1. Cấp 3 dựa vào bản thân
Đến cấp 3 bạn sẽ phát hiện, có những thầy cô chỉ quan tâm đến những học sinh có thành tích tốt, đối với những học sinh xếp thứ hạng thấp quan tâm rất ít, hoặc khi cần hoàn thành nhiệm vụ thăm nhà của nhà trường mới quan tâm đến bạn.
2. Tìm những giáo viên khác hỏi thêm
Có lúc bạn sẽ thấy, có những giáo viên giảng bài không rõ ràng, thậm chí khi học sinh hỏi vài câu thầy lại đem cả bản thân vào, ví dụ thầy nói với bạn: Phải đó, sao có thể kì quái như vậy, tôi sẽ thảo luận với các giáo viên khác sau đó trả lời lại các em.
Hoặc ví dụ: Bạn hỏi tại sao chọn B mà không chọn cái khác. Thầy nói không ra lý do mà chỉ nói với bạn rằng ACD sai, hoặc ACD không phù hợp với ý nghĩa của câu hỏi.
Đây là những giải thích hệt như không giải thích. Vì vậy, bạn có thể lên văn phòng tìm những giáo viên khác để hiểu bài, thay vì chỉ có những câu trả lời chiếu lệ không phù hợp với ý nghĩa câu hỏi.
3. Đặt kỉ luật bản thân thành thói quen
Kỉ luật thực ra chính là bạn sẽ rơi vào những lựa chọn khác nhau, sau đó lo lắng.
Ví dụ: Khi bạn nghĩ hôm nay cần ôn tập, nhưng não của bạn nghĩ đến cảm giác vui sướng của việc chơi game và lướt Weibo, sau đó hai suy nghĩ này sẽ đánh nhau, hôm nay là ôn tập hay chơi game lướt weibo, cuối cùng biến thành… chơi game và lướt Weibo một ngày cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc.
Thói quen là bạn không cần phải nghĩ, đến thời gian bạn sẽ làm những việc này, ví dụ như bạn mỗi ngày phải đánh răng, rửa mặt, ăn cơm.
Vậy nên hãy đặt kỉ luật của bản thân thành thói quen, như vậy bạn sẽ không gặp phải trường hợp bối rối giữa các lựa chọn, thậm chí cảm thấy khổ sở. Cũng không nghĩ luôn luôn ép bản thân làm việc. Bạn phải biết, áp bức càng lớn phản kháng càng mạnh.
Bạn có bạn có thể cố định từ 6 đến 8 giờ sáng cho những thứ cần ghi nhớ, chẳng hạn như luyện nghe/luyện đọc lại tiếng Anh, từ 8:30 đến 10:30 ôn lại đề, dành từ 11 đến 12 giờ để xử lí những chuyện đột xuất của hôm nay.
4. Không cần quá tin lời bạn học.
Lên cấp 3 bạn thường thấy, có những thành tích rất tốt nhưng bạn học luôn nói: Lần này tui làm lụi; Tui không ôn bài; Tui ngủ gật trong lúc làm bài; Tui làm bài không được; Bài tập giáo viên giao đều không làm …
Tất cả những câu vô nghĩa này đều để nói dối bạn. Bạn không thể nhận được gì nếu bạn không bỏ tiền ra. Người ta đã bỏ ra rồi nhưng họ không nói với bạn, họ đang giả vờ khiêm tốn, ngạc nhiên.
5. Không cần giả vờ nỗ lực
Ví dụ: 4-5 giờ sáng bạn dậy, ban đầu dự định sẽ ôn tập thật tốt, nhưng mở điện thoại lướt weibo một chút, liền lướt 3 tiếng đồng hồ, một chút đề cũng chưa làm.
Mở máy tính định luyện đề, nhưng lại mở một trang web khác để xem các chương trình giải trí, đến trưa bạn tắt chương trình học và đi ăn cơm.
Cái này là bạn nghĩ mình đang nỗ lực, nhưng thực tế hiệu quả học tập không lớn, chỉ là bạn đang lừa dối chính mình. Nếu không thể tập trung học thì luôn luôn học không tốt.
6. Đừng kiểm tra đáp án nếu chưa thi xong tất cả các môn
Mỗi khi làm xong bài thi, có người sẽ luôn lo lắng về đáp án, hoặc nói câu này câu kia đã chọn đáp án B, sau đó bla bla rất nhiều suy luận cá nhân để chứng minh rằng mình đúng, nếu bạn từ phòng thi trở về lớp học nghe thấy những lời này, xin tránh xa.
Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn,thậm chí sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong bài kiểm tra tiếp theo. Bất luận đáp án đúng sai, bài thi đã nộp rồi, nói thế nào đi nữa điểm môn này cũng không thể thay đổi, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bạn với môn thi tiếp theo.
Vậy nên, nhất định phải tránh xa !!!!
7. Kịp thời sửa sai
Bài thi hàng tuần hoặc bài thi hàng tháng hàng tháng là cách kiểm tra phương pháp học tập tốt nhất, nếu thấy lần này điểm không tốt thì hãy xem lại phương pháp học tập của bản thân, “Đi ngược lại con đường sai lầm là đi về phía trước”, đừng tiếp tục đi sai.
8. Dành nhiều thời gian cho ban xã hội/ban tự nhiên
Ba môn chính Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh hoàn toàn dựa vào việc tích lũy sự cố gắng từng ngày, dồn dập ôn tập trước kì thi không ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện điểm số, nhưng ban xã hội/tự nhiên, trước khi thi nếu giải đề nhiều, nghiêm túc ôn tập có thể cải thiện điểm số từ mười mấy điểm đến vài chục điểm (tính theo thang điểm của Việt Nam khoảng 1 phảy mấy đến vài điểm)
9. Phương pháp học tập phù hợp với bản thân mới là quan trọng nhất.
Có hàng ngàn hàng vạn cách học tập, quan trọng là phù hợp với bản thân. Học bá trên mạng có rất nhiều trò học tập giả, nhưng điều quan trọng nhất là ở bạn. Đừng mù quáng làm theo những trò lừa bịp học tập của các học bá, chúng đều là trò lừa của người khác.
Hơn nữa, học bá sẽ không nói cho người khác biết tất cả bí mật của mình, phương pháp học tập tốt giống như một hệ sinh thái, chỉ khi mọi mặt cân bằng thì mới phát huy tác dụng tối đa.
10. Một mình cũng rất tốt.
Tại sao những người khác có nhóm ba nhóm năm, nhưng bản thân đến lớp một mình, ăn cơm một mình và về ký túc xá một mình, không cần cảm thấy tồi tệ.
Ây ây ây, bạn rất tốt, những người thích bạn sẽ luôn thích bạn, kẻ không thích sẽ không chấp nhận cho dù bạn có phục vụ họ như thế nào.
Vả lại, dù có nói gì trước khi tốt nghiệp cấp ba, dù có thề thốt “tình bạn mãi không đổi thay/Giàu có không quên nhau”, nhưng khi bạn lên đại học mới phát hiện, trước đây nhóm trò chuyện rất sôi nổi, nói về mọi chuyện tầm phào, chỉ có những câu chào buổi sáng, buổi chiều và chúc ngủ ngon, sau này lại không ai nói chuyện, thậm chí cả nhóm cũng không biết ở đâu mà tìm.
11. Viết và suy nghĩ là hai chuyện khác nhau
Tôi biết rằng khi bạn nhìn thấy những câu hỏi đơn giản, bạn sẽ bỏ qua nó và nghĩ rằng làm những câu hỏi đơn giản là lãng phí thời gian.
Nhưng viết và nghĩ là hai chuyện khác nhau, ngay cả khi có rất nhiều câu trả lời tuyệt vời phác thảo trong não của bạn, vẫn có sự khác biệt trong cách bạn viết ra câu trả lời. Vì vậy, đừng chỉ nghĩ, hãy viết nó ra.
12. Đừng mong muốn thành công nhanh chóng
Mỗi lần nhìn thấy một khóa học như [Nhớ 10.000 từ trong 30 ngày] trên mạng, bài viết như vậy không thể không nhấp vào, nhưng nếu muốn nhanh chóng đạt đến một trình độ nhất định, cần phải có thời gian tích lũy, từng bước, từng bước một. Nếu không nó sẽ chỉ làm bạn thêm căng thẳng và lo lắng.
13. Coi mỗi kỳ thi như thi tuyển sinh đại học.
Đừng lúc nào cũng nghĩ đến những kỳ thi thông thường chỉ làm chiếu lệ, đợi đến kỳ thi tuyển sinh đại học mới nghiêm túc. Hahaha, điều này là không thể. Thái độ bình thường của bạn đối với các kỳ thi như thế nào, kỳ thi tuyển sinh đại học cũng gần như vậy. Chỉ khi bạn nỗ lực hết mình mỗi lần, bạn mới có thể vượt qua kỳ thi để phát hiện ra trình độ thực sự của mình.
Vì vậy, đừng che giấu lợi thế của mình trong kỳ thi, hãy rút kiếm ra, người anh em, bạn thực sự làm được ~
14. Thừa nhận việc năng lực của bạn không đủ.
Chúng ta đương nhiên nghĩ bản thân là cây con tốt, lúc thi có thể đạt tới hơn 600+, nhưng nếy trên thực tế, thi rất nhiều lần, bản thân vẫn còn cách cái điểm 600+ đó rất xa, vậy thừa nhận năng lực của bản thân không có gì là mất mặt, mù quáng tự đại mới mất mặt, chỉ khi nhìn nhận sự thật và đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của mình, bạn mới có thể tiến xa hơn.
15. Không được bỏ cuộc
Cấp 3 thi cử rất nhiều, bạn cảm thấy bản thân ôn tập rất lâu rồi, đã nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả vẫn không được cải thiện, thậm chí còn thụt lùi, dù kết quả có tệ đến đâu cũng đừng bỏ cuộc, bạn phải tự nhủ: cố lên nào (tác giả viết là 奥利给)
Trường cấp 3 quan trọng kết quả chứ không phải quá trình. Cho dù bình thường bài kiểm tra tốt đến đâu, nhưng kết quả thi vào đại học kém, mọi người sẽ không quan tâm rằng bạn lúc bình thường giỏi; tương tự, nếu kỳ thi tuyển sinh đại học làm tốt, mọi người sẽ không chế giễu bạn vì bạn lúc bình thường thi không tốt.
Chưa đến cuối cùng, chưa biết sinh tử.
16. Điều cuối cùng, nếu bạn đồng ý với những nội dung trên, hãy dành một giây để like bài viết này.
“Cái gọi là tự tin, chính là tạo ra tiến bộ đối với những thứ tồi tệ ban đầu”