GIẢI MÃ BÍ ẨN HIỆN TƯỢNG “BÓNG ĐÈ”

Một chương trình giải trí của Đài Loan từng mời một nhóm khách mời nổi tiếng kể lại trải nghiệm bị “bóng đè” của họ. Có câu chuyện của một khách mời để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc. Một lần cô gái này ra ngoài quay phim, buổi tối ngủ lại khách sạn địa phương. Cô ấy nói, đêm hôm đó khi bước vào phòng khách sạn đã thấy bầu không khí rất kỳ lạ, nhưng lúc ấy cô ấy đã rất mệt nên đi ngủ trước, đồng nghiệp cùng phòng đang nằm trên giường xem ti vi. Cô gái này chỉ ngủ một lúc đã thức dậy, nhưng phát hiện mình không thể cử động, như bị thứ gì đó đè chặt lên giường. Cô ấy nghe được tiếng tivi, muốn kêu lên nhưng lại không phát ra được tiếng nào. Cô ấy sợ run cả người, may thay lúc này bạn cùng phòng đến lay, cô ấy mới tỉnh lại.

Việc “bóng đè” mà ngôi sao này gặp phải thật ra không hiếm gặp, hay có thể nói là rất phổ biến. Trải nghiệm điển hình nhất của “bóng đè” là khi đang ngủ đột nhiên cảm thấy bị vật nặng nghìn cân đè, giống như có một “bóng ma” đang ngồi lên người mình, cảm thấy mình đang tỉnh táo, nhưng tay chân không thể cử động được. Theo y học, việc “bóng ma” đè lên người được gọi là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis), khoảng một nửa số người đều từng bị.

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng “bóng đè” kỳ lạ này? Khi giấc ngủ ở giai đoạn mắt chuyển động nhanh, cũng là giai đoạn thường xuất hiện giấc mơ, cơ bắp của chúng ta sẽ bị tê liệt. Cơ chế sinh học này của não nhằm ngăn cản chúng ta làm các động tác trong mơ, ngộ thương bản thân và người xung quanh.

Ở thân não có một nhóm tế bào nhỏ được gọi là nhân lục dưới hạch, vùng này chịu trách nhiệm ức chế vận động cơ bắp của chúng ta trong lúc ngủ. Khi những tế bào này bị thương tổn, giấc ngủ sẽ mất đi tác dụng ức chế vận động, cơ thể con người sẽ làm các động tác trong giấc mơ. Ví dụ, nếu bạn mơ thấy mình đang chạy bộ, bạn sẽ nằm trên giường đạp chân; nếu mơ thấy đánh nhau, bạn sẽ nằm trên giường cử động cánh tay. Triệu chứng ban đầu của một số bệnh thoái hóa não cũng bao gồm chuyện này, ví dụ như, nhiều năm trước khi triệu chứng chủ yếu của chứng rối loạn vận động xuất hiện ở bệnh nhân Parkinson, nhân lục của não đã bị thương tổn, họ sẽ quơ tay múa chân trong giấc ngủ. Cơ chế của hiện tượng “bóng đè” lại trái ngược hẳn, “bóng đè” là do cơ chế ức chế vận động trong giấc ngủ không chấm dứt kịp thời gây ra.

Chứng liệt do ngủ dễ xảy ra khi giấc ngủ không điều độ, như trong chuyến du lịch hoặc khi quá mệt mỏi vì công việc. Chứng liệt do ngủ thường không nguy hiểm, chỉ cần người xung quanh đánh thức là sẽ được giải quyết. Ngoài ra, một người nằm ngửa khi ngủ khá dễ xảy ra hiện tượng “bóng đè”, có một số người còn bị ảo giác ngay lúc này, chẳng hạn như “nghe thấy” có người nói chuyện bên tai, “nhìn thấy” có động vật ở xung quanh… Nếu “bóng đè” không xảy ra thường xuyên, thông thường sẽ không cần điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *