HÃY TRÂN TRỌNG SỨC KHỎE NẾU BẠN KHÔNG MUỐN PHẢI HỐI TIẾC!

Gần đây, bệnh viện có tiếp nhận điều trị một bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Cậu bé chỉ mới 17 tuổi, tên Dương Dương. Sau khi thực hiện hàng loạt các kiểm tra thì bác sĩ mới xác nhận cậu bị ung thư dạ dày, nhưng rất tiếc là cậu bé không thể làm phẫu thuật được nữa.

Qua quá trình tìm hiểu, bác sĩ và cả bố mẹ cậu bé mới biết được, thói quen hằng ngày của cậu không được tốt, thường xuyên thức khuya, buổi tối chỉ thích ăn mỳ gói loại nặng mùi nặng vị. Hiện tại, cậu đang học cấp 3, triệu chứng đau bụng đã xuất hiện liên tục trong mấy tháng gần đây. Vì việc học nặng nề nên cậu đã vô tình bỏ qua nó, đến khi ý thức được thì mọi thứ đã quá muộn.

Nghe được tình hình bệnh tật của Dương Dương, bố mẹ chỉ biết ngậm ngùi khóc nức nở. Người mẹ liên tục chùi những giọt nước mắt, bố ngồi bên cạnh an ủi không nói gì nhưng vẫn không thể giấu được cảm xúc quặn đau trong lòng.

Dương Dương cũng không thể ngờ được “ung thư dạ dày giai đoạn cuối” lại xảy ra với mình. Kết quả kiểm tra của bác sĩ khiến cậu ngỡ ngàng như chịu án tử hình.

1. Chắc chắn sẽ có người thắc mắc, vì sao đến giai đoạn cuối thì Dương Dương mới đến bệnh viện kiểm tra? Ung thư dạ dày không phải rất đau sao?

Thật ra, ung thư dạ dày thời kỳ đầu không có nhiều biểu hiện rõ ràng, chỉ khi lâu dần thì mới có tình trạng tích nước, trướng bụng, mất khẩu vị, ăn uống kém, thường xuyên nôn ói,… Những biểu hiện này cực kỳ giống với những loại bệnh dạ dày thông thường. Hơn nữa, vì thiếu hiểu biết nên mọi người thường bỏ lơ đi những triệu chứng tương tự để rồi hối tiếc lại xảy ra.

2. Chúng ta cần phải chú ý những điểm sau:

– Phần bụng đau thường xuyên thì nên đến bệnh viện khám kịp thời.

– Ăn nhiều đồ tươi, không thức khuya, duy trì thói quen sống lành mạnh.

– Sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày, người bệnh phải đến bệnh viện kiểm tra 3 tháng 1 lần trong vòng 3 năm đầu, nửa năm 1 lần trong 4-5 năm tiếp theo, 1 năm 1 lần trong 5 năm sau đó. Nguyên nhân là vì chứng bệnh có thể tái phát và để lại di chứng.

– Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn ít khẩu phần và ăn nhiều bữa, một ngày ăn 8-10 bữa.

Từng có một bệnh nhân bị ung thư dạ dày tương tự. Cô gái 32 tuổi, sự nghiệp thành công, từng đi đào tạo ở Pháp, có thương hiệu thời trang riêng và cuộc hôn nhân hạnh phúc với chồng và 2 con. Cô nói cô còn rất nhiều kế hoạch phải làm, nhưng chỉ có căn bệnh này là thứ đã phá hủy tất cả.

Chính vì thế, dù cho có thành công và giàu có tới đâu, nếu bạn không có sức khỏe thì những điều trên đều trở nên vô nghĩa.

—–

Có người để lại bình luận nói: Ăn mì gói có phải là nguyên nhân liên quan mật thiết đến căn bệnh ung thư dạ dày?

Tôi xin đáp rằng: Nó liên quan đến thói quen sống không lành mạnh. Theo đó, ăn mì gói thường xuyên vào buổi tối là một thói quen cực kỳ không tốt, ảnh hưởng đến dạ dày. Trong trường hợp của Dương Dương thì điểm này là nguyên nhân lớn nhất. Tất nhiên là còn một số nguyên nhân khác nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *