Một thứ có trong đất và đá, cả trong con bướm nhỏ hay trong những con voi to lớn, trong máu cũng như trong cơ bắp và nước ối đó là gì vậy? Đó chính là muối. Ngày nay, muối có thể tìm được dễ dàng hơn rất nhiều bởi nó được sản xuất nhân tạo bằng những công nghệ tân tiến. Thế nhưng, ngày xưa muối đã từng quý giá đến mức có câu tục ngữ là “Nói cảm ơn với người bán muối còn hơn là với Bình Nhưỡng”. Hãy cùng nhìn lại giá trị của muối, thứ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử loài người.
Muối làm rúng động cả lịch sử
Con người sống trong thời kỳ săn bắn nguyên thủy đã từng hấp thụ muối trong tự nhiên bằng cách ăn thịt cá và chim. Tuy nhiên, khi đã bước vào thời kỳ xã hội nông nghiệp, ngũ cốc trở thành nguồn thức ăn chính và rồi chúng ta không còn có thể hấp thụ đủ lượng muối cần thiết chỉ với thức ăn đó. Hơn nữa, việc ăn nhiều rau xanh khiến hấp thụ thêm Kali dẫn đến nhu cầu bổ sung thêm muối tăng lên đáng kể. Rốt cuộc, dẫn đến việc phải bổ sung thêm muối từ nguồn bên ngoài. Chính vì thế, những người sống trên núi hay trong đất liền bắt đầu đổ xô đến các bờ biển, mỏ muối và hồ muối, nơi họ có thể đổi nông sản để lấy muối. Kể từ đó, vùng sản xuất muối nghiễm nhiên trở thành trung tâm thương mại.
Trong quá khứ, muối đã từng được sử dụng như là đơn vị tiền tệ. Người Hy Lạp cổ đại đã từng sử dụng muối để mua và bán nô lệ, còn ở La Mã, lương của binh lính và quan chức được trả bằng muối. Trong tiếng Anh, “tiền lương được gọi là Salary” và “binh lính được gọi là Soldier” là bởi nguồn gốc từ từ vựng “Salarium” trong tiếng Latinh, ó nghĩa là “tiền muối cho binh lính”. Ở Ghana vào thế kỷ 12, muối được sản xuất ở Maroc rất quý hiếm, đến nỗi có thể dùng muối để đổi được một lượng vàng tương đương, vì vậy nó có biệt danh là “vàng trắng”.
Người dân đã nổ lực để có được muối trong suốt quãng thời gian rất dài. Hơn nữa, ở nhiều nơi còn từng xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh chỉ để chiếm đoạt được vùng đất chứa nhiều muối (mỏ muối), và đã từng có nhiều nhà thám hiểm đi tìm kiếm những mỏ muối mới. Ngày xưa, nếu đào được đá muối sâu dưới lòng đất thì có thể bán được với giá cao ngất ngưỡng và trở nên giàu có vì thời ấy rất hiếm muối. Công nghệ khoan dầu khí đang được áp dụng ngày nay xuất phát từ công nghệ đào sâu vào lòng đất để lấy được muối ngày xưa. Vì dầu mỏ thường bị chôn vùi ở bên dưới lớp muối, nên đã từng xảy ra trường hợp khai thác được dầu mỏ trong khi đang đào muối.
Sức mạnh của muối – duy trì sự sống
Muối (NaCl) được hấp thụ vào cơ thể được phân tách thành ion Na (natri) và ion Cl (clorua), và là một trong những nguyên tố thiết yếu của mọi sinh vật. Trong dịch ngoại bào (huyết tương và dịch gian bào) có chứa một lượng lớn ion Na có chức năng duy trì cân bằng nội môi, chẳng hạn như việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu dịch trong cơ thể và độ pH nội bào. Cơ thể điều chỉnh áp suất thẩm thấu để cân bằng nước trong cơ thể và cũng điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể như máu.
Các ion Na cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của nồng độ nước ối trong mười tháng của thai nhi. Ấy là do nước ối bảo vệ em bé đến từ huyết tương của người mẹ. Thành phần và nồng độ muối của nước ối trong ba tháng cuối của thai kỳ đặc sệt lại giống như nước biển.
Ngoài ra, Natri còn là nguyên liệu để tạo ra các dịch tiêu hoá có tính kiềm như dịch mật, dịch trong lá lách (tỳ), dịch ruột,… giúp chúng ta tiêu hoá và hấp thụ được thức ăn dễ dàng hơn. Nếu chúng ta nạp không đủ lượng muối cần thiết, cơ thể sẽ không thể hấp thụ nước dẫn tới tình trạng mất nước và giảm lượng dịch tiêu hoá dẫn tới giảm cảm giác thèm ăn.
Các ion Na cũng cần thiết để não bộ truyền các xung thần kinh. Trong màng tế bào của cơ thể chúng ta có gắn hàng chục nghìn máy bơm Na, những máy bơm này sử dụng năng lương trong cơ thể chúng ta để bơm ion Na ra khỏi tế bào và chuyển ion Ka vào trong tế bào và trở thành trung tâm liên lạc giữa các tế bào. Bằng cách này, các xung thần kinh được truyền đi và các cơ co lại.
Bí mật của 3%
Khi đi tắm biển, chúng ta vô tình nuốt phải nước biển thì phát hiện ra nước biển có vị rất mặn. Vậy tại sao nước biển lại có vị mặn? Có phải vì hòn đá ma thuật cổ đại có thể tạo ra muối chìm dưới đáy biển? Sở dĩ nước biển có vị mặn là do nước biển có chứa nhiều natri clorua. Bản thân natri clorua (với Na và Cl liên kết với nhau) không có mùi vị. Tuy nhiên, khi NaCl hòa tan vào trong nước và phân tách thành các ion Na và ion Cl, các ion Na sẽ cho vị mặn. Tuy độ mặn của biển có sự khác nhau tùy khu vực khác nhau, nhưng hàm lượng muối trung bình có trong biển và độ mặn rơi vào khoảng 35‰ (trên 1 ml). Tức là lượng muối khoảng 35 gam hòa tan trong 1 kg nước biển.
Hàm lượng muối cũng như nhiệt độ của nước biển có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Thông thường, nhiệt độ nước biển ở gần xích đạo là khoảng 30°C, còn nhiệt độ nước biển ở Bắc Băng Dương xuống đến -2°C. Nếu nước biển đóng băng khiến sự tuần hoàn của nước biển ngừng lại thì sự chuyển động của các dòng hải lưu nóng và dòng hải lưu lạnh cũng sẽ bị chặn lại, khi đó sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và vùng cực (Bắc Cực và Nam Cực) sẽ càng tăng thêm, dẫn đến thời tiết càng trở nên khắc nghiệt hơn.
May mắn thay, nước biển bắt đầu đóng băng từ khoảng -2°C trở xuống chứ không phải 0°C. Ấy là do 3% muối hoà tan trong nước biển đã làm cho điểm đóng băng của nước biển bị giảm xuống. Hơn nữa, do biển rất rộng và sâu nên phải mất thêm rất nhiều thời gian để nhiệt độ của toàn bộ nước biển hạ xuống tới -2°C. Nhiệt độ trung bình của đại dương là khoảng 17,5°C, và mùa ấm trở lại trước khi nhiệt độ nước biển giảm xuống đến mức có thể bị đóng băng, do đó nước biển đã không thể bị đóng băng. Ngoài sự tác động của nhiệt độ, nước biển luôn di chuyển theo dòng thủy triều, đó là lý do tại sao nó không dễ dàng bị đóng băng.
Mặt biển không ngừng chuyển động bởi sự tự quay của Trái đất và sự tác động của làn gió thổi trên bề mặt biển. Nước biển dâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào những khác biệt về tỷ trọng của nước do sự chênh lệch về độ mặn và nhiệt độ giữa các đại dương. Vào mùa đông lạnh giá ở vùng Bắc Đại Tây Dương, muối trong nước biển làm cho độ mặn của nước tăng cao. Khi độ mặn của nước biển càng tăng cao sẽ làm cho nước biển đặc và nặng hơn rồi chìm xuống dưới đáy biển, còn chỗ trống đó sẽ được nước của nơi khác tràn vào và lấp lại, nước lạnh và nặng ở phía bắc sau khi chìm xuống đáy biển sẽ chảy về phía nam rồi nước ấm ở phía nam sẽ lấp đầy chỗ trống đó làm, cả quá trình này làm cho cả đại dương bao la chuyển động.
Nước biển sau khi lắng xuống đáy sẽ chảy qua xích đạo rồi chảy qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Lúc này, nước biển từ các vùng nhiệt đới ấm áp và các dòng hải lưu trên bề mặt biển chảy đến các vùng hàn đới, và rồi nước biển từ các vùng hàn đới lại chảy đến các vùng nhiệt đới. Đây được gọi vòng hải lưu có tác dụng giữ cho nước biển cả hai vùng không bị quá nóng hay quá lạnh. Như vậy, dòng hải lưu là dòng chảy của biển, đóng vai trò hòa trộn nước biển của toàn bộ trái đất và ảnh hưởng đến khí hậu trái đất bằng cách tuần hoàn nhiệt.
Mối quan tâm lớn nhất của con người hiện nay chính là sự tan chảy của các dòng sông băng ở hai cực do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Khi các dòng sông băng tan chảy, nồng độ muối của nước biển vùng cực trở nên loãng hơn, khi nồng độ ấy giảm xuống thì sẽ ngăn cản sự lưu thông của các dòng hải lưu. Nếu các dòng hải lưu sâu không bắt đầu, các dòng hải lưu nóng trên bề mặt biển từ xích đạo sẽ không thể chảy đến các vùng cực, và nhiệt độ của Trái đất sẽ không thể tuần hoàn và cân bằng. 3% muối hòa tan trong nước biển cũng tác động đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ thời cổ đại, muối đã chiếm vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại, hơn nữa, nó còn liên quan trực tiếp đến sự sống của chúng ta và là một chất không thể thiếu đối với con người. Từ xa xưa, con người đã sử dụng muối để ướp mặn thức ăn cũng như để giữ thực phẩm được lâu hơn. Muối cũng làm dịu vị ngọt và giảm bớt đi vị đắng. Mặc dù ngày nay con người đã tạo ra được chất làm ngọt nhân tạo có thể thay thế cho vị ngọt của đường, nhưng vẫn chưa có chất thay thế cho muối. Có lẽ đây cũng chính là lý do vì sao khi so sánh một thứ gì đó quý giá và thiết yếu thì đều sẽ nhắc đến muối. Vậy chúng ta phải làm sao để dù ở bất kì trường hợp nào cũng có thể thể hiện giá trị của bản thân giống như muối không mất đi vị mặn.
Ma-thi-ơ 5:13 : “Các ngươi là muối của đất; song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại? Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân.”
Mác 9:50-51 : “Muối là vật tốt, nhưng nếu muối mất mặn đi, thì lấy chi làm cho mặn lại được? Các ngươi phải có muối trong lòng mình, lại phải hòa-thuận cùng nhau.”