Giữa đại dương, liệu có những vùng không hề có sự sống?

Có những khu vực ở giữa các lưu vực đại dương lớn được gọi là các xoáy cận nhiệt đới. Đây có thể được coi là những “sa mạc” của đại dương vì mật độ sinh khối (tổng khối lượng của tất cả các sinh vật) và đa dạng sinh học thấp. Điều này là do sự tuần hoàn của đại dương không bổ sung các chất dinh dưỡng có sẵn trong những khu vực này để các loài tảo sống, vốn là cơ sở của chuỗi thức ăn.
Nói chung, bạn có xu hướng tìm thấy nhiều sinh khối và đa dạng sinh học hơn ở gần bờ biển. Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy các điểm tương tự ở những nơi khác, chẳng hạn như các khu vực nước trồi và cũng gần các núi dưới đáy biển.
Xét theo chiều dọc, có nhiều sự sống hơn ở những vùng cách bề mặt 100m vì đây là nơi tảo có thể quang hợp. Nhưng ngay cả trong “sa mạc” đại dương (các xoáy cận nhiệt đới), bạn có thể tìm thấy đủ loại sự sống dưới đáy đại dương sâu và hầu hết chúng đều bị chôn vùi trong lớp bùn dưới đáy đại dương, cho dù không nhiều như gần các bờ biển.

u/ThunderBobMajerle (7.1k points – x1 gold – x1 i’d like to thank… – x2 bless up)
Đây là một điều rất quan trọng vì nó liên quan đến sự sống còn nghề đánh cá ngoài đại dương. Mọi người cho rằng, các đại dương rất lớn nên trữ lượng cá cũng rất lớn. Nhưng nguồn thức ăn (cá) thực ra là rất giới hạn, vì bạn không thể nào tìm được chúng ở trên đỉnh của một ngọn núi hay là dưới đáy của một thung lũng (Tl: Ông này đang nói về việc không phải chỗ nào cũng có thể tìm thấy được thức ăn). Mọi thứ đều được phân bố và chúng đều có giới hạn. Bạn không thể nào tìm được thức ăn ở giữa một sa mạc rộng lớn.
Ngành đánh cá thương mại biết điều này và họ đang vắt kiệt nguồn cung của đại dương để cung cấp cho chúng ta (cá ngừ, cá mahi,…), nhưng như ông thớt đã chỉ ra, phần lớn sinh khối thủy sản nằm gần bờ biển. Cá chúng ta ăn không đến từ môi trường sống bao phủ 70% diện tích hành tinh (đại dương), mà chúng chỉ chiếm có gần 10% thôi.

u/smallgreenman (4.5k points – x3 golds – x1 narwhal salute – x1 doot 🎵 doot)
Hơn nữa, nhiều loài cá ở đại dương có tuổi thọ rất cao và trưởng thành rất chậm. Đã có một số nghiên cứu về sự suy giảm của một số loài cá trong những năm đánh bắt công nghiệp quy mô lớn, bởi vì chúng cần một thập kỷ hoặc hơn để đạt đến độ trưởng thành, đủ để sinh sản. Thực tế là chúng ta đánh bắt các loài trước khi chúng ta hiểu về cách thức sinh sản của chúng nó. Bạn sẽ không thể mong đợi có thể “thu hoạch” bền vững 30% quần thể của một loài động vật mỗi năm.


u/WICCUR (71 points)
“Dồi dào” là một khái niệm mang tính tương đối. Thông thường, các nhà sinh vật học trên cạn và biển đều sử dụng nồng độ Chlorophyll-A làm đại lượng để đo lường mức độ phong phú của sự sống trên một khu vực quy ở mô lớn. Điều này là do sinh vật sản xuất sơ cấp (primary producer) cố định carbon thông qua quá trình quang hợp, và sắc tố Chlorophyll có thể được đo bằng vệ tinh để thay thế cho sinh khối thực vật. Hình ảnh vệ tinh của NASA về Chl-A có thể được nhìn thấy tại đây (Hình 1 dưới comment).
Hầu hết các khu vực đại dương mở có nồng độ Chl-A thấp trong khi các khu vực ven biển và một số phần của đại dương mở có nồng độ Chl-A cao hơn. Tất cả là do sự trộn vật lý (physical mixing) của đại dương. Nước không giống không khí, ở chỗ nước ấm nhất (hay còn gọi là ít đặc nhất) sẽ nổi lên trên, và nước lạnh nhất, đặc nhất sẽ chìm xuống đáy. Nói chung, trong đại dương mở, điều này có nghĩa là sự khác biệt về mật độ giữa các lớp nước trên và độ sâu băng giá là quá lớn, và nước không thể dâng từ sâu lên bề mặt. Để quay lại câu hỏi ban đầu, khi nước giàu dinh dưỡng từ độ sâu không thể lên được, các cột nước trên cùng của đại dương không thể tái tuần hoàn các chất dinh dưỡng, có nghĩa là nước nghèo dinh dưỡng không thể hỗ trợ mật độ cao của các sinh vật sản xuất sơ cấp (thực vật phù du trong đại dương, cỏ, cây,… trên đất liền). Với mật độ thực vật phù du thấp, sự phát triển của động vật phù du sẽ bị hạn chế, sau đó các loài cá nhỏ sẽ bị hạn chế, rồi đến các loài cá lớn,…
Thông tin thêm:
Bạn có thể nhận thấy rằng các khu vực có nồng độ Chl-A cao ở ngoài đại dương trùng với các khu vực trên bản đồ dưới đây (Hình 2 dưới comment). Đây là những khu vực nước trồi chính của đại dương, thường do gió gây ra (mặc dù sự trồi do sự khác nhau của mật độ nước xảy ra ở một số nơi nhất định). Ở những khu vực này, nước giàu chất dinh dưỡng từ độ sâu trồi lên cung cấp lượng lớn sinh vật đại dương, ví dụ điển hình là ngư trường của Bờ Tây Nam Mỹ.
Ngoài ra, tôi chắc rằng các bạn đã quen với việc nước biển ở ngoài đại dương thường khá trong và xanh. Điều này thực tế là do lượng thực vật phù du thấp, vì nồng độ cao sẽ làm đục nước. Nhìn vào một số ví dụ nổi tiếng về những bãi biển nước trong (Hy Lạp, một phần của Caribe, Đảo san hô Thái Bình Dương). Ngay cả những vùng ven biển với nồng độ thực vật phù du thấp và do đó nước của những vùng đấy cũng rất trong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *