Nhà tâm lý học Barry Schartz từng mô tả về hiệu ứng này trong một quyển sách có tên là “Nghịch lý sự lựa chọn”. Theo đó, một lượng lớn sự lựa chọn được cho là sẽ dẫn đến sự tê liệt bên trong. Một ví dụ điển hình cho điều này các quầy hàng tại các siêu thị. Tại đây, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn cho một món hàng. Tuy nhiên, họ muốn biết mình thực sự cần cái nào, họ phải thử nghiệm từng món hàng. Điều này giúp siêu thị bán được rất nhiều sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau.
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy tâm lý mua hàng ảnh hưởng bởi số lượng những sự lựa chọn. Quá nhiều hàng hóa có thể lựa chọn sẽ khiến người tiêu dùng bị phân tán và không quyết định được cái nào là phù hợp nhất cho mình.
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra quyết định lựa chọn sẽ bị phân tán vì số lượng sản phẩm, hiệu ứng Paradox of Choice còn cho thấy càng nhiều lựa chọn, càng dễ có những quyết định sai lầm.
Khi đặt quá nhiều sản phẩm trên một bàn cân, bạn sẽ không thể xác định được cái nào mới là cái giá trị nhất. Điều này chắc chắn đúng. Bởi vậy, nếu muốn đưa ra một quyết định chính xác, bạn cần một số lượng vừa phải các lựa chọn. Nếu không, bạn sẽ có một quyết định sai lầm.
Một cảm xúc tiêu cực khác có thể nảy sinh từ hiệu ứng Paradox of Choice. Bạn có nguy cơ rơi vào trạng thái bất mãn vì chính sự lựa chọn của mình. Khi sản phẩm đã được lựa chọn không đem lại cho bạn sự hài lòng. Điều này khiến bạn trở lại so sánh nó với các sản phẩm bạn đã không chọn.
Đây chính là tất cả những phản ứng tâm lý có thể khi bạn đứng trước quá nhiều sự lựa chọn.
Nếu bạn đã trải qua cảm giác này rồi thì hãy addfr hay share bài cho nhiều người biết nha.