HÀNH TINH KHẮC NGHIỆT ĐƯỢC VÍ NHƯ “TRÁI ĐẤT PHIÊN BẢN KINH DỊ”

Cách Trái Đất 63 năm ánh sáng, HD 189733 b là hành tinh màu xanh lam tươi sáng trong chòm sao Vulpecula. Hành tinh này được phát hiện quay quanh ngôi sao chủ HD 189.733. 

HD 189733 b có kích thước lớn hơn Sao Mộc và quay quanh ngôi sao chủ của nó với quỹ đạo 2,2 ngày Trái Đất. Vì quay quanh ngôi sao chủ khá gần nên hành tinh này chỉ hướng một mặt về phía Mặt Trời nên có hiện tượng “Khóa thủy triều”, cho nên ngày – đêm chỉ xuất hiện một khu vực mãi mãi.

Thời tiết của HD 189733 b rất khắc nghiệt và đáng sợ. Bầu khí quyển lên tới 3.000°C, nhiệt độ bề mặt 1000°C và cơn gió trên hành tinh có tốc độ lên tới 8.700 km/h – tốc độ gấp bảy lần tốc độ âm thanh, đánh bay tất cả những gì rơi vào hành tinh này trong một vòng xoáy kinh hoàng. Ngoài ra, hành tinh khắc nghiệt này xuất hiện cơn mưa “Thủy tinh” được ví như “hàng ngàn nhát cắt ch.ết người”.

Màu xanh lam của HD 189733 b không phải đến từ sự phản chiếu của đại dương nhiệt đới như trên Trái Đất, mà là một bầu khí quyển mơ hồ, có luồng gió thổi mạnh chứa những đám mây cao phủ các hạt Silicat.

Bonus: “Khóa thủy triều” là hiện tượng, hay hiệu ứng khoá thuỷ triều (tidal locking), hay gọi chính xác hơn trong vật lý là khoá hấp dẫn (gravitational locking). Hiện tượng này thường xảy ra với các vệ tinh có khoảng cách đủ gần đối với hành tinh mẹ. Lực hấp dẫn gây biến dạng (hiện tượng thuỷ triều, trên thực tế phần rắn cũng biến dạng chứ không chỉ nước) làm lực hấp dẫn thay đổi khi hành tinh tự quay và vệ tinh chuyển động quanh hành tinh. Lực hấp dẫn có xu hướng giữ cân bằng nên kết quả là nó khoá chu kỳ tự quay của vệ tinh lại đồng bộ với chu kỳ quỹ đạo. Vd điển hình: Mặt Trăng là vệ tinh luôn quay quanh Trái Đất, bị khoá thuỷ triều nên luôn hướng cùng một mặt về phía Trái Đất. Hiện tượng tương tự diễn ra ở một số vệ tinh có khoảng cách rất gần các hành tinh nhóm ngoài.

Cre: Wiki, Nasa

Via Sasha Chan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *