạo rồi thì bây giờ mình mới được thử, được trải nghiệm, run đến sợ, rồi sốc văn hóa các kiểu. Học giỏi nhưng làm việc không giỏi là hậu quả của việc chỉ chăm bón cho cái bảng điểm của mình.

3. Đau nhất vẫn là không biết mình thích gì…

Có đợt mình có tâm sự cùng vài người bạn, mọi người hỏi nhau: Đam mê của cậu là gì? Đang tìm – đó là câu trả lời ngắn gọn nhất. Có lẽ, đau nhất vẫn là không biết mình thích gì.

Vậy các bạn sẽ thắc mắc, thế mình có đam mê không? Mình có chứ. Đó là viết và ngoại ngữ. Mình thích đi và truyền cảm hứng cho những người xung quanh nữa, bởi thế mình phải đọc nhiều, tiếp xúc riêng nhiều với mọi người và tìm hiểu về tâm lý của họ, giúp đỡ họ. 

Một người bạn của mình, có bảo mình rằng: “Sau này mi có định lập công ty blog các kiểu gì đó không? Mi có ý tưởng hay thật, nhưng mi nên tạo ra một ảnh hưởng hoặc cứ tạm gọi là nổi tiếng cho nó dễ hình dung thì bài viết của mi sẽ đạt lượng view lớn hơn.” 

Bạn ấy hỏi vì sao mình muốn trở thành một blogger, sau này muốn làm gì và mình đã bảo rằng mình muốn chen chân vào ngành du lịch, vì mình thích đi và hi vọng qua những chuyến đi của mình, mình sẽ viết được nhiều thứ hơn, nhiều người biết đến bài viết hơn để họ nhận ra rằng đất nước mình cần ta ba lô hứ không phải ngồi một chỗ để viết lên những thứ sáo rỗng, khó hình dung. 

Mình bất ngờ vì trong những lúc bối rối nhất của cuộc đời, có người lại đến gõ vào cánh cửa mà mình đang không biết có nên hé mở cánh cửa này hay không hay đi tìm cánh cửa bên cạnh, bên cạnh nữa…. Tuổi trẻ là thế đấy, đôi khi cứ đi rồi sẽ đến nhưng nhất định cái đến đó là cái đích bạn đã xác định sẵn rồi chứ không phải một khoảng trời vô định.

Có một điều khiến cho con người ta sợ hãi: sự trị hoãn. Đã bao nhiêu lần bạn dời những kế hoạch của ngày hôm nay đến ngày tiếp theo. Đã bao giờ bạn hứa với bản thân sẽ không có chuyện chậm deadline nữa. Mình cũng vậy nhưng mình ngăn không cho nó làm ảnh hưởng đến mình.

Mạng xã hội thì cũng hấp dẫn đấy, nhưng với những phút nghỉ ngơi nó cho bạn thì điều đó lại làm tốn của bạn, vài tháng, 1 năm, có khi cả vài năm. Nhiều khi ta tự hỏi: Mình vốn dĩ không muốn như thế nhưng không thể nào kiểm soát. Cái đau nhất là: không thể kiểm soát cuộc đời mình!

4. Đất nước cần những người làm việc giỏi

Không đao to búa lớn nhưng bạn thấy đấy, cái sự học là phục vụ cho cái sự làm việc cống hiến cho đất nước sau này. Bạn giỏi kiến thức nhưng không kiếm nổi tiền thì đó gọi là thất bại. Có những người là học rất giỏi, GPA rất cao nhưng thua xa những người có bảng điểm thấp lè tè. Bạn cho rằng làm giàu tùy cơ hội và tùy vào sự may mắn ư? Cơ hội trong đời không nhiều, may mắn trong đời đâu có ban phát đều đẵn hằng tháng, hằng năm. Đó là sự tự an ủi bản thân và không dám chấp nhận sự thật.

Theo: Spiderum

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *