giam-xoc-o-to-co-may-loai?-dau-hieu-can-thay-giam-xoc-moi?

Giảm xóc ô tô có mấy loại? Dấu hiệu cần thay giảm xóc mới?

Tất cả những thông tin hữu ích về giảm xóc ô tô sẽ được Tinxe.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây. Mời độc giả tham khảo.

Về lý thuyết thì trên đoạn đường bằng phẳng, bạn không cần phải dùng đến giảm xóc nhưng trong thực tế, các con đường luôn có chỗ lồi lõm, “ổ gà”, gờ giảm tốc, khúc cua, quẹo,… tác động đến khung sườn, hệ thống xe.

Giảm xóc ô tô (hay còn gọi là phuộc nhún) là trang bị cần thiết, làm tiêu biến các dao động tự do của lực đàn hồi, giúp xe di chuyển êm ái hơn ở các đoạn đường không bằng phẳng. Giảm xóc của ô tô là áp dụng của dao động tắt dần, nguyên lý của bộ giảm xóc là sử dụng chuyển động tịnh tiến của phuộc nhún, có thể biến động năng thành nhiệt năng rồi đưa vào trong ống thủy lực.

Giảm xóc ô tô là bộ phận quan trọng, nằm trong hệ thống treo của ô tô.

Giảm xóc ô tô là bộ phận quan trọng, nằm trong hệ thống treo trên xe ô tô.

Giảm xóc xe ô tô có mấy loại?

Căn cứ vào cấu tao, có thể phân loại giảm xóc xe ô tô làm 6 loại chính, bao gồm:

  • Giảm xóc 2 ống
  • Giảm xóc 1 ống
  • Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực
  • Giảm xóc bóng hơi
  • Giảm xóc khí nén – thủy lực
  • Giảm xóc Vario

Ô tô luôn phát sinh ra một lực dao động tự do và truyền vào thân xe cũng như người ngồi trên xe. Để triệt tiêu hoàn toàn những dao động này, giải quyết vấn đề dằn xóc thì người ta cần dùng đến bộ phận giảm xóc xe ô tô, giữ sự cân bằng cho xe.

Giảm xóc 2 ống

Đây là loại phổ biến cho hầu hết xe hơi hiện nay, cấu tạo giảm xóc ô tô 2 ống gồm:

  • Ống 1 trên cùng, 2 van tiết lưu đóng mở đối nghịch nhau dưới đáy.
  • Ống 2, ống chân không bao lấy ống 1. Bộ phận này bổ sung thể tích thừa do dầu tràn từ ống 1 ra ngoài ống 2.
  • Ống bảo vệ ngoài cùng.
  • Pit tông và trục pit tông có 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau.

Ưu điểm: Loại ống nhúng này có tuổi thọ cao, giảm dao động khá tốt, giúp xe đi êm.

Nhược điểm: Loại giảm xóc 2 ống này tiềm ẩn nguy cơ bị rò rỉ dầu ra các khe mối nối, nhanh hỏng nếu xe thường xuyên phải chạy ở địa hình đồi núi.

Cấu tạo của giảm xóc 2 ống

Cấu tạo của giảm xóc 2 ống

Giảm xóc 1 ống

Được cải tiến từ loại giảm xóc 2 ống và nguyên tắc làm việc cũng gần giống. Tuy nhiên, loại 1 ống sẽ có một buồng hơi nằm ở dưới cùng thay vì ống thứ 2 trùm lại bên ngoài, giúp cân bằng lượng dầu trong thiết bị giảm xóc.

Ưu điểm: Giữ dầu không bị thoát khỏi các van tốt hơn, giúp bộ phận giảm xóc bền hơn. Ngoài ra, loại 1 ống cũng đa dụng trên nhiều cung đường hơn, hạn chế sủi bọt của dầu, tăng tuổi thọ của dầu.

Nhược điểm: Giá đắt hơn do việc chế tạo vòng kín ở trục pit tông và hộp chứa dầu phức tạp hơn.

Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực

Kết hợp những điểm mạnh, sử dụng nguyên tắc hoạt động kết hợp của cả loại giảm xóc 1 ống và 2 ống. Giảm xóc loại này được đánh giá là ưu việt hơn, phần dưới ống nhún không chứa đầy dầu khi xe đứng yên mà là 1/3 thể tích trong đó là khí nén 6 – 7 Bar. Nhờ vậy mà quá trình nhún và giãn khi nào cũng có sự đàn hồi của buồng khí, nhanh chóng dập tắt dao động.

Ưu điểm: Giảm xóc này bao gồm ưu điểm của giảm xóc 1 ống và 2 ống, khả năng tiêu biến dao động nhanh hơn. Phù hợp với dòng xe bán tải, địa hình

Nhược điểm: Công đoạn chế tạo phải có độ chính xác cao, việc bảo dưỡng kỹ lưỡng nên chúng chỉ được sử dụng cho các xe có yêu cầu đặc biệt.

Cấu tạo của giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực

Cấu tạo của giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực

Giảm xóc bóng hơi

Cấu tạo giảm xóc bóng hơi gồm: Một ống khí nén, vỏ lò xo khí, trục ống nhún và van tiết dầu, khoang chứa dầu.

Khí nén được dẫn vào dưới một áp lực có thể điều khiển. Tùy theo độ áp lực khí nén mà độ đàn hồi của bóng hơi sẽ thay đổi một cách tối ưu, giúp tiêu trừ dao động hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điểm bất tiện của bộ giảm xóc này là bóng hơi chỉ sử dụng được khi máy nổ, nếu sơ ý tắt máy ở chỗ có gò cao thì xe sẽ hạ xuống và có nguy cơ hư vỏ hoặc bộ phận khác.

Cơ cấu của giảm xóc bóng hơi

Cơ cấu của giảm xóc bóng hơi

Giảm xóc Vario

Có kết cấu tương tự như phuộc giảm xóc ô tô loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi được với tình trạng dằn xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.

Khi xe chở tải trọng nhẹ, pit tông sẽ nằm ở vùng trên của ống dầu để dầu di chuyển xuống vùng dưới dễ dàng. Nếu xe chở tải trọng nặng, vị trí của pit tông sẽ di chuyển xuống thấp, dầu sẽ không di chuyển xuống phía dưới dễ dàng được, chúng phải chảy qua van tiết lưu, trở lực này giúp dập tắt dao động.

Giảm xóc khí nén – thủy lực

Hệ thống giảm xóc này tổng hợp những ưu điểm của lò xo đàn hồi có giảm chấn cùng bóng hơi giảm xóc thủy lực. Cấu tạo của phuộc nhún khí – thủy lực bao gồm:

  • Pit tông của phần đàn hồi cũng đồng thời là trục của bộ giảm chấn.
  • Phần bóng hơi được bảo vệ bằng một lớp màng cao su có xen kẽ lớp lõi thép và dù.
  • Bình tích áp khí nén và bóng hơi giảm xóc nối với nhau bởi 1 đường ống khí nén.

Ưu điểm: Có thể tự điều chỉnh van điều khiển phù hợp với điều kiện đường sá và tình trạng tải trọng.

Nhược điểm: Loại giảm xóc này rất tốt nhưng giá thành lại cao và vận hành phức tạp, do đó chúng ít được sử dụng cho xe hạng trung và xe con.

Cấu tạo của giảm xóc khí nén – thủy lực

Cấu tạo của giảm xóc khí nén – thủy lực

Khi nào cần thay bộ giảm xóc ô tô?

Theo kinh nghiệm sử dụng xe, tuổi thọ của hệ thống giảm xóc sẽ phụ thuộc vào đặc điểm đường xá xe thường di chuyển. Nếu xe thường chạy trên đường bằng phẳng, giao thông tốt thì hệ thống phuộc nhún “thọ” khoảng 140.000km. Còn nếu xe thường đi trong đường xấu nhiều ổ gà, hay phải dừng lại vì kẹt xe, có nhiều đoạn cua gấp,… thì bộ phận giảm xóc chỉ hoạt động tốt ở khoảng 80.000km. Dưới đây là những dấu hiệu giảm xóc ô tô cần thay.

– Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Bạn cần phải kiểm tra ngay bộ giảm xóc nếu gặp phải tình trạng này. Bởi khi đầu xe bị nhún lúc phanh gấp sẽ làm giảm khả năng kiểm soát tay lái và gây nguy hiểm cho chính bản thân và các xe xung quanh.

– Xe bị trượt và chệch hướng: Chỉ một tác động nhẹ cũng khiến xe bị mất cân bằng và chệch hướng thì bạn cũng nên mang xe đi kiểm tra ngay, bởi đây cũng là dấu hiệu cho thấy cần phải thay bộ giảm xóc mới.

– Xe bị lắc lư, rung mạnh: Nếu cảm thấy rõ các rung động truyền đến tay lái hoặc xe bị lắc mạnh hơn bình thường trên đoạn đường nhiều ổ gà, bạn đưa xe đến gara để xem xét.

– Chảy dầu và phát ra tiếng kêu: Chảy dầu giảm xóc xe ô tô rất dễ nhận biết, cho thấy bộ phận giảm xóc xe đến lúc cần phải thay thế. Khi xe chạy qua những chỗ đường xấu sẽ phát ra tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Dấu hiệu này cho biết giảm xóc xe đã bị hở phớt và chảy dầu thủy lực.

– Lốp mòn không đều: Bánh lốp mòn nhưng không được đồng đều, mòn theo từng vị trí thì do giảm xóc cũng đã hoạt động yếu, hư hỏng. Lúc này độ bám đường của lốp kém dễ gây nguy hiểm cho lái xe cũng như mọi người trên xe.

Dấu hiệu nhận biết cần phải thay giảm xóc ô tô.

Dấu hiệu nhận biết cần phải thay giảm xóc ô tô.

Kiểm tra bộ giảm xóc ô tô bằng cách nào?

Có 3 cách kiểm tra bộ giảm xóc của ô tô đơn giản để bạn thực hiện tại nhà. Việc nắm bắt được tình trạng hoạt động của giảm xóc giúp bạn chủ động hơn khi sử dụng “xế cưng” cũng như đưa ra biện pháp phòng chữa kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số cách kiểm tra dưới đây.

Quan sát phía trước xe

Bạn đỗ xe trên nền phẳng và quan sát phần đầu xe, nếu độ cao của 2 bên bánh xe trước bằng nhau thì chứng tỏ giảm xóc ở 2 bánh trước vẫn còn tốt và không bị hư hại. Bạn có thể đo độ cao chuẩn của xe thông qua thông số chính xác của hệ thống treo.

Nếu độ cao không giống với thông số tiêu chuẩn thì có thể các lò xo giảm xóc ô tô hoặc thành phần nào đó của hệ thống treo đã bị gãy, hỏng.

Dùng lực kiểm tra phần đầu xe

Dùng lực ấn phần đầu xe xuống hoặc đặt đầu gối lên phần cứng của cản xe và nhún rồi nhảy xuống, nếu xe không bật lên lại như trước thì có nghĩa giảm xóc có vấn đề.

Kiểm tra bằng mắt

Giảm xóc luôn phải hoạt động với tần suất lớn, lò xo rất nhanh bị hư hỏng, có thể bị gãy và không còn đàn hồi. Ống nhún sử dụng dầu thủy lực để hấp thụ và triệt tiêu các dao động, nếu các phớt làm kín bị hỏng thì dầu thủy lực sẽ rò rỉ ra ngoài, làm cho bộ giảm xóc hoạt động không còn trơn tru.

Bạn có thể quan sát bằng mắt thường để tìm những chỗ rò rỉ, nếu có các dấu hiệu này bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa.

Quan sát bằng mắt thường để tìm những chỗ rò rỉ, nếu có các dấu hiệu này bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa.

Quan sát bằng mắt thường để tìm những chỗ rò rỉ, nếu có các dấu hiệu này bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa.

Giải pháp sửa chữa và thay thế bộ giảm xóc ô tô

Khi bộ phận giảm xóc xe ô tô có dấu hiệu rò rỉ dầu thì tức là nó đã bị hỏng, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng thêm vài tháng nữa (cho đến khi xe chạy trên đường mà có tiếng kêu dội lên ở khoang hành khách). Đôi khi các chủ xe chỉ sửa giảm xóc ô tô chứ không thay mới hoàn toàn. Bởi chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc thay thế, mua mới.

Khi sửa chữa, phục hồi bộ giảm xóc tại các gara, người thợ sẽ tháo giảm xóc, kiểm tra phớt chắn dầu, xem ty giảm xóc có xước không, ấn xuống để kiểm tra độ nhún. Nếu dầu chảy họ sẽ thay phớt, còn thấy độ đàn hồi của nó trở về quá chậm hoặc quá nhanh, thậm chí là không trở về thì có nghĩa bộ giảm xóc đã hỏng hẳn và cần phải thay mới.

Nhiều tài xế muốn nâng cấp bộ giảm xóc trở nên chất hơn, hoạt động hiệu quả, tuổi thọ cao và bền hơn, chinh phục được nhiều địa hình bằng đệm trợ lực lò xo, đệm thêm cao su giảm xóc ô tô. Điều này giúp giảm tần số biên độ dao động của lò xo, dập tắt dao động đàn hồi nhanh hơn, giảm cự ly hãm phanh nếu thắng gấp khi đang chạy ở tốc độ cao, tránh nghiêng xe khi vào cua với tốc độ cao, giữ vững trọng tâm cho xe.

Bộ giảm xóc còn dùng nếu khi ấn xuống sẽ trở về trong khoảng từ 3 - 4 giây.

Bộ giảm xóc còn dùng nếu khi ấn xuống sẽ trở về trong khoảng từ 3 – 4 giây.

Các thông tin về giảm xóc ô tô bao gồm các phân loại, cấu tạo, dấu hiệu nhận biết và cách kiểm tra giảm xóc bị hỏng cùng phương pháp khắc phục đã được Tinxe.vn tổng hợp trong bài viết. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp độc giả sử dụng “xế cưng” của mình một cách hiệu quả hơn.

Tịnh Tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *