Hệ thống y tế Mỹ có kinh khủng đến mức như người ta hay rập khuôn không vậy?

Phải trả tiền để đi xe cứu thương thật á? “Thuốc bình thường” như một vỉ ibuprofen (hay bất cứ hãng thuốc giảm đau nào) bao tiền vậy? Và cái nghe vcl nhất. Bằng cách nào mà ở một nước thế giới thứ nhất, ở thế kỉ 21, lại tồn tại cụm từ như “phá sản do chi phí y tế”?

Tôi hay đùa là thà bị ung thư ở châu Âu còn hơn là bị bầm tím ở Mỹ, nhưng có vẻ là hệ thống y tế ở Mỹ nó tệ đến vậy thật. Làm ơn hãy nói với tôi rằng mấy cái rập khuôn mọi người hay nói tới chỉ là bề nổi thôi còn bề chìm vẫn là một hệ thống hoạt động bình thường đi.

_____________________

Xe cứu thương đắt đến mức có lần tôi còn cầu xin cảnh sát cho ngồi ghế sau để đi cấp cứu. Đi tầm 5 cây thôi mà bớt được cả nghìn đô đấy

>u/december14th2015 (4.5k points – x1 take my energy)

Tôi gọi Uber và chờ ngoài sân 30 phút thay vì gọi cấp cứu. Có lần bố tôi bị đau tim trong khi đang ở nhà một mình, bố cũng không gọi mà tự lái xe đến viện luôn.

____________________

u/rando24183 (6.6k points)

Ừ xe cứu thương có thể chát lắm.

Thuốc giảm đau ở tạp hóa bán tầm 5 đô/lọ thôi. Thuốc đi kèm điều trị tại bệnh viện phải tầm 100 đô. Cùng một loại nhé.

>u/EclipZz187 (1.8k points)

Ô có từ này thú vị này. Có thể. Vậy là nó không tự động xảy ra hả?

>>u/Detective-Signal (2.2k points)

Bà tôi mất từ 2020 mà tới giờ nhà tôi vẫn nhận hóa đơn yêu cầu trả tiền xe cứu thương chở bà tới viện này.

>>u/rando24183 (1.0k points)

Còn phụ thuộc vào xe cứu thương và bảo hiểm. “Phụ thuộc vào xe cứu thương” nghĩa là luật địa phương sẽ khác giữa các thị trấn hoặc các bang. Chứ không phải là tài xế tự ra giá.

_____________________

u/galaxystarsmoon (2.3k points – x1 all-seeing upvote)

Chắc chắn phải trả tiền đi xe cứu thương nhé. Họ xuất hiện thôi là phải trả tiền rồi. Có lần bố tôi đi khám, lúc này là trước khi bố có bình oxy cầm tay, xong bị lạc nên phải đi xa hơn để tìm phòng bác sĩ. Vào trong phòng rồi thì bố bị khó thở và chỉ cần ngồi xuống là oke. Nhưng họ cứ khăng khăng kêu gọi cấp cứu đi, bố tôi không cản nổi í. Tất cả những gì họ làm là xuất hiện, bảo bố thư giãn và hít vài hơi sâu. Mỗi thế cũng hết 225 đô nhé. Tôi muốn chỉ ra rằng bố tôi đã ở viện sẵn rồi nhé, và đội đó từ dưới phòng cấp cứu lên luôn chứ không phải là từ chỗ khác tới nữa 

_____________________

u/Chihayah (1.1k points – x1 all-seeing upvote)

Tôi là người Mỹ sống ở châu Âu, nên tôi không có bảo hiểm y tế Mỹ. Có lần tôi thăm bạn ở Mỹ, tự nhiên tôi đau dạ dày kinh khủng xong phát sốt. Tôi sợ ruột già bị sao nên đã đi cấp cứu. Tôi ngồi đấy 3 tiếng, không hề thấy bác sĩ nào, và chỉ xét nghiệm nước tiểu và siêu âm thôi. Và tôi thấy mình bị coi thường, bị đối xử như là một thằng nghiện đến viện để kiếm morphine vậy. Họ không hề bảo tôi bị gì (sau đấy tôi tự nghĩ là nang trên buồng trứng bị vỡ), và cũng không thèm tư vấn gì luôn.

Họ tính phí 14,000 đô cho chuyến vào viện này. Sau tôi phát hiện ra là vì tôi không có bảo hiểm và sẽ trả bằng tiền mặt nên tôi có thể “đàm phán” giá. Cuối cùng tôi chỉ phải trả 3,000 đô tiền mặt.

Hệ thống y tế nát lắm rồi.

_____________________

u/birdsong31 (457 points – x1 all-seeing upvote)

Con gái tôi 12 tuổi rồi và tôi vẫn nợ tiền viện phí từ lúc đẻ con bé…

_____________________

u/Cute_Cardiologist_93 (59 points)

Mấy comment tôi đọc chỉ nói về sự tha hóa của bảo hiểm y tế thôi. Bọn tôi còn có bảo hiểm thị giác và bảo hiểm nha khoa RIÊNG BIỆT cơ. Có bảo hiểm thị giác là điều khá phổ biến nên nhiều người Mỹ bỏ ra tầm $300-$600/năm/người trong gia đình để mua kính hay kính áp tròng. Nha khoa cũng chỉ cover đến vậy thôi. Tôi không biết sao nhiều gia đình có thể sống được ở Mỹ. Tôi biết nhiều người còn bay sang Mexico để chăm sóc sức khỏe và nha khoa vì bên đó chi phí dễ thở hơn nhiều.

_____________________

u/Kyrsten3Glass (1.9k points)

Mẹ tôi bị bệnh nan y, và khi mất thì bố tôi sẽ ngập trong nợ viện phí và có khả năng cao sẽ phải tuyên bố phá sản. Mẹ đã từng cố thuyết phục bố li hôn để cứu bố khỏi cảnh đấy, nhưng bố tôi không bao giờ làm vậy đâu.

>u/askheidi (875 points)

Tôi biết ly hôn kiểu này về cơ bản là lừa đảo nhưng tôi không thể hiểu nổi sao mình có thể khiến người thân gánh nợ cả đời.

>>u/NorthImpossible8906 (937 points – x1 helpful)

Ở Mỹ thì nên ly hôn trước khi có bệnh nặng. Tôi nghĩ vợ chồng tôi sẽ ly hôn khi tôi 75 tuổi. Hoặc khi tôi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức.

USA USA USA!

_____________________

u/Detective-Signal (2.5k points – x1 silver – x3 golds – x2 helpful)

Là thật nhé. Kể cả với người có bảo hiểm rồi thì chi phí cũng lố vl luôn.

Ví dụ, đây là cách hoạt động của bảo hiểm. Tôi sẽ lấy bản thân làm ví dụ luôn vì tôi thấy mình có hoàn cảnh khá bình thường.

Tôi trích lương để trả một khoản cố định cho kế hoạch bảo hiểm. Với tôi, khoản này rơi vào tầm $100/lần nhận lương, tức là khoảng $200/tháng.

Bạn nghĩ là như vậy tôi sẽ được dùng bảo hiểm đúng không. Không nhé. Kể cả là tôi đã đóng cho công ty bảo hiểm $2,400/năm. Tôi vẫn phải đóng khoản khấu trừ hàng năm là $3,000. À, và chỗ $2,400/năm mà tôi trả không được áp vào khoản khấu trừ nhé. Tức là tôi phải trả thêm $3,000 nữa ngoài $2,400 kia thì bảo hiểm mới có thể bắt đầu cover được. Và khi tôi đẫ đóng đủ cái $3,000 đó, tôi vẫn phải trả 20% tổng chi phí đến khi tôi đạt cái gọi là “chi phí tối đa” của năm. Với tôi chi phí đấy là $4,000. Sau khi trả xong $4,000, công ty bảo hiểm mới bắt đầu cover mọi chi phí y tế MIỄN LÀ chúng được “đảm bảo”. Tức là tôi phải trả tối thiểu $6,400/năm trước khi được bảo hiểm nhu cầu y tế mà không phải trả tiền trước. Và khả năng cao là nếu tôi phải phẫu thuật hay bị tai nạn, cái tôi cần sẽ không được bảo hiểm cover vì một lý do nhảm cứt nào đấy, nên tôi sẽ phải trả nhiều hơn là cái khoản $6,400 kia. Sau đó tôi sẽ phải mất hàng tháng đấu tranh với công ty bảo hiểm và bệnh viện để yêu cầu họ cover chi phí, mong rằng họ sẽ chịu thua, nhưng không đâu. Chưa kể là mấy cái dây mơ rễ má trước khi được phẫu thuật vì bạn phải “chứng minh” được với công ty bảo hiểm rằng bạn thực sự cần phải phẫu thuật, vì bạn biết đấy, bảo hiểm là người quyết định chứ không phải bác sĩ. Rồi đến cuối năm, khoản khấu trừ và chi phí tối đa lại reset và tôi phải bắt đầu lại từ đầu và lại phải trả đủ số tiền đó nếu tôi muốn chăm sóc y tế “miễn phí”.

Mà thôi lạc đề rồi. Nếu bạn thấy rối, thì đúng là do nó rối thật đấy =)))) và một người Mỹ bình thường sẽ không hiểu cơ chế hoạt động và mục đích của toàn bộ việc này. Các công ty bảo hiểm đều dựa vào những người Mỹ ngây thơ không hiểu cách hoạt động của hệ thống để lừa đảo khiến họ ngập trong nợ đến mức phải tuyên bố phá sản.

_____________________

Dịch bởi Tuan Anh Nguyen

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *