Lâu nay người ta vẫn cho rằng Tần Thủy Hoàng chết vì bạo bệnh, và điều này được Sử ký ghi chép rất rõ ràng.
Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía Đông thì bị hành thích, tuy vô sự nhưng hai cỗ xe đi sau bị thích khách dùng chùy đập nát. Sau đó lại phát hiện trên một tảng đá có khắc chữ “Thủy Hoàng chết, đất phân chia, lại thêm lời nói “Năm nay Tổ Long chết” từ một “tiên nhân”. Tần Thủy Hoàng rất mê tín, đối với những hiện tượng này thì cảm thấy rất bất an. Để trừ tai tránh nạn, tìm thuốc trường sinh bất tử, Tần Thủy Hoàng nghe theo lời một thầy bói có tiếng, chuẩn bị tuần du lần thứ năm. Nhưng do trên đường đi lao lực, Tần Thủy Hoàng tới bến Bình Nguyên thì ngã bệnh.
Triệu Cao phụng mệnh viết di chiếu, truyền mệnh cho giám quân Hà Thao là Phù Tô. Thư chưa kịp truyền đi, Tần Thủy Hoàng đã chết tại Hành Cung Sa Khâu. Theo ghi chép của Sử Ký Tần Thủy Hoàng từ nhỏ đã mắc bệnh, thể chất yếu đuối, lớn lên lại ương ngạnh bảo thủ, việc lớn hay nhỏ đều tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân, làm việc cực kỳ mệt nhọc. Thêm nữa việc tuần du lại vào tháng 7 nóng nực. Tất cả những nhân tố bất lợi trên khiến cho Tần Thủy Hoàng lao lực mà mất sớm.
Điều khiến nhiều người thắc mắc là Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh gì. Có người cho rằng Tần Thủy Hoàng mắc bệnh động kinh. Bệnh này thường phát tác vào tháng 4, khi mới phát thì chóng mặt, dạ dày khó chịu sau đó sẽ mất đi ý thức, cơ bắp bị co giật, sắc mặt tái đi, đồng tử mở rộng, ngừng hô hấp, sau đó toàn thân co rút, ,sùi bọt mép, ít nhất phải mười phút sau mới có thể tỉnh táo trở lại.
Quách Mạt Nhược căn cứ theo Sử Ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ ghi chép “Tần Vương mũi gãy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói, ít tạo ơn lại thâm hiểm”. Vì thế ông ta phỏng đoán Tần Thủy Hoàng mắc chứng xương mềm, thường phải chống chọi với việc khó thở, nên khi lớn lên ngực giống với chim ó, tiếng giống như sói. Càng về sau do công việc triều chính nặng nề, làm nảy sinh những bệnh chứng của viêm màng não và động kinh. Khi Tần Thủy Hoàng xuống Hoàng Hà, bệnh động kinh lại phát tác. Sọ não lại va vào vào đồ đựng đá, làm tăng thêm bệnh viêm màng não, người rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh. Ngày thứ hai khi xe đi tới Sa Khâu thì Triệu Cao và Lý Tư mới phát hiện ra được Tần Thủy Hoàng đã chết được khá lâu rồi.
Cái Chết Của Tần Thủy Hoàng là một cuộc chính biến?
Nhưng cũng có một quan điểm khác, dựa trên một số tài liệu sử sách có liên quan tới cái chết của Tần Thủy Hoàng, phát hiện ra một số điểm khả nghi. Triệu Cao là một viên hoạn quan, bố mẹ đều là tội nhân của nước Tần. Phụ thân Triệu Cao phải chịu cung hình của nước Tần, mẹ là nô tỳ cho một viên quan lại.
Anh em Triệu Cao được sinh ra trong Tần Cung, sinh ra đã là nô bộc. Về sau Tần Thủy Hoàng nghe nói Triệu Cao thân thể cường tráng, lại hiểu “ngục pháp” liền đề bạt làm Trung Xa Phủ Lệnh. Những biểu hiện của Triệu Cao khi Tần Vương bị bệnh nặng và sau khi chết không thể không khiến người ta hoài nghi rằng cái chết của Tần Vương có liên quan tới Triệu Cao. Đi theo Tần Thủy Hoàng trong lần xuất du này chủ yếu có Triệu Cao, Lý Tư và Hồ Hợi. Thượng Khanh Mông Nghị cũng đi theo đoàn tùy tùng này. Mông Nghị tức là em trai của đại tướng Mông Điềm, là thân tín của Phù Tô, nhưng khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh nặng trên đường thì Mông Nghị lại bị sai quay trở về biên quan. Từ việc chuyển dời nhân sự đột ngột như thế có thể tahy61 đây chính là một âm mưu do bọn Triệu Cao cùng sắp đặt. Bởi Mông Điềm dẫn hơn ba mươi vạn đại quân theo công tử phù tô đóng ở Thượng Quận. Lại thêm Triệu Cao từng bị Mông Nghị tử hình nhưng sau đó được Tần Thủy Hoàng miễn tội, Triệu cao ,mới được phục hồi quan tước. Triệu Cao hận Mông Nghị tới xương tủy. Triệu Cao từng thề rằng phải tiêu diệt sạch cả nhà họ Mông.
Đẩy Mông Nghị đi khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh nặng cũng chinmh1 là một bước trong việc trừ khử hòn đà ngáng chân này của Triệu Cao. Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao vừa uy hiếp Lý Tư, vừa thuyết phục Hồ Hợi. Ba người cùng bàn tính kế hoạch. Giả tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng để ban bố, giao ngôi vua lại cho Hồ Hợi. Đồng thời mượn danh nghĩa của Tần Thủy hoàng chỉ trích Phù Tô là con bất hiếu, Mông Điềm làm thần tử bất trung, bắt hai người phải tự sát mà không được kháng lệnh. Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao và Lý Tư mới lệnh cho đôi xa giá ngày đêm quay trở về thành Hàm Dương. Để tiếp tục lừa đám thần dân, đội xe không dám đi đường tắt trở về Lạc Dương mà vẫn vờ như đang tiếp tục tuần du, đi đường vòng về Lạc Dương. Thời tiết nóng nực, thi thể của Tần Thủy Hoàng bắt đầu bị rữa và bốc mùi hôi thối. Để tránh tai mắt, Hồ Hợi sai người mua thật nhiều cá để chất lên xe.
Về tới Hàm Dương, Hồ Hợi kế vị, xưng là Tần Nhị Thế, Triệu cao giữ chức Lang Trung Lệnh, Lý Tư vẫn giữ chức thừa tướng như cũ, nhưng thực tế quyền bính trong triều đều đã nằm trong tay Triệu Cao cả. Triệu Cao sau khi thực hiện được âm mưu, bắt đầu hạ độc thủ với những người thân tín bên mình. Hắn bày ra cạm bẫy từng bước một đưa Lý Tư lên đoạn đầu đài. Lý Tư khi phát giác được âm mưu của Triệu Cao liền viết thư cáo giác. Tần Nhị Thế không những thiên vị Triệu Cao còn “trị tội” Lý tư, cuối cùng Lý Tư bị xử trảm ngang lưng tại Hàm Dương.
Triệu Cao nhận chức thừa tướng, là hoạn quan nên hắn có thể ra vào cung cấm, xưng là Trung Thừa Tướng. Nhưng mục đích của Triệu Cao là còn muốn làm hoàng đế. Triệu Cao không thể chi phối được Tần Thủy Hoàng khi vị hoàng đế này còn sống. Trong lần thứ năm đi tuần du này, việc Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh đúng là một cơ hội trời cho. Chỉ khi Tần Thủy Hoàng chết thì Triệu Cao mới có thể giả truyền di chiếu, từng bước, từng bước, thực thi kế hoạch của mình.
Tần Thủy Hoàng bị bệnh chết hay bị hại chết? Cho tới bây giờ vẫn không có một kết luận chính xác. Nếu như bị hại, Triệu Cao làm thế nào để giết Tần Thủy Hoàng đây? Quách Mạt Nhược từng viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử có tên là Cái Chết Của Tần Thủy Hoàng, mô tả bệnh trạng của Tần Thủy Hoàng trước lúc chết như sau: “Tai phải chảy máu đen, trong tay trái có một cây đinh sắt”. Quách Mạt Nhược cho rằng Hồ Hợi sợ đêm dài lắm mộng, lo lắng Triệu Cao và Lý tư thay đổi ý định nên phải hạ độc thủ trước. Việc này Triệu Cao và Lý Tư cũng không rõ. Thực tế thì khả năng Triệu Cao mưu hại Tần Thủy Hoàng lớn hơn khả năng Hồ Hợi trực tiếp ra tay rất nhiều. Bởi vì ngọc tỷ, chiếu thư đều nằm trong tay Triệu Cao, việc quyết định người kế vị vương quyền cũng nằm trong tay Triệu và Lý. Cho dù Hồ Hợi có giết được cha mình đi chăng nữa, nếu như không có sự phối hợp của Triệu Cao và Lý Tư thì cũng hoàn toàn không thể nắm được vương vị, ngược lại còn mang họa vào thân. Lại thêm một điều là Triệu Cao thường ở bên hoàng đế, tùy lúc có thể hành sự mà khó có thể bị lộ. Điều này tiện hơn Hồ Hợi rất nhiều.
Triệu Cao Mưu Sát Tần Thủy Hoàng Vì Đâu?
Vấn đề là ở chỗ, Triệu Cao vì sao lại muốn giết Tần Thủy Hoàng? Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ Triệu Cao sợ Phù Tô kế thừa vương vị. Triệu Cao từng nói với Lý tư rằng: “Trưởng tử (tức Phù Tô) tính tình cương nghị lại có vũ dũng, được người tin tưởng lại có thêm dũng sĩ, ắt sẽ dùng Mông Điềm làm thừa tướng”. Như đã phân tích ở trên, do Triệu Cao căm thù Mông Nghị, Mông Điềm tới tận xương tủy, chắc chắn không hề muốn cho họ Mông được đắc sủng, nên không hề muốn cho họ Mông được đắc sủng, vì thế không đời nào muốn cho Phù Tô được kế vị. Nhưng Tần Thủy Hoàng lại sủng ái con trai trưởng của mình là Phù Tô nên chỉ còn cách thừa cơ giết Tần Thủy Hoàng mới có thể đưa Hồ Hợi lên được. Tần Thủy hoàng bình thường ở chốn thâm cung, lại thêm phòng bị rất nghiêm ngặt, Triệu Cao thực sự không có cách gì để hạ thủ. Bây giờ Tần Thủy Hoàng bị bệnh trên đường quả đúng là cơ hội ngàn năm có một. Triệu Cao từng “khuyên” Hồ Hợi: “Hồ nghi do dự, sau ắt phải hối hận. Quyết đoán quỷ thần không biết, ắt hẳn thành công”.
Triệu Cao mưu sát Tần Thủy Hoàng là hoàn toàn có khả năng. Chính lời nói của Triệu CVao cũng là lời giải thích rõ ràng cho chuyện này. Triệu Cao từng nói với Hồ Hợi: “Thần nghe Thang Vũ giết chủ, thiên hạ xưng là nghĩa, không phải là không trung vậy. Vệ Quân giết cha mà vận nước Vệ kéo dài, Khổng tử làm sách không cho đó là bất hiếu”. Triệu Cao không những có cả lý lẽ với việc giết vua mà sau này còn công khai hành động.
Một thời gian sau khi Hồ Hợi lên ngôi vua, Triệu Cao sai con rể mình là Hàm Dương lệnh cho Diêm Lạc đem binh mã hơn nghìn người, giả làm đọa tặc, xông vào Vọng Di Cung, bức Hồ Hợi tự sát. Hồ Hợi đã cố gắng khẩn cầu tha mạng nhưng Diêm Lạc trả lời: “Thần nhận lệnh của thừa tướng, vì thiên hạ mà giết người”. Hồ hợi không còn cách nào đành tự sát. Sau đó Triệu Cao đem ngọc tỷ đeo lên thân mình, muốn tự lập làm hoàng đế nhưng quần thần đều nhất loạt phản đối. Triệu cao cũng không còn cách nào hết, chỉ có thể đưa cháu của Hồ hợi là Tử Anh lên làm vua. Từ những việc làm của Triệu Cao đủ để thấy Triệu Cao là kẻ lòng lang dạ sói, việc giết vua cũng không có gì là lạ
Quan điểm này trên thực tế cho rằng cái chết của Tần Thủy Hoàng là một cuộc chính biến trong triều đình, mà đạo diễn chính cho vợ kịch này chính là Triệu Cao, còn Phù Tô, Mông Điềm, Mông Nghị, Lý Tư, Hồ Hợi… đều là những vật hy sinh cho vở diễn này. Việc Tần Thủy hoàng thực chất đã bị Triệu cao giết như thế nào, đây cũng vẫn còn là một trang thiếu trong lịch sử song có rất nhiều khả năng Tần Thủy Hoàng không những là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa mà còn là vị hoàng đế đầu tiên bị giết.
Bình luận:
Bài viết dài thế chứ thật sự rất vớ vẩn, không có một căn cứ nào thuyết phục.Làm gì có chuyện vì Triệu Cao thù thái tử mà phải giết vua rồi mới liên kết thằng em giết thằng anh. Nên nhớ Tần Thuỷ Hoàng là chỗ dựa, là người bảo kê cho Triệu Cao nếu quả thật có thù với Phù Tô. Không ai đốn chỗ dựa của mình rồi tính 2,3 bước liên tiếp như vậy mà bước nào cũng nguy hiểm có thể bị tru di tam tộc.Tần Thuỷ Hoàng chết là do uống mấy thuốc trường sinh bất lão của mấy đạo sĩ có chứa thủy ngân gây độc nên chết.
- Sự thật là sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao giả di chiếu bức Phù Tô và Mông Điềm phải tự tử, bạn giải thích sao về chuyện này. Trong bài viết không có nói Triệu Cao thù Phù Tô nhé, thiết nghĩ bạn nên xem lại cách tiếp nhận thông tin đi. Triệu Cao thù Mông Điềm, Mông Nghị nên bức chết Mông điềm, còn việc giết Phù Tô là loại bỏ vật cản để đưa Hồ Hợi lên ngôi. Việc giết Tần Thủy Hoàng không những vì mục đích báo thù mà còn vì thèm khát ngôi vua. Những diễn biến sau của lịch sử như giết Lý Tư, Hồ hợi đã chứng minh rõ ràng điều này. Bạn nói Tần Thủy Hoàng là chỗ dựa của Triệu Cao, cũng đúng thôi nhưng nếu bạn có thể tự mình đứng được, không cần dựa mà còn lên ngôi thiên tử, lại trả thù được kẻ thù của mình chỉ với một nước cờ khó có thể bại lộ thì bạn có muốn đi nước cờ đó không?
- Lại vớ vẩn. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng chết thì Triệu Cao mất chỗ dựa, hoặc sợ bị trả thù như bạn nói thù Mông Điềm, Mông Nghị gì đó nên mới làm liều, hoặc nhân cơ hội leo cao, còn trước đó cần gì giết vua? Trong khi vua là người nâng đỡ mình, sao không đợi leo lên chức thừa tướng hoặc kéo bè kết cánh mạnh rồi muốn làm gì làm, cái nào dễ hơn?
- Triệu Cao chỉ là thái giám, việc lên chức cao trong khi Tần Thủy Hoàng còn sống là điều không thể, hơn nữa nếu Thủy Hoàng mà sống thọ thì người giữ chắc chức thừa tướng luôn là Lý Tư, Lý Tư có chết thì cũng sẽ có người khác lên thay làm thừa tướng không bao giờ đến lượt Triệu Cao. Việc Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh trên đường tuần du là thời cơ ngàn năm có một, cớ gì lại không tận dụng. Bạn nói Thủy Hoàng Đế nâng đỡ Triệu Cao chứ gì nhưng khi Triệu Cao lập Hồ Hợi lên ngôi, Hồ Hợi còn bao che cho Triệu Cao hơn cả sự nâng đỡ của Thủy Hoàng. Bạn nói sao Triệu Cao không đợi đến mức kết bè kéo cánh rồi muốn làm gì thì làm, vậy tôi hỏi bạn, Thủy Hoàng còn sống hay Phù Tô kế vị thì Triệu Cao có kết bè kéo cánh được không. Nên nhớ Triệu Cao chỉ là hoạn quan. Đùng một cái, lập Hồ Hợi lên ngôi được phong chức Lang Trung Lệnh rồi một thời gian ngắn sau được phong là Trung Thừa Tướng vậy tôi hỏi bạn, như thế với việc kết bè kéo cánh trong lúc Thủy Hoàng còn sống cái nào nhanh và dễ hơn. Lịch sử đã chứng minh cách làm của Triệu Cao khiến hắn ta leo lên vị trí cao nhanh và dễ hơn việc bạn nói rồi. Bạn nên nhớ những hành động của Triệu Cao khi Thủy Hoàng chết đã lật tẩy bộ mặt gian trá của hắn rồi, cũng như vậy lịch sử không thể không nghi ngờ Triệu Cao giết vua