HẢI CHIẾN ĐẠI VIỆT- HÀ LAN

Từ năm 1627 đến 1637 trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh đã 3 lần cử đại binh vào Nam đánh chúa Nguyễn nhưng đều phải chịu thất bại. Nhận ra rằng khó mà có thể đánh bại được Chúa Nguyễn bằng chính sức lực của mình, để giành được chiến thắng, chúa Trịnh Tráng gửi một bức thư cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (Jakarta ngày nay), tạm dịch sau:

“(…) Một số con thú đội lốt người (tức họ Nguyễn) đã thiết lập 1 chính quyền tách biệt tại biên giới phía Nam của Bản quốc. Chúng dựa vào vị trí phòng thủ vững chắc của chúng để chống lại triều đình [của nhà Lê tại Thăng Long]. Bản quốc chưa làm gì chúng vì e ngại rằng có một cái gì đó không đoán trước được có thể xảy ra trên biển. Vì quý Quốc vương có thiện chí với Bản quốc. Quý Quốc vương có thể cho Bản Quốc 2 hoặc 3 tàu, hoặc 200 lính bắn giỏi được không, như 1 bằng chứng về sự tốt bụng của quý Quốc vương. Những người lính đó có thể giúp bản Quốc bắn đại bác. Ngoài ra, xin hãy gửi cho Bản quốc 50 thuyền chiến với binh lính chọn lọc và đại bác có sức công phá mạnh, và Bản quốc sẽ gởi một số binh lính đáng tin cậy để dẫn các thuyền chiến của quý Quốc vương đến Quảng Nam làm tăng quân viện. Cùng lúc, Bản quốc sẽ tấn công Thuận Hóa. Sau khi chiến thắng, Bản quốc sẽ tặng cho binh lính quý quốc 2 đến 3 vạn lạng bạc. Còn về phần quý Quốc Vương, bản Quốc sẽ trao cho quý Quốc vương xứ Quảng Nam để trị vì. Quý Quốc vương có thể chọn binh lính để xây dựng và bảo vệ nó. Bản quốc sẽ ra lệnh cho dân tại đó nộp cống cho quý Quốc vương. Quý Quốc vương sẽ lựa chọn những sản vật của vùng và cho Bản quốc 1 phần để 2 bên cùng có lợi. Trời sẽ trừng phạt Bản quốc nếu những đều trên là không thật.”

Tháng 1 năm 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa một hạm đội 5 chiến hạm do Johanes Lamotius chỉ huy tới liên kết với Trịnh Tráng đi đánh Đàng Trong nhưng khi tới nơi thì họ biết rằng quân đội chúa Trịnh chưa chuẩn bị gì. Tháng 7 năm 1643, một hạm đội khác lại tới do Pieter Baek dẫn đầu. Ông nhận được lệnh bắt dân Đàng Trong càng nhiều càng tốt. Dù vậy, khi còn cách phía Nam sông Gianh 5 dặm thì họ bị 50 chiến thuyền của quân đội chúa Nguyễn Phúc Tần tấn công đánh bại, tàu Wijdenes bị triệt tiêu, Baek bị giết, 2 tàu khác phải mở đường mà tháo chạỵ.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thuỷ quân Việt Nam đã đánh thắng một lực lượng thủy quân của Châu Âu. Việt Nam thắng nhưng họ Nguyễn phúc thua về sau.

Tuy vậy theo tôi cha con Nguyễn Phúc Tần nên trả đất Thuận Hoá cho họ Lê , không nên liều mạng giữ nước , rút gia tộc qua Xiêm hay Miên  cống hiến hay làm dân tự khai phá đất đai làm quan như Mạc cửu 

Nước Việt dừng lại ở Thuận Hoá miền trung là đủ rồi , đổ máu chống ngoại xâm giữ đất để làm gì để sau này dân chúng vô ơn tôn sùng ca ngợi những người  chỉ đạo quậ. t m ồ mả các ngài là anh hùng dân tộc ,cổ vũ cho việc truy lùng tàn sát gia tộc các ngài.

( quân Trịnh đã bảo vệ lăng miếu họ Nguyễn , ni cô họ Nguyễn phúc tu gần đó đã báo cho Nguyễn Ánh nên sau này ra bắc Gia long đã cấp đất, thưởng tiền cho con cháu họ Trịnh rất hậu, ăn cướp thông thường thì đã cướp của rồi rảnh rỗi nhặt lại hết chín mộ  bỏ một chỗ, chỉ có cướp giang san thôi) 

Và cũng đừng nên mở cõi về phía nam nữa , để nước chăm pa tồn tại, đổ bao công lao xương máu cuối cùng cũng bị dân chúng đời sau nguyền rủa là tập đoàn phong kiến thối nát đáng bị lật đổ thôi, mắng nhiếc là dòng họ bán nước hại dân.

Nếu muốn có công danh vinh hoa nên qua giúp Xiêm, Chăm pa, hay Chân Lạp… phát triển.  ít ra dân tộc họ còn có truyền thống biết ơn, gia tộc còn được tôn trọng, được dựng đền thờ phượng, chứ không coi các ngài là tập đoàn phong kiến phản động, đừng dính gì tới xứ An nam, mức độ phủ có 102.

Theo: Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *