GÓC SIÊU PHẨM – NGƯỜI THỪA KẾ CỦA GIA TỘC KABUKI

Theo báo Japan Today, thị trấn Noto, quận Hosu, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản được cấp 800 triệu yen (khoảng 168 tỉ đồng) nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương trong bối cảnh đại dịch.
Từ số tiền đó, Noto trích 25 triệu yen (khoảng 5 tỉ đồng) để trang trải một phần kinh phí xây dựng tượng. Bức tượng mực khổng lồ cao 4 mét và dài 9 mét, tổng chi phí xây dựng tượng khoảng 30 triệu yen.
Theo báo Japan Today, mực là món ngon của Noto và việc xây dựng tượng là “chiến lược dài hạn” nhằm nâng cao nhận thức về ngành công nghiệp đánh cá địa phương, cũng như tăng cường du lịch.
Các quan chức địa phương nói họ sẽ xây một trạm dừng bên đường, cạnh tượng con mực để thu hút khách du lịch.
“Du lịch địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi COVID-19. Chúng tôi muốn làm gì đó để hỗ trợ công nghiệp địa phương”, một quan chức thị trấn Noto nói với Hãng tin AFP ngày 6-5.
Nhật Bản đang chiến đấu với làn sóng COVID-19 thứ 4. Chính phủ đã phê duyệt gói cứu trợ 70 nghìn tỉ yen vào tháng 12-2020, giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Các khoản cứu trợ không chỉ dành cho chi tiêu liên quan đến điều trị bệnh nhân COVID-19, và tỉ lệ mắc bệnh của tỉnh Ishikawa cũng thấp so với các địa phương khác ở Nhật.
Tuy nhiên, nhiều người dùng mạng xã hội Twitter đã đặt câu hỏi liệu quỹ cứu trợ có nên được dùng cho các mục đích khác hay không. “Bất kể thế nào, điều này là sai. Họ phải trả lại số tiền đó”, một người dùng Twitter viết.
“Việc này là chi tiêu thuế vào việc không cần thiết. Thị trưởng và chính trị gia nên tự trả tiền xây bức tượng”, một người khác nói.
Nhưng cũng có người ủng hộ. “Con gái tôi sẽ đến đó để dã ngoại vào mùa thu. Hi vọng họ không dỡ bức tượng”, một bà mẹ viết trên Twitter.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *