Giải ảo về Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Giải ảo về Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Do tuyên truyền lâu nay mà hậu thế chúng ta có nhiều hiểu lầm về nhân vật Nguyễn Trãi. Vì vậy, cần phải có những cải chính về nhân vật này cho đúng với lịch sử. Điều quan trọng là SGK lịch sử hiện hành về khởi nghĩa Lam Sơn cũng ko hề đánh giá Nguyễn Trãi công đầu trong KNLS, tất cả hiểu lầm nếu có chỉ từ sách Ngữ Văn bài về Cáo Bình Ngô. Các bạn học văn mà hiểu lầm về sử chứ bài viết này không xét lại, mà chỉ trích dẫn tài liệu của ĐƯƠNG TRIỀU

1, Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa được UNESCO công nhận??

Đây là điều không có thật. Đơn giản là không có danh hiệu danh nhân văn hóa trong điều lệ UNESCO. Tổ chức văn hóa – giáo dục LHQ chỉ có hoạt động tưởng niệm và giới thiệu về danh nhân các nước thành viên nhân dịp sinh nhật hoặc kỷ niệm ngày mất danh nhân đó. Ý kiến tưởng niệm và thông tin giới thiệu về danh nhân do chính quốc gia là quê hương của danh nhân đề xuất. Hoạt động này thể hiện sự hợp tác và tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia trong UNESCO.

Link tham khảo: https://whc.unesco.org/

2, Nguyễn Trãi là đệ nhất công thần nhà Hậu Lê?

Sự thực không phải vậy, Nguyễn Trãi đảm nhận chức Nhập nội Hành khiển chỉ là chức dành cho văn nhân, thư ký cho vua. Chuyên soạn thảo văn thư, giấy tờ, chiếu lệnh. Nói đơn giản ô là một nhà văn, nhà thơ, là tuyên truyền viên. Ông không phải mưu sĩ như Trương Lương, Trần Bình, Lưu Cơ. Cũng không phải tướng võ như Hàn Tín, Lý Tĩnh, Từ Đạt.

Về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi đóng góp cho nhà Lê thì cũng không phải là “ngòi bút địch vạn quân”. Sáng tác nổi bật của ông trong khởi nghĩa Lam Sơn là Bình Ngô Sách (đã thất lạc) và thư dụ hàng Vương Thông. Sau khi Lê triều lập quốc thì thừa lệnh vua viết Bình Ngô Đại Cáo. Xét chung, các tác phẩm của ông có giá trị văn học nghệ thuật rất lớn. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng khiến giặc sợ mà hàng. Điều kiện then chốt vẫn là những chiến thắng quân sự.

Xét trong sắc phong công thần của Lê Thái Tổ trong 2 đợt năm 1428 và năm 1429 thì thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu. Tước Quan Phục Hầu đứng thứ 8/9 cấp hầu được Thái Tổ phong thưởng. Nói về tài tham mưu nhà Lê không ai hơn Nguyễn Chích, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Xí. Thực tế lịch sử cũng không có chép Nguyễn Trãi hiến kế gì cụ thể cho Lê Thái Tổ. Duy có Bình Ngô Sách được cho là của Nguyễn Trãi thì nay đã thất lạc nên không biết nội dung là gì.

Khi triều Lê lập quốc. Các chức danh tham chính, quyết việc phò tá quân vương, trụ quốc đại thần là các ông: Lê Sát, Phạm Vấn, Trịnh Lỗi, Lê Ê, Đinh Liệt, Nguyễn Xí…….

Nguyễn Trãi có tham gia soạn lễ nhạc và xử án đời Thái Tông nhưng đều không được quần thần tán thành. Sau đều phải cải chính lại cả

Nguồn tham khảo: ĐVSKTT, ĐVSKTB, Cương Mục, Lam Sơn Thực Lục do chính Nguyễn Trãi viết

3, Nguyễn Trãi đạo đức sáng ngời, tận thiện, tận mỹ?

Nguyễn Trãi là một người dân tộc chủ nghĩa. Ông yêu nước và bất phục nhà Minh. Điều này đúng. Nhưng nếu nói ông đạo đức sáng ngời, tận thiện, tận mỹ thì còn xa lắm

Về đạo làm quan với đồng liêu: Nguyễn Trãi không được lòng hầu hết các quan chức trong triều Lê và cả vua Lê. Năm 1435, tháng 6, Đại tư đồ Lê Sát tiến cử Nguyễn Trãi và một số viên quan khác vào dạy học cho Lê Thái Tông ở toà Kinh Diên nhưng vua Lê Thái Tông không chấp thuận. Trong việc vua giao sửa soạn nhã nhạc thì ông làm không đến nơi. Còn nhiều thiếu khuyết nên sau việc này giao lại cho Lương Đăng.

Về đạo trị dân: Nguyễn Trãi được vua giao xử vụ án 7 tên trộm. Ông tranh cãi với Lê Sát và Lê Ngân về việc xử lý bảy tên ăn trộm ít tuổi can tội tái phạm. Trong khi Lê Sát, Lê Ngân khuyên ông nên nhân nghĩa với tên trộm thiếu niên thì ông lại từ chối. Quyết xử chém 2 người, còn lại xử lưu đầy khổ sai. Điều này mâu thuẫn với chính những lời tâu về đạo đức của Nguyễn Trãi dâng lên Lê Thái Tông.

Về nhân cách cá nhân: Nguyễn Trãi là người ham sắc. Ông có nhiều vợ. Về sau khi đã ngũ tuần ông vẫn lấy bà Nguyễn Thị Lộ. Nhân bà Lộ còn trẻ đẹp, giỏi thi ca lại cho bà Lộ vào cung hầu vua Lê Thái Tông. Rồi qua bà Lộ rỉ tai to nhỏ với vua về một số quan viên khác trong triều. Truyện này đồn ra ngoài làm nhiều quan viên phật ý. Đó cũng là khởi đầu cho thảm kịch đời ông. Cương Mục nhận xét việc này: Đời Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. Trãi nếu là người hiền, thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn vẹn. Thế mà lại đi đón trước ngự giá, thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự Trãi chuốc lấy. Như thế sao được gọi là người hiền?

Xét đạo làm quan và đạo quân thần. Nguyễn Trãi còn thua Trương Lương, Lưu Bá Ôn nhiều lắm!

Bổ sung nguồn: SGK Lịch Sử Lớp 8 và Lớp 10, để các bạn ko nói mình xét lại

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *