Làng Diềm (thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, Tp Bắc Ninh) nơi được coi là khởi thủy của làn điệu Quan Họ – Một trong những niềm tự hào của văn hóa châu thổ sông Hồng.
Điều đặc biệt, giữa làng có cụm di tích Giếng Ngọc – Đền Cùng. Giếng Ngọc được làm theo dạng hình vuông, đáy có đóng khung gỗ bốn cạnh. Gạch được lát từ dưới lên, có từng bậc đi xuống.
Riêng kỹ thuật đào giếng có đóng khung gỗ phía dưới là kỹ thuật rất đặc trưng Champa (tiếp nhận từ Ấn Độ). Phải chăng làng Diềm tổ hát Quan Họ là làng Chăm trên bắc bộ? Lẽ ấy còn phải suy xét nhiều nhưng Giếng làng chắc chắn có kỹ thuật đào giếng của Champa. Nhưng nghe dân ca Chăm lại thấy rất giống với làn điệu Quan họ Bắc Ninh.
Ngay giữa trung tâm văn hóa Bắc Bộ, giếng Chăm vẫn tồn tại, sáu bẩy trăm năm hay gần ngàn năm rồi? Giếng trong mát quanh năm, người dân làng và khách thập phương đặc biệt sùng bái thường uống nước cầu may mắn bình an.
Trên làng quê Bắc Bộ cũng có nhiều giếng nước, cả dạng tròn và vuông, nhất thời chưa thể chứng minh được nguồn gốc những cổ ấy. Tuy nhiên có một số giếng được dân làng thừa nhận là nguồn gốc Cham như giếng cổ Đại Phùng (Đan Phượng).
Tại làng Bá Hiển (Bình Xuyên Vĩnh Phúc) có 13 giếng cổ hình vuông, có kỹ thuật đóng khung gỗ lim dưới đáy. Làng Hương Canh nơi có nghề gốm sắc đỏ cũng có rất nhiều giếng cổ. Khu vực Phong Châu cũng có hàng loạt giếng cổ.
Phải chăng ta nên mạnh dạn khảo sát xem rốt cuộc những giếng này là do ai đào? Hay chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật đào giếng từ đâu? Liệu có khả năng giếng cổ tại Phú Thọ được đào sau năm 1471 (sau cuộc viễn chinh Chiêm Thành của Hoàng đế Lê Thánh Tông) với việc hơn 5 vạn tù binh Chăm ra bắc?
Ảnh minh họa
1. Giếng cổ làng Diềm, chúng ta có thể thấy rõ khung gỗ vuông được đóng dưới đáy.
2. Một giếng cổ tại làng Bá Hiển, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
3. Một giếng cổ tại làng Cánh, Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc


