Hẳn mọi ng đều ít nhiều biết về Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương nhưng tôi muốn trình bày một góc nhìn khác với những gì các bạn đã biết:
1/ Sự hình thành của 18 đời
– Tài liệu sớm nhất của nước ta (hiện được biết đến) là cuốn Dã sử thời Trần có tên là Việt sử lược (được cho là viết năm 1377) chép đại khái rằng: ở góc tây nam (của trung quốc) có 15 bộ lạc, vào đời Trang vương nhà Chu (696-682TCN) có ng thuộc bộ Gia Ninh áp phục được các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương lập nước hiệu là Văn Lang, truyền dc 18 đời, đều gọi là Hùng Vương
– Tài liệu khác thời Trần là Lĩnh Nam chích quái có chép một truyện tên Hồng Bàng, theo đó: cháu 3 đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi và Lộc Tục, Lộc Tục được làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương vương, đặt hiệu nước là Xích Quỷ, lấy con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, Sùng Lãm thay cha làm vua, xưng là Lạc Long Quân, lấy nàng Âu Cơ sinh trăm ng con trai, ng con trai trưởng dc suy tôn làm vua, xưng là Hùng vương, đặt hiệu nước là Văn Lang, đời đời cha truyền con nối đều xưng là Hùng vương.
– Tài liệu thời Lê là bộ chính sử Toàn thư chép khá giống với Lĩnh Nam chích quái, nhưng có điểm thú vị là Toàn thư không hề chép Hùng vương truyền dc 18 đời (có lẽ bản thân Ngô Sĩ Liên cũng nhận ra sự vô lí trong tuổi thọ của các vua Hùng) –> vì thế nếu dựa vào Toàn thư thì ko thể nói Hùng vương có 18 đời (Lĩnh Nam chích quái có nhiều bản, hiện tôi đang dùng bản do dịch giả Lê Hữu Mục dịch thì cũng ko thấy nói truyền 18 đời)
– Tài liệu thời Tây Sơn là Tiền biên chép tương tự như Toàn thư nhưng lại chép thêm một câu “tương truyền là đã truyền cho nhau 18 đời đều gọi là Hùng vương” –> câu đó xác quyết cho chúng ta rằng: những tài liệu chính thống mà Ngô Thì Sĩ biết không hết chép truyền dc 18 đời và thông tin truyền dc 18 đời là có nguồn gốc từ Tương Truyền mà thôi.
—-> Thấy rằng: Việt sử lược nói đến 18 đời mà không nói tới Kinh Dương vương, Lạc Long Quân; trong khi Toàn thư nói tới Kinh Dương vương, Lạc Long Quân mà không nói tới 18 đời –> Xem thế cái Tương Truyền có lẽ là sự kết hợp thông tin từ 2 sách kia
– Nhưng đến thời Nguyễn bộ chính sử Cương mục lại chép rõ “truyền nối 18 đời đều gọi là Hùng vương” –> có lẽ đây là tài liệu mà chúng ta đã dùng, chứ kì thực thông tin “18 đời” biến hóa khá phức tạp.
2/ Góc nhìn chính trị về Hồng Bàng
– Cuối thời Đường, phương bắc loạn lớn, nên phương nam từ từ tách ra khỏi phương bắc, bắt đầu từ cha con họ Khúc, sau khi phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lần đầu xưng Vương, tới Bộ Lĩnh thì xưng Đế -> Nhưng câu hỏi rất lớn được đặt ra khi đó, cho cả chính quyền Hoa Lư và người dân ở phương nam là: dựa vào đâu mà Bộ Lĩnh có quyền cai trị, trong khi chính Bộ Lĩnh đã sai con là Đĩnh Liễn sang xin nội thuộc người Tống và được họ phong cho các tước quan, tệ hơn là khi người Tống muốn truất quyền cai trị của Bộ Lĩnh đối với phương nam thì Bộ Lĩnh có phải tuân theo không (người dân phương nam nên trung thành với triều đình phương bắc hay với chính quyền Hoa Lư) và trên hết cái nước Đại Cồ Việt kia lấy cơ sở gì mà tồn tại, rõ ràng lãnh thổ Đại Cồ Việt là đất Tĩnh Hải Quân khi xưa của nhà Đường, bây giờ người phương bắc muốn sát nhập lại, thì Hoa Lư có lí lẽ gì để từ chối -> chính ở sự đòi hỏi cần phải có 1 cơ sở, 1 lí luận cho sự tồn tại của Đại Cổ Việt nên Hồng Bàng thị ra đời -> Hồng Bàng thị nói rằng Lộc Tục và Đế Nghi là anh em, lãnh thổ của 2 người đều thừa kế độc lập từ cha là Đế Minh nên lãnh thổ của tôi không phải là 1 phần lãnh thổ của anh, chẳng qua là lúc tôi còn nhỏ thì anh cướp của tôi mà thôi, nay tôi trưởng thành rồi thì lấy lại phần của mình (nôm na là thế) -> theo góc nhìn này thì Hồng bàng thị còn là tư tưởng chính trị nền tảng cho sự tồn tại của Đại Cồ Việt, ít nhất là về mặt lí luận, chớ ko đơn giản chỉ là nguồn gốc của dân tộc.
P/S: Lưu í, chúng ta chỉ đang bàn về ý nghĩa của Hồng Bàng truyện, chớ ko nói truyện đó đúng hay sai và ảnh là kiếm trên mạng nhé