voi-nhieu-san-pham-hap-dan-va-cau-chuyen-van-hoa-dac-sac,-lang-nghe-gom-su-bat-trang-la-diem-den-khong-the-bo-qua-cua-du-khach.

Với nhiều sản phẩm hấp dẫn và câu chuyện văn hóa đặc sắc, làng nghề gốm sứ Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua của du khách.

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng: “Trở mình” với cách phát triển “du lịch thông minh”

Hấp dẫn với nhiều sản phẩm, câu chuyện văn hóa tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng - Ảnh 1.

Các nghệ nhân chau chuốt sản phẩm tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: H. Quyên

Nói đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên làng gốm sứ Bát Tràng, bởi nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa của Hà Nội, mà còn là nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam.

Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, là nơi chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng được người tiêu dùng trong nước và các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.

Các sản phẩm được làm dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng gốm sứ Bát Tràng, thể hiện được vẻ đẹp tinh xảo trên từng chi tiết, đường nét. Điều đặc biệt là cốt đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng.

Làng gốm sứ Bát Tràng bên cạnh việc được biết đến là làng nghề truyền thống lâu đời thì còn có 9 di tích lịch sử, văn hóa, ki&Năm 2019, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là Điểm du lịch của Thủ đô, Bộ VHTTDL công nhận “Nghệ truyền thống gồm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: “Sau khi được công nhận là điểm du lịch, lượng khách trong nước và quốc tịch đến với Bát Tràng tăng gấp đôi vào những tháng cuối năm 2019. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhờ thực hiện đủ bước các giải pháp phòng, chống dịch nên, lượng khách mua sắm, tham quan làng nghề tăng trở lại. Trung bình mỗi ngày, đặc biệt vào dịp cuối tuần, Bát Tràng đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách tham quan, mua sắm, trải nghiệm”.Áu chuyện từ các hướng dẫn viên lớn lên tại làng Bát Tràng. Đây cũng là một trong những điểm mới của Bát Tràng so với nhiều làng nghề và điểm du lịch khác. Không chỉ tăng sức hấp dẫn trong hoạt động thuyết minh, Bát Tràng còn vận động người dân tham gia xây dựng nhiều công trình, sản phẩm du lịch nhằm đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho du khách và tăng sức hấp dẫn cho điểm đến. Trong năm 2019 – 2020, một con đường gốm sứ trên tuyến đường đê sông Hồng qua xã đã được xây dựng với sự tham gia của các nghệ nhân, thợ giỏi làng Giang Cao. Cùng với đó, người dân cũng chung tay vẽ bích họa, xây dựng những “đoạn đường hoa nở” và thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm tạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách. Bát Tràng được biết đến là một trong những làng nghề đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng công nghệ số để phát triển “du lịch thông minh” thời gian qua. Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết: “Hai năm qua, xã đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số, bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ, thương mại Bát Tràng dưới dạng phim 3D, băng âm thanh, hình ảnh, văn bản, phần mềm du lịch thông minh ứng dụng trên thiết bị thông minh (SmartTour Apps); lắp đặt wifi miễn phí…”.7873; gốm sứ Bát Tràng – Ảnh 3.” rel=”lightbox” photoid=”599878970545209344″ data-original=”https://danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2023/7/2/gom-su-bat-trang2-16882862914721919589278.jpg” type=”photo” width height>

Những ngôi nhà cổ, tường cổ còn nguyên vẹn tại làng gồm Bát Tràng. Ảnh: H.Quyên

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng: Thay đổi, tạo sức hấp dẫn bằng câu chuyện văn hóa

Mặc dù dịch Covid-19 xảy ra khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn, có những thời điểm bùng phát, giãn cách xã hội, mọi thứ không hoạt động, thế nhưng chỉ sau khi sinh hoạt được quay trở lại, làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã có những thay đổi, tạo thêm những sản phẩm mới, kết nối với nhiều điểm đến khác để tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách. Bằng chứng, năm 2021, Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt mà nhiều người quen gọi là “Bảo tàng gốm Bát Trà” nằm ở thôn 5, xã Bát Tràng được đưa vào khai thác sử dụng và trở thành điểm thu hút du khách bởi kiến trúc đặc trưng, mô phỏng hình dáng đất nặn trên bàn xoay.

Bên trong “Bảo tàng gốm Bát Trà” là các gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm gốm Bát Tràng tinh xảo. Ngoài ra, nơi đây còn dự kiến tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

Năm 2022, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Công ty Lữ hành Hanoitourist (Tổng công ty Du lịch Hà Nội) ra mắt tour đạp xe “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”. Tour bắt đầu được khởi hành từ khu vực Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, trải nghiệm quãng đường khoảng 15km đến Làng cổ Bát Tràng theo lộ trình qua các con phố cổ Hà Nội như Hàng Ngang – Hàng Đà#273;ó, du khách đạp xe qua cầu Long Biên – đê Long Biên để đến Bát Tràng.

Trên hành trình trải nghiệm, du khách sẽ được đi men theo con đường làng, khám phá bãi giữa sông Hồng với những vườn chuối, vườn ổi, cảm nhận không khí mát lành từ sông Hồng.

Chia sẻ về điều này, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở du lịch Hà Nội cho biết, đây là sản phẩm tour trong chương trình nâng cấp chất lượng tuyến du lịch trung tâm Hà Nội – Làng nghề Bát Tràng do Sở Du lịch Hà Nội triển khai và Công ty Lữ hành Hanoitourist thực hiện. Sản phẩm mới này sẽ góp phần quảng bá du lịch Thủ đô, phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Cũng theo ông Trần Trung Hiếu, tháng 3/2023, Sở du lịch Hà Nội tổ chức tour khảo sát hành trình trải nghiệm tuyến du lịch mới, khởi hành từ Hoàng thành Thăng Long đến Bát Tràng. Sản phẩm du lịch này cung cấp cho du khách một số dịch vụ và hoạt động trải nghiệm mới, trong đó có kết nối với Hoàng thành Thăng Long. Du khách sẽ được tìm hiểu câu chuyện lịch sử tại Hoàng thành Thăng Long từ những cổ vật bằng gốm, sứ từ đó sẽ có thêm câu chuyện kết nối đến làng gốm cổ Bát Tràng. Trên hành trình từ Hoàng thành Thăng Long đến Bát Tràng, du khách còn được trải nghiệm di chuyển trên xe buýt hai tầng.

Đến Bát Tràng, du khách sẽ gặp những điều bất ngờ như khám phá làng cổ Bát Tràng có tuổi đời hơn 700 năm. Tại đây, du khách được trải nghiệm con đường làng nhỏ xinh, có khi chỉ vừa 1-2 người đi. Bởi làng nghề truyền thông lâu đời này hiện nay c&Bức tường cổ kính, minh chứng là nếp sinh hoạt xưa của người Bát Tràng. Một điểm đến thú vị nữa đó là tham quan lò bầu cổ duy nhất còn sót lại của Bát Tràng. Lò cổ này gồm có 5 bầu, có tuổi đời gần 100 năm. Trước kia, lò bầu này được dùng để nung gốm theo cách thức thủ công. Tuy nhiên, ngày nay, người Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường, lò bầu cổ được giữ lại để khách tham quan. Du khách có thể chui được vào bên trong các lò bầu này, xem không gian sắp đặt các bình nung được mô phỏng như cách sắp xếp lò nung trước kia. Ngoài ra, du khách còn được thấy lớp gạch phía bên trong lò được phủ một lớp tráng men đẹp mắt sau 100 năm nung gốm. Chia sẻ với báo chí, chị Lương Nguyệt Minh, quản lý lò bầu cổ Bát Tràng cho hay: “Nhiều hoạt động trải nghiệm ở lò bầu cổ này đã được chuyên nghiệp hóa hơn. Du khách đến đây không chỉ được tham quan lò bầu ở phía bên trong, mà còn được tận tay tham gia một số công đoạn làm gốm. Khu vực trải nghiệm cũng được sửa đổi để phù hợp với nhu cầu tham quan của du khách.”Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, hiện nay, xã Bát Tràng có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh hàng gốm sứ. Xã hiện có 140 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được đông đảo khách hàng tại nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và hiện đã có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm thương mại, nhiều nghệ nhân tại làng nghề Bát Tràng đã phục chế thành công những tác phẩm gốm sứ cổ.

Sau đó, lượng khách du lịch đến tham quan để chiêm ngưỡng, trải nghiệm quy trình chế tác, sản xuất đồ gốm, sứ ước khoảng 100.000 lượt khách. Và mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm.

Tuy nhiên, hiện số lượng hàng xuất khẩu của Bát Tràng chỉ chiếm khoảng 5%-10% so với năng lực sản xuất. Ðể khôi phục sản xuất, làng nghề Bát Tràng đang đẩu tư thiết kế riêng để thuận tiện cho nhu cầu của du khách.Y mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân, cơ sở sản xuất tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng tới chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và đến nay đã có trên 10 sản được cộng nhân OCOP 5 sao và 4 sao. Có thể thấy, làng gốm sứ Bát Tràng với nét văn hóa độc đáo và nhiều hoạt động trải nghiệm mới đang dần thu hút du khách trở lại và là trở thành một trong những làng nghề truyền thống lâu đời phát triển du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Khi đến với Hà Nội, bạn không nên bỏ qua cơ hội để tìm hiểu về làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Đây là một điểm đến hấp dẫn với những sản phẩm đa dạng và câu chuyện của làng nghề văn hóa đặc sắc.

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng được đặt tại khu vực 20 km về phía đông của Hà Nội. Nơi đây có vô vàn điều hay và thú vị để bạn khám phá. Tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, du khách sẽ được gặp những người nghề gốm bằng cách tham gia các khóa họcạ. Khóa học sẽ cho du khách một cơ hội để trải nghiệm quá trình khởi tạo từ một quả cầu nhỏ đến một sản phẩm đẹp mắt. Những người dân xung quanh làng nghề cũng sẽ phục vụ du khách tốt nhất có thể.

Ngoài ra, du khách cũng có thể trực tiếp đến với các diễn viên nghề nghiệp để mua các sản phẩm của làng nghề gốm, bao gồm hủy, các món đồ và hình ảnh độc đáo. Những sản phẩm được thể hiện bằng những ngôi đẹp của cái nhìn nghề nghiệp theo phong cách cổ điển Việt Nam.

Do vậy, làng nghề gốm sứ Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố Hà Nội. Nơi đây có nhiều sản phẩm hấp dẫn và câu chuyện văn hóa đặc sắc mà du khách không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội để khám phá và tận hưởng làng nghề gốm sứ đặc sắc này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *