Hải chiến Cartagena + Cape Bon… Những hơi tàn cuối cùng trong việc khôi phục đế chế La Mã
Giai đoạn Hậu kỳ đế chế La Mã, các dân tộc man rợ tràn vào chiếm đóng đất đai của đế quốc Tây La Mã. Người Vandal chiếm đóng Bắc Phi, dân Suebi chiếm Bắc Tây Ban Nha, Alanmani và Burgundy chiếm hầu hết xứ Gaul.
Năm 457, tướng quân Majorian lỗi lạc của đế chế Tây La Mã đảo chính lật đổ hoàng đế. Sau khi lên ngôi, với tham vọng khôi phục lại các vùng đất của La Mã bị man tộc chiếm đóng. Majorian tích cực chuẩn bị lực lượng.
Đế chế giờ đây chỉ còn kiểm soát bán đảo Ý, Dalmatia, bắc xứ Gaul. Mặc dù với tiềm lực ít ỏi, Majorian vẫn tiến hành chiến tranh với các vương quốc man tộc trong 3 năm.
Sau khi đánh bại cuộc tấn công vào đất Ý của người Vandal. Người La Mã tấn công vương quốc Visigoth ở phía Nam xứ Gaul, đánh bại vua Theodoric tại trận Arelate.
1 hiệp ước hòa bình được ký kết, người Visigoth buộc phải trả vùng đất Septimania và Hispania và trở thành chư hầu (federate) cho đế chế La Mã. Thừa thắng, Majorian tấn công vương quốc của người Burgundy ở phía Bắc Gaul và Suebi ở phía Bắc bán đảo Iberia. Buộc cả 2 quốc gia này đầu hàng và gửi quân, đóng thuyền cho người La Mã chuẩn bị tiến đánh Bắc Phi (đang bị người Vandal chiếm đóng).
Tuy nhiên kế hoach đang diễn ra thuận lợi thì các thuyền trưởng, binh lính của La Mã cùng đồng minh bị vua Vandal mua chuộc, nhiều thuyền bè bị phá hoại, thấy không còn đủ phương tiện để vượt biển. Hoàng đế Majorian tức giận, buộc phải về Ý, rồi bị 1 tướng lĩnh man tộc đầu hàng La Mã tên Ricimer, đảo chính giết chết.
Nhưng người La Mã vẫn chưa từ bỏ ý định lấy lại thủ phủ Carthage giàu có.
Năm 468, 1 hạm đội khổng lồ của cả Đông – Tây đế chế cùng hợp sức bao gồm 1000 chiến thuyền và 100.000 quân cùng vượt biển địa trung hải tấn công vương quốc Vandal.
Đối mặt với họ là hạm đội Vandal của vua Genseric, đa phần là các thuyền buôn bị đem làm thuyền chiến, các chiến hạm thuộc hạm đội Carthage của La Mã khi người Vandal chiếm được chính quyền, các thuyền trưởng La Mã đào ngũ với lời hứa tiền cao chức trọng để đổi phe.
Trước khi trận đánh diễn ra, Genseric gửi 2 hoàng đế La Mã hiệp ước đầu hàng và cho 5 ngày để tiến hành đàm phán. Nhưng ngấm ngầm chuẩn bị hải quân để tập kích hạm đội khổng lồ này.
Genseric cho chất rất nhiều vật liệu cháy lên các con thuyền nhỏ. Nửa đêm, khi cả hạm đội đang yên giấc. Hạm đội Vandal áp sát và đốt cháy tất cả chúng cùng thuyền La Mã. Các chỉ huy Byzantine thức dậy nỗ lực để cứu các chiến hạm nhưng hạm đội Vandal liên tục tấn công ngăn cản.
Theo sử gia Procopius: 1 thuyền trưởng La Mã cùng quân lính trên thuyền chiến đấu rất anh dũng, giết được rất nhiều kẻ thù, nhưng nhận thấy chiến hạm bị áp đảo và sắp bị chiếm. Từ chối lời đề nghị đầu hàng của hoàng tử vương quốc Vandal. Anh ta nhảy xuống biển để tự sát và chết đuối do bộ giáp rất nặng. Trước khi chết, những lời trăn trối của vị thuyền trường: “Ta sẽ không bao giờ về dưới tay những con chó”.
Kết thúc trận đánh, 1 nửa hạm đội La Mã bị đốt cháy, đánh đắm, hoặc bị quân Vandal chiếm. Nửa còn lại chạy trốn về đất liền.
Đây được coi là thất bại vô cùng thảm hại của đế chế La Mã, khi 1 đế quốc hàng hải bá chủ Địa Trung Hải hàng trăm năm bại trận trước 1 dân tộc du mục tập tành thủy chiến.
Thất bại nhục nhã này đã chấm dứt mọi nỗ lực khôi phục đế chế Tây La Mã, không có cảng Carthage cùng vùng Bắc Phi màu mỡ, đế chế đã cạn kiệt nguồn tài nguyên để duy trì sức mạnh của nó và cũng đánh dấu cho sự cáo chung của đế chế Tây La Mã vào năm 476.