Giả dược là một loại chất nào đó không có tác dụng y khoa, như nước lọc, dung dịch nước muối hòa tan, hoặc viên đường. Giả dược là một dạng thức điều trị giả nhưng trong một số trường hợp lại tạo ra một phản ứng rất thực. Sự mong đợi của bệnh nhân đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hiện tượng này; một người càng mong chờ vào hiệu quả điều trị thì họ càng có phản ứng chân thật trước giả dược.
Thuốc không chỉ thể hiện tác dụng khi nó vào trong dạ dày bạn, nó có thể được hấp thụ bằng nhiều cách, nhiều dạng thức. Người bệnh nuốt nó vào bụng cùng kỳ vọng khỏi bệnh, tất cả những điều đó tác động lên niềm tin của một cá nhân vào sức khỏe của họ, và rồi dẫn đến kết quả sử dụng thuốc.
Blackwell [1972] đã chạy một loạt những thí nghiệm với sự tham gia của 57 sinh viên để khẳng định mối liên hệ giữa tác động của màu sắc, cũng như số lượng viên thuốc, đối với hiệu quả thu được. Những đối tượng nghiên cứu ngồi nghe hết một buổi giảng nhàm chán trong nhiều giờ, rồi họ được đưa cho một viên thuốc màu hồng hoặc xanh, và được bảo rằng viên thuốc này có thể chứa thuốc hưng phấn hoặc thuốc an thần. Kỳ thực những viên thuốc mà sinh viên nhận được đều là viên đường, chỉ khác nhau về màu sắc. Sau đó, khi các nhà nghiên cứu đo lường mức độ tỉnh táo cũng như bất kỳ hiệu quả chủ quan nào nếu có, họ thấy rằng hai viên cho hiệu quả tốt hơn một đúng như dự đoán của chúng ta (và hai viên cũng phát tác nhiều triệu chứng phụ rõ rệt hơn nữa). Họ còn tìm ra rằng màu sắc cũng có tác động lên kết quả: viên màu hồng có tác dụng giữ tập trung tốt hơn viên màu xanh.
Hơn ai hết, những công ty dược biết được lợi ích của việc khẳng định thương hiệu: xét cho cùng, họ chi mạnh cho quảng cáo hơn là cho nghiên cứu và phát triển. Lợi dụng “hiệu ứng giả dược” này mà một số người trong giới trị liệu thay thế đã đào sâu hơn vào để kiếm tiền dựa trên niềm tin, sự kém hiểu biết của người bệnh bằng cách CHUẨN ĐOÁN GIẢ, LỜI GIẢI THÍCH GIẢ: không có cơ sở, thiếu chứng cứ, thường là những lời khẳng định bịa đặt về bản chất nguồn bệnh, bao gồm cả các yếu tố ma thuật, năng lượng, hay hiện tượng thiếu vitamin – “sự mất cân bằng” mà những trị liệu viên này tuyên bố rằng chỉ mình họ biết. Khi bác sĩ khẳng định một cách chắc chắn và đích xác rằng người nọ bị bệnh, họ có thể đang củng cố niềm tin và hành vi mang tính phá hoại, gán bệnh cho những triệu chứng vô hại như nhức cơ (đối với nhiều người, điều này chỉ là chuyện thường ngày) và cản trở cuộc sống bình thường và sự tiến triển. Từ đó để bán những viên thuốc “giả dược” hoặc là dùng “nghi thức” dựa trên châm cứu.
Trong khi đó, các bác sĩ hợp thời, những người thấy choáng váng bởi sự hấp dẫn thương mại của thuốc viên đường, thỉnh thoảng tự hỏi, chứ không phải chỉ là tưởng tượng , rằng liệu họ có nên theo hướng này và tự bán thuốc không. Chắc chắn việc khai thác các nghiên cứu mà chúng ta đã thấy là một ý tưởng thông minh, nhưng nó chỉ nên nhằm tăng cường công hiệu cho các liệu pháp thực sự hiệu quả hơn giả dược và nhằm cải thiện việc chăm sóc sức khỏe mà không phải đánh lừa bệnh nhân.
Nguồn: trích dẫn sách “KHOA HỌC DỎM: Vạch mặt lang băm và ngàng công nghiệp dược phẩm.”