1/ Lời gài:
– Trong 2 năm viết về chủ đề trên, mình đã thường xuyên sử dụng Fristi
– Đây là bài tóm tắt những í chính, cốt để ng đọc hiểu dc cái í tưởng, còn cụ thể các lập luận thì ng đọc vui lòng xem vstl.
2/ Đối tượng tìm hiểu (đại đồng tiểu dị)
– Thứ nhất, người viết thấy 3 trống đồng là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà có cấu trúc lớn tương đồng, nhưng các chi tiết nhỏ lại khác nhau (xin xem hình 1,2,3)
– Thứ hai, trống đồng Ngọc Lũ tìm thấy ở Hà Nam, trống đồng Hoàng Hạ tìm thấy ở Hà Tây, trống đồng Sông Đà tìm thấy ở Hòa Bình, rõ ràng là vị trí địa lí tìm thấy 3 trống này tương đối gần nhau
-> Bàn luận 1: nếu chỉ tìm thấy 1 trống đồng, thì có ít nhất 2 giả thuyết có thể nêu ra, gồm: giả thuyết 1 là trống đồng ấy được sản xuất tại chỗ và giả thuyết 2 là trống đồng ấy được đem từ nơi khác đến. Nhưng có tới 3 trống đồng có hoa văn tương đối giống nhau, được tìm thấy ở 3 khu vực địa lí gần nhau, thì khả năng rất cao là, những trống đồng đó được sản xuất tại chỗ.
3/ Ý nghĩa của các hoa văn trên mặt trống đồng
– Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng giải mã các hoa văn trên mặt trống đồng, mà tiêu biểu như Đa Minh Lương Kim Định, tác giả (của Việt Lý Tố Nguyên) đã thấy triết lý của người Việt trong trống. Tác giả (của Việt Nam văn minh sử) Lê Văn Siêu phát hiện ra trống đồng là bộ lịch cổ. Tác giả (của Người Việt – chủ nhân của kinh Dịch và chữ vuông) Viên Như cho biết trống là cuốn kinh Dịch.
– Người viết thấy trên trống đồng sông Đà có khắc 18 con chim nhưng lại gồm 16 con chim bay và 2 con chim đậu, điểm đáng chú í là diện tích để khắc 2 con chim đậu bằng với diện tích để khắc 1 con chim bay. Trong khi trên trống đồng Ngọc Lũ thì là 18 con chim bay. Do đó người viết cho rằng, vì sơ xuất nên ng làm trống đồng đã thiết kế sai và để khắc phục lỗi này, người đó đã tạo ra 2 con chim đậu vào trong 1 ô, để cho đủ 18 con chim.
– Thêm nữa, trên trống đồng Hoàng Hạ tính đối xứng là rất cao, nhưng trên trống đồng Ngọc Lũ, tại vành mô tả cảnh sinh hoạt, có 2 nhóm đi săn, nhưng có 1 nhóm đã được thêm vào 1 ng, để thành nhóm 7 ng, đã phá vỡ tính đối xứng.
-> Bàn luận 2: Do đó người viết cho rằng các hoa văn trên trống đồng là để mô tả điều gì đó, chứ không đơn thuần chỉ là tạo hình thẩm mĩ.
4/ Giả thuyết về bộ lịch
– Ngoài điểm thêm 1 ng vào 1 nhóm đi săn, thì trống đồng Ngọc Lũ còn thêm 2 người (Gọi Chim) vào cạnh 2 nhóm người đang Dã Gạo (người đọc nên xem thêm hình)
– Ý tưởng 1: Người Mường có 1 bộ lịch, gọi là Lịch Đoi, lịch này chia tháng làm 3 tuần (mỗi tuần có 10 ngày) trong đó có 1 tuần gọi là tuần lôồng, tác giả Kiều Bá Mộc cho rằng từ “mồng” là biến ấm của từ “lôồng” dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng (từ mồng 1 đến mồng 10 và không có mồng 11 đến mồng 30)
-> Do đó người viết chú ý đến con số 10 và đã chia vành mô tả cảnh sinh hoạt làm 10 nhóm, cụ thể gồm: Hình 4 người đánh trống đồng – 1; hình 6 người hoá trang – 2; hình nhà có một người – 3; hình 2 người đang giã – 4; hình nhà có nhiều người – 5; hình 4 người đánh trống đồng – 6; hình nhóm 6 người hoá trang – 7; hình nhà có một người – 8; hình 2 người đang giã – 9; hình nhà có nhiều người – 10.
– Người viết thấy rằng vành gồm 20 con hươu, 14 con gà (hoặc chim) chỉ có trên trống đồng Ngọc Lũ, mà ko có trên trống đồng Hoàng Hạ, nên cho rằng đó là vành dùng để Giải Thích hoặc Bổ Sung.
-> Bàn luận 3: Tức là nó được thêm vào với chức năng giải thích hoặc bổ sung (cho một vành hoa văn nào đó, có thể là vành mô tả cảnh sinh hoạt) nếu đúng thì trống Ngọc Lũ phải được làm ra sau trống đồng Hoàng Hạ (cái sau tinh xảo, hoàn thiện hơn cái trước).
– Từ vành đó trở ra thì ko có gì đáng chú í, cho đến khi gặp vành khắc 18 con chim bay và 18 con chim đậu (nhiều ng đã cố gắng kết nối số 18 này với 18 đời / chi Hùng vương).
– Ý tưởng 2: (dài dòng 1 xíu) Theo tác giả Lê Mạnh Thát thì vào khoảng tk 3, Khương Tăng Hội đã phiên dịch Lục độ tập kinh sang tiếng Hán từ nguyên bản tiếng Việt. Căn cứ vào 10 truyện được chép trong cuốn Lục độ tập kinh, tác giả cho rằng “hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm ba tháng, mỗi tháng có 30 ngày cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương”
-> Do đó người viết chú í tới con số 360 và thực hiện liên kết con số ấy với con số 10 để đưa ra 1 cái khung là: 1 năm chia làm 36 tuần (36 con chim) và mỗi tuần có 10 ngày (tổng là 360 ngày / năm).
5/ Trùng hợp
Người viết nhận ra nhiều điểm trùng hợp, cụ thể như sau:
– 1 là nếu cho 1 năm có 360 ngày thì còn thiếu 5 ngày = trên trống đồng Ngọc Lũ tại vành sinh hoạt có đúng đủ 5 con chim
– 2 là 20 con hươu chia làm 2 nhóm, 14 con gà cũng chia làm 2 nhóm, tổng có 4 nhóm = 4 mùa
– Ngày trăng tròn (tháng 29 và 30 ngày) cũng trùng hợp (xin xem hình 5)
– Ngoài ra là những giải thích: vì sao lại là 18 con chim bay, 18 con chim đậu, nó có liên quan gì tới chu kì của năm (năm nhuận); hoặc 14 tia sáng tại tâm trống là đơn vị giờ hay là mô tả điều gì khác, nhưng mấy cái đó nó rất tỉ mẩn, nên ko tiện trình bày.
6/ Tài liệu tham khảo
– Các bài viết về lịch thẻ tre (lịch đoi) của người Mường của tác giả Chu Văn Khánh.