Gửi đồ ở đâu để rảnh tay đi chơi?

Gửi đồ ở đâu để rảnh tay đi chơi?

Lockers, Left Luggage and Luggage Transfer

Thường thì các khách sạn sẽ có chỗ cho bạn gửi đồ trước khi bạn nhận phòng và sau khi đã trả phòng. Tuy nhiên cũng có nhiều tình huống mà bạn cần gửi đồ ở chỗ khác.

🍒Tình huống 1: Chỗ ở bạn thuê là một căn hộ riêng (chủ nhà không ở đấy) và họ không có chỗ để đồ + người trực ở đó để nhận/trả đồ cho bạn. Vậy thì trước khi check in và sau khi check out bạn sẽ không gửi đồ ở đó được.

🍒Tình huống 2: Bạn định đến một điểm khó đi và chỉ định ở điểm ấy 1-2 ngày, bạn có thể gửi vali lại ga tàu/sân bay ở thành phố lớn và chỉ mang ba lô/túi nhỏ theo để tiện chuyển tàu, chuyển xe buýt vv…

🍒Tình huống 3: Nếu bạn dừng ở đâu đó chỉ 1 đêm mà KS bạn ở lại xa sân bay/ga chính, bạn cũng có thể làm theo cách trên. Có cái vali to vật vã mà đi xe buýt thì khổ, đi taxi thì đắt. Chỉ có cái túi nhỏ thì nhảy lên nhảy xuống xe buýt thoải mái hoặc đi bộ cũng dễ.

🍒Tình huống 4: Bạn dừng đâu đó chỉ 1 đêm và ngày hôm sau muốn đi chơi trong thành phố trước khi ra ga/sân bay. KS bạn ở có chỗ gửi đồ nhưng lại không gần ga hay sân bay, và chỗ bạn định đi cũng không gần KS. Nếu gửi đồ ở KS, bạn phải căn giờ để về lại KS lấy đồ xong từ đó lại mang đồ ra ga/sân bay. Rất mất thời gian và còn thêm lo lắng đúng không? Tốt nhất là nên gửi đồ ở ga/sân bay hoặc ở gần chỗ bạn sẽ tham quan.

🍒Tình huống 5: Bạn muốn dừng và thăm thú một thị trấn/thành phố nhỏ chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Ví dụ bạn đi tàu từ Amsterdam đến Paris, trên đường bạn sẽ đi ngang qua Brussels. Bạn hoàn toàn có thể dừng ở Brussels vài tiếng, gửi đồ ở ga và dạo chơi ở trung tâm thành phố. Hay trên đường đi từ Rothenburg tới Salzburg, bạn có thể ghé thăm Munich.

*Lưu ý là vé tàu Thalys giữa Amsterdam và Paris có yêu cầu đặt chỗ trên chuyến tàu cụ thể. Nếu bạn muốn dừng ngang đường ở Brussels thì phải mua tách ra làm 2 vé nhé.

Với tuyến đường Rothenburg đến Salzburg, vì Rothenburg với Munich đều thuộc bang Bavaria của Đức và Salzburg tuy ở Áo nhưng giáp biên giới với vùng Bavaria, vé Bayern Ticket (là loại vé Lander Ticket cho vùng Bavaria) cho phép bạn đi từ Rothenburg đến Salzburg, dừng đâu bao lâu thoải mái miễn là trong ngày và trong vùng quy định của Bayern Ticket. Để biết thêm chi tiết về vé này, bạn đón đọc bài sau nhé 😜. (Lưu ý là không phải thị trấn giáp biên giới với Đức nào cũng được gộp vào một vé Lander Ticket.)

🍁Vậy bạn có thể gửi đồ ở đâu?

🌷Lockers:
-Là loại hộc tủ có khoá để bạn cất đồ.
-Thường vận hành tự động và hoạt động 24/24.
-Có nhiều cỡ nhưng có thể không chứa được vali quá to.
-Có thể thuê theo block 24 giờ và thường chỉ thuê được tối đa 72 giờ.
-Gần như ga tàu nào ở châu Âu cũng có (trừ ga nhỏ quá).
-Cũng thường có ở các sân bay. Nếu không có thì là vì lí do an ninh. Cũng có những nơi bạn phải scan hành lý trước khi gửi.

🌷Left Luggage Service
-Là dịch vụ giữ đồ có người quản lý.
-Nhận giữ đồ với mọi kích cỡ, số lượng.
-Có giờ mở cửa tương tự giờ hành chính (hoặc dài hơn một chút) nên bạn phải gửi và nhận lại đồ trong khung giờ này.
*Ở các sân bay thì giờ mở cửa dài hơn, thậm chí gần như 24/24 tuỳ sân bay (ví dụ sân bay Singapore là 24/24).
-Giá thuê thường tính theo từng block 24 giờ. Ví dụ gửi từ 3h chiều hôm trước đến 3h chiều hôm sau vẫn tính là 1 ngày và ở mức giá đầu tiên.
-Có thể gửi nhiều hơn 1 ngày, thường tối đa là 1 tuần nhưng cũng có những công ty giữ đồ (ngoài sân bay) có thể cho bạn gửi lâu hơn.
-Gần như sân bay nào cũng có.
-Các ga chính ở châu Âu cũng hay có dịch vụ này nhưng giờ mở cửa giới hạn hơn so với sân bay.

🌷Các công ty chuyên nhận gửi đồ:
Cũng là Left Luggage Service nhưng của tư nhân, thường ở những địa điểm gần ga chính (nhưng không trong địa phận của ga), ở trung tâm thành phố, gần sân bay vv…

Một trong những công ty mình thấy có chi nhánh ở rất nhiều nơi là BagBnB. Thực ra đây là một mạng lưới những dịch vụ giữ đồ nhỏ được vận hành bởi một khung giá chung, trang web chung (concept hơi giống Uber ở chỗ là kết nối dịch vụ với khách hàng và có giá quy định). Mình chưa dùng dịch vụ này nhưng sắp tới sẽ thử.

NannyBag cũng là một mạng lưới tương tự.

Trang web này liệt kê các công ty giữ đồ ở London:
https://www.visitlondon.com/…/essentia…/baggage-left-luggage

🌷Ngoài ra, các hostel trong thành phố hay gần ga cũng hay nhận gửi đồ dù bạn không phải là khách ở đấy. Tất nhiên là mất phí nhưng rẻ thôi.

🌷Luggage Transfer:
Dịch vụ chuyển hành lý thì cũng có nhiều công ty chuyên làm nhưng giá cả chắc là không rẻ. Tuy nhiên ở châu Âu có hãng đường sắt Thụy Sỹ (SBB) có dịch vụ chuyển đồ với giá khá rẻ (mình không biết còn hãng tàu nào có dịch vụ này không).

Cách gửi cũng đơn giản. Bạn mang đồ tới một ga tàu trước 7 giờ tối và nhận hành lý tại một ga khác mà bạn chọn 2 ngày sau đó, từ 9 giờ sáng (nghĩa là chưa đến 48 tiếng). Ví dụ thế này. Tối thứ Hai bạn mang đồ đi gửi tại ga Lugano trước 7h tối. Nguyên ngày thứ Ba bạn tung tăng ở khu vực núi Jungfrau chỉ với một ba lô nhỏ đựng 1-2 bộ đồ. Thứ Tư bạn bắt tàu đi Lucerne và nhận đồ ở ga Lucerne, miễn là sau 9h sáng.

SBB còn có dịch vụ chuyển đồ door to door, chuyển đi Đức, chuyển tới sân bay vv… và thậm chí họ còn check in hành lý cho bạn được luôn nếu bạn bay với một hãng Thụy Sỹ (Swiss Air và Edelweiss) 😲😲. Ôi SBB thật là xuất sắc thật là hoàn hảo 😊.

*********

🍁Nên chọn cách gửi đồ nào?
-Dưới 72h, đồ không quá cồng kềnh -> gửi Lockers.
-Trên 72h hoặc có đồ cồng kềnh -> Left Luggage Service.
-Ở Thụy Sỹ và 2 cách trên đều không tiện vì muốn gửi nhiều hơn 72h và lấy đồ khi văn phòng gửi đồ đã đóng cửa -> xem xét dùng Luggage Transfer.

🍁Kết luận:

🌷Bến xe buýt thì không nhiều nơi có chỗ gửi đồ (ngoại lệ là những nơi mà xe buýt là phương tiện chính để di chuyển đường dài như ở Croatia).

🌷Ga tàu thường có cả Lockers lẫn dịch vụ giữ đồ có người quản lý (Left Luggage Service), hoặc có 1 trong 2. Tất nhiên để cho chắc ăn bạn nhớ kiểm tra trước vì không phải ga nào cũng có chỗ gửi đồ.

🌷Sân bay thường có Left Luggage Service.

🌷Trong thành phố cũng có những điểm nhận giữ đồ. Nhiều hostel cũng có dịch vụ này.

Để kiểm tra xem chỗ bạn muốn gửi đồ có dịch vụ này không, cách dễ nhất là google ‘lockers/left luggage’ cộng với tên điểm đến, ví dụ Florence Train Station hay Rome Fiumicino Airport.

Mình viết bài này không phải chỉ để nói về lockers mà chủ yếu để nói về những phương án khác bạn có thể lựa chọn khi lên lịch trình. Hi vọng nó sẽ giúp bạn xử lý những tình huống nêu ở trên và có một lịch trình thật trôi chảy, thuận tiện.

Ảnh: Bellinzona, Thụy Sỹ – nơi mình dừng 2 tiếng chờ tàu và gửi đồ đi chơi.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *