Hafez al-Assad dẹp loạn Anh em Hồi giáo

Rất ít ai từng biết rằng, trước khi nội chiến Syria bung bét như bây giờ, chừng 35 năm trước nước này cũng từng suýt rơi vào tình thế tương tự. Tuy nhiên, bàn tay sắt của tổng thống Hafez al-Assad đã đập tan mối nguy đó không chỉ cho Syria mà cho cả khối Arab.

*Anh em Hồi giáo
Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood, viết tắt là MB – đừng nhầm với ngân hàng quân đội) là một tổ chức ra đời ở Ai Cập, một sự hợp thể độc nhất vô nhị của 3 thứ Cực hữu, Hồi giáo cực đoan và bài Do Thailand. Mục tiêu của nó là đưa tất cả các nước Arab về thời đại cai trị nguyên thủy của Hồi giáo dòng Sunni, và do vậy nó vô tình tuyên chiến với mọi nước Cộng hòa thế tục trong thế giới Arab.

Trước kia MB mạnh nhất ở 2 nước Ai Cập và Syria. Nhưng sau khi bị 2 đời tổng thống Ai Cập là Nasser và al-Sadad đàn áp nặng nề trong thập niên 70s, hầu hết các thành viên Anh em Hồi giáo dạt sang Syria lập căn cứ ở miền bắc nước này.

*Nổi loạn ở Syria
Năm 1970, tổng thống thân Syria của Liên Xô là Salah Jadid vừa khiến quốc gia nghèo đói vỡ nợ, vừa ra lệnh cho quân đội xâm lược Jordan để giúp Quân giải phóng Palestine ăn cháo đá bát lật đổ vua Jordan. Quân đội và dân chúng Syria điên lên, ủng hộ tướng Hafez al-Assad lật đổ tổng thống thân Liên Xô Salah Jadid, tống vào ngục bỏ đói tới chết.

Từ đó, giới tinh hoa trong quân đội và chính quyền Syria, dù đa số là người Sunni, chấp nhận một sự thỏa hiệp với người có năng lực nhất của đất nước – Hafez al-Assad – một người tới từ bộ tộc Alawite thiểu số theo dòng Shia. Từ đó gia tộc Assad lên nắm quyền ở Syria, dù quyền lực ở một số địa phương phía Bắc được chia sẻ cho các lãnh chúa quân đội dòng Sunni, tiêu biểu như gia tộc Tlass của bộ trưởng quốc phòng Mustafa Tlass.

Dù vậy, tổ chức Anh em Hồi giáo không chấp nhận sự thỏa hiệp này, kêu gọi dân Sunni đứng lên lật đổ nhà Assad. Đó chính là khởi đầu cho cuộc nổi dậy vào năm 1976 của họ, giống y hệt tình thế năm 2011 ở Syria.

*Hafez al-Assad dẹp loạn

Tình thế Syria của Hafez al-Assad lúc này khá khoai. Đất nước vừa thua trận trước Israel (mà đồng chí số 1 là Ai Cập lại trở mặt, quan hệ rạn nứt). Vết thương lòng với Liên Xô từ vụ bỏ đói Salah Jadid còn chưa lành. Ở phía Đông, láng giềng Iraq của Saddam Hussein tuyên bố “kẻ thù không đội trời chung” với nhà Assad, công khai hỗ trợ quân nổi dậy ở Syria. Trong khi đó các quốc gia Arab khác vẫn còn phân vân, chưa biết rõ lòng dạ nhà Assad thế nào nên chưa kịp giúp.

Nhưng với bàn tay và ý chí sắt của mình, Hafez al-Assad quyết định tự tay dẹp loạn, không đợi ai giúp đỡ và tuyên bố kệ mẹ mấy thằng nhân quyền!. Thế là Syria bước vào cuộc nội chiến kéo dài khoảng 10 năm, với các sự kiện chính sau đây:

-Thảm sát trường pháo binh Aleppo:
Từ năm 1976 tới 1979 mới chỉ có các vụ ám sát, đánh bom lẻ tẻ nhằm vào chính quyền al-Assad. Nhưng tới năm 1979, quân nổi dậy tràn vào trường pháo binh ở Aleppo, thảm sát gần 100 học viên và nhân viên trường, bắt giữ toàn bộ mọi người khác. Sau đấy quân nổi dậy chiếm giữ Aleppo (không khác lắm Syria 2011).

-Thảm sát Jisr al-Shughour (1980)
Tháng 3/1980, dân Sunni biểu tình ôn hòa phản đối nhà Assad ở Jisr al-Shughour gần Latakia. Quân đội Syria tuyên bố kệ mẹ mấy thằng nhân quyền, cho trực thăng tới nã rocket vào đám đông làm 200 người ra đi

-Tái chiếm Aleppo
Từ tháng 4/1980 tới tháng 2/1981, quân đội Syria tổ chức chiến dịch tái chiếm Aleppo. Ước tính từ 8.000 – 10.000 thành viên anh em Hồi giáo bị tiêu diệt (dù Nhân quyền nói rằng rất nhiều dân thường trong đó).

Cùng năm đó một vụ mưu sát hụt diễn ra nhằm vào tổng thống Hafez al-Assad. Sau vụ này chính quyền Syria tuyên bố thông qua “Luật 49”, “đặt Anh em Hồi giáo ngoài vòng pháp luật”, “lê máy chém đi khắp miền Bắc lùng bắt những thành viên Anh em Hồi giáo”,…

-Thảm sát nhà tù Nhà tù Tadmor
Rạng sáng ngày 27/6/1980, để trả thù cho vụ ám sát anh trai mình tức tổng thống Hafez, tướng Rifaat al-Assad dẫn quân vào nhà tù Tadmur, tỉnh Homs, chẳng nói chẳng rằng xả súng tiễn 1000 thành viên Anh em Hồi giáo về với Allah như một đòn dằn mặt.

-Vây hãm Hama lần 1
Tháng 4/1981, quân chính phủ Syria vây hãm Hama lần thứ nhất, làm khoảng 400 người chết nhưng không đạt được kết quả nào, khiến Hama trở thành thành trì vững chức nhất của quân Anh em Hồi giáo. Tổ chức đã thiết lập một hệ thống địa đạo vô cùng vững chắc trải khắp thành phố, dẫn tới vụ vây hãm khét tiếng năm 1982 sau này

-Đánh bom Azbakiyah (1981)
Năm 1981, thủ đô Damascus bị tấn công lớn lần đầu tiên. 3 chung cư cao tầng bị thổi bay làm 64 người mất mạng và hàng trăm người bị thương. Thủ phạm sau đó không được xác định rõ là do anh em Hồi giáo hay một tổ chức khác ủng hộ Lebanon đòi Syria rút quân (lúc này Syria đang chiếm đóng Lebanon)

-Vây hãm Hama lần 2 – vụ nổi nhất
Vụ nổi tiếng nhất trong toàn bộ cuộc chiến này diễn ra ở Hama trong 3 tuần tháng 2/1981. Như đã nói, Anh em hồi giáo đã biến Hama thành pháo đài vững chắc với hệ thống địa đạo dưới lòng đất. Để phá hệ thống này cũng như diệt tận gốc Anh em Hồi giáo, quân chính phủ Syria quyết định hy sinh toàn bộ thành phố Hama cùng cư dân thành phố.

Do đó, quân Syria đã lập vòng vây, không cho ai thoát ra ngoài và lệnh cho ném bom, bắn pháo san bằng mọi ngôi nhà của thành phố Hama rồi sau đó mới tiến vào diệt các tay súng Anh em hồi giáo. Hậu quả của việc giải tỏa mặt bằng này là từ 25.000 tới 40.000 người ở Hama đã thiệt mạng, chắc chắn có rất nhiều dân thường. Từ đó tới nay phái Nhân quyền chưa bao giờ ngừng kêu ca vụ này, nhưng chính phủ Syria của Hafez al-Assad bỏ ngoài tai. Quan trọng hơn là các nước Arab xung quanh đều ngấm ngầm ủng hộ Hafez al-Assad, không ai lên án vụ này.

-Đánh bom Damascus 1986
Sau vụ Hama năm 1982, về cơ bản Anh em Hồi giáo đã bị đánh bại và người Syria nghĩ rằng đã yên ổn. Nhưng bất ngờ vào năm 1986 họ ăn một cái tát nổ đom đóm.

Năm đấy có thông tin đặc vụ Iraq âm mưu cho nổ đập thủy điện Tabqa nổi tiếng trên sông Euphrates. Lực lượng an ninh Syria tập trung nỗ lực vào bảo vệ đập thủy điện quan trọng này. Ngờ đâu, vào tháng 3/1986 một xe tải chở bom nổ ngay tại thủ đô Damascus, làm hơn 60 người chết.

Trong lúc an ninh Syria còn đang rối loạn, đổ lỗi cho nhau thì tháng 4 năm đó một loạt 5 thành phố ở Syria gần Damascus cũng ăn bom, khiến thêm 144 người thiệt mạng. Thủ phạm được xác nhận là “nhóm 17 tháng 10” của quân nổi dậy Syria được đặc vụ Iraq chống lưng. Vì vụ này mà sau đó tới năm 1991 Syria của Hafez al-Assad đã theo Mỹ đánh bỏ mẹ Iraq của Saddam Hussein.

*Và ông con…

Hafez al-Assad đổ công sức diệt tận gốc tổ chức Anh em Hồi giáo nguy hiểm của Syria, cũng là cho cả khối Arab (nên các nước Arab xung quanh dù không thích Syria cũng không lên án hùa theo bọn nhân quyền). Tới năm 2000, Hafez mất, trao lại đất nước cho ông con Bashar al-Assad.

Tới năm 2011, Syria rơi vào tình thế tương tự, khi các thế lực Hồi giáo Sunni ở miền Bắc nổi lên. Và ông con xử lý thế nào? Ông con không những không dẹp nổi quân Hồi giáo, mà ngược lại còn mời Bố già của Hồi giáo là Iran vào dẹp loạn hộ!

Cuối cùng thì dẹp chẳng thấy đâu mà thấy Syria thành nơi cho cả đống con đỡ đầu của Iran tràn vào từ Hezbollah, Hamas, dân quân Shia Iraq,… (cho nên theo dõi thời sự 2015-2018 trên VTV lâu lâu bạn sẽ nghe tin quân Syria tái chiếm trại tị nạn người Palestine là như vậy). Cuối cùng thì thành cái nồi cám heo, phải mượn thêm quân Nga vào đánh mới đỡ được chút!

Tác giả: Phạm Đăng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *