Để tôi đưa bạn về năm 1995.
Nga lúc đó đã hết tiền.
Đay không phải là điều bất thường — Liên Xô tan rã đã ảnh hưởng xấu tới chương trình thám hiểm không gian đến mức còn có nhiều lời đồn (không có thật) rằng Liên Xô còn tính đến việc bán vệ tinh Mir, và sau đó vào những năm 1990 (sau khi tiền từ chương trình hợp tác vũ trụ với Mỹ đã cạn kiệt) Liên Xô đã bán bút không gian cho QVC và bị lừa bởi một “doanh nhân Anh” với một công ty không có thật.
Nhưng vào năm 1995, Nga thực sự đã hết tiền. IMF và Ngân hàng Thế giới cũng không có tiền cho vay.
Đó là lúc “vay đổi cổ phiếu” xảy ra, và không ngẫu nhiên một chút nào, đó cũng là năm “tài phiệt Nga” bắt đầu xuất hiện. Trước đó từ “ogliarch” này có nghĩa rộng lắm, nếu bạn hiểu theo định nghĩa của thập niên 1980 thì có thể từ đó đang nói về mô hình chính phủ Haiti.
Nói vậy không phải là tài phiệt không tồn tại trước thời điểm đó ở Nga, mà là họ chưa được công nhận nhiều. Nhìn lại cuộc đảo chính thất bại năm 1991 và vị trí lãnh đạo nước Nga của Yeltsin được củng cố, nhà báo Yevgenia Albats đã nói như này trong một bài phỏng vấn:
Tôi đã đi quanh Moscow vào đêm 21/8, ngày cuối của cuộc đảo chính. Thành phố lúc đó tối tăm. Có rất nhiều người đang đi lại dưới phố. Và tôi nhớ mình đã có một cảm giác rất mãnh liệt rằng mình đã sống những ngày tuyệt nhất đời mình. Chắc chắn vậy. Đó là một cảm giác chiến thắng, có lẽ đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp làm báo của mình mà tôi thấy bản thân gắn bó với những người dưới phố đến vậy, và cảm giác tuyệt vời này — chúng ta đã làm được.
Ở sau cánh gà, những người cầm quyền sau đó nhanh chóng
…chia cắt các văn phòng từng thuộc Trung ương Đảng Cộng sản, và quyết định ai sẽ được hưởng vị trí cao nhất.
Mầm giống của việc này đã được gieo từ sớm, khi chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn tồn tại. Những nỗ lực để biến kế hoạch hóa tập trung thành sự thật đang đổ vỡ. Nhà toán học Naishul ở Gosplan kể về các mô hình toán học phức tạp vào những năm 1970, về việc sau khi xong việc và đưa ra được câu trả lời cho một quyết định chung chung như vậy, những người cầm quyền sẽ thay đổi câu trả lời thành cái họ muốn. Các quản lý nhà máy đã vận đồng hành lang và lôi kéo lấy tài nguyên, trong khi Liên Xô đang dần dần sụp đổ, các quản lý đã lôi kéo kịch liệt và nhận được nhiều quyền lực hơn.
Khi Gorbachev theo đuổi chính sách cởi mở vào thập niên 80, các nhà tài phiệt tương lai cũng bắt đầu hành trình của họ. Chọn ngẫu nhiên một người nhé, Mikhail Fridman đã thành lập một hợp tác xã bán hóa chất ngành nhiếp ảnh, và với số tiền đó ông đã trở thành một nhà sáng lập của ngân hàng Alfa-Bank (cùng với Petr Aven) vào tháng 1 năm 1991, trước cuộc đảo chính.
Công ty đã sống sót qua vụ đảo chính và Fridman đã nhận được nhiều quyền lực đến khi ông được biết đến là một Semibankirschina, một trong bảy “chủ ngân hàng” thân cận với Yeltsin:
…họ kiểm soát khả năng tiếp cận ngân sách và về cơ bản là tất cả các cơ hội đầu tư trong nước. Họ sở hữu nguồn thông tin khổng lồ về các kênh truyền hình lớn. Họ hình thành quan điểm của Tổng thống, những người không muốn đi cùng họ hoặc đã bị thắt cổ hoặc rời phe.
Ý tưởng “Vay-đổi-cổ phiếu” năm 1995 được đưa ra bởi một chủ ngân hàng (Potanin của ngân hàng UNEXIM) là một kế hoạch siêu tư nhân hóa. Chính phủ khi đó vẫn sở hữu tương đối nhiều tài sản ở các công ty, và đã có một chuỗi các cuộc đấu giá không khác gì lừa đảo với tài sản được định giá rất thấp đã được trao đổi để lấy tiền mặt mà Yeltsin cần (công bằng mà nói thì thời điểm khi đó rất khó khăn, khi đó nhiều người đã sống không lương nhiều tháng rồi.)
Nỗ lực cải cách cuối cùng đã được tiến hành vào năm 1998 — khi nền kinh tế vẫn đang tụt dốc, giống như số phiếu bầu của Yeltsin vậy — lúc đó đã quá muộn. Yeltsin đã cố lấy việc phát triển kinh tế từ tay một nhà tài phiệt (Chernomyrdin) sang cho chính trị gia theo cải cách Sergei V. Kiriyenko, nhưng, như Gregory Freidin đã viết trong “Yeltsin Yields to the Ogliarchs”:
…khoảnh khắc của sự thực đã tới khi cácn hà tài phiệt phát hiện ra kế hoạch dừng hoạt động một vài ngân hàng lớn của Kiriyenko. Đáng lẽ Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp quản chúng và bán lại cho người trả giá cao nhất (có lẽ là một định chế tài chính của phương Tây, dựa trên nền kinh tế thiếu tiền mặt của Nga). Bị đe dọa bởi nguy cơ mất tài sản, cuối tuần trước các ogliarch đã gây áp lực mạnh với Yeltsin. Ông đã chịu thua và trao lại dây cương cho Chernomyrdin, con ngựa kéo của ngành năng lượng và lợi ích tài chính.
Việc chiến thắng cuộc bầu cử năm 1998 của Yeltsin cần trợ giúp nhiều tiền đến mức chính phủ và giới tài phiệt đã gắn kết với nhau. Số phiếu bầu 1 con số của Yeltsin đã gây nhiều áp lực đến mức ông đã từ chức vào cuối năm 1999, trước thềm cuộc tranh cử tiếp theo và trao lại quyền lực cho Putin.
Ông Putin, 47 tuổi là người mới nhất và được ưa chuộng nhất trong chuỗi các thủ tướng mà ông Yeltsin đã bổ nhiệm nhằm tìm ra một người thừa kế phù hợp. Kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 8. Ông Putin, một cựu quan chức KGB, đã trở thành chính trị gia được ái mộ nhất nước Nga bởi sự quyết đoán với cuộc chiến tranh ở Chechnya.
Bổ sung: Từ “ogliarch” có được dùng ở các nước khác, nhưng do hoàn cảnh ở Nga quá đặc biệt nên khó có thể thay đổi được từ này. Jeffrey Winter đưa ra luận điểm trong cuốn “Ogliarchy” viết năm 2011 rằng Singapore và Mỹ đều được coi là “chế độ quyền lực tập trung ở nhân dân”, nhưng cái này bắt đầu lái sang khoa học chính trị rồi, và đây không phải chỗ để bàn về nó.
Nguồn:
Goldman, M. I. (2003). The Piratization of Russia: Russian Reform Goes Awry. Taylor & Francis.
Hoffman, D. E. (2011). The Oligarchs: Wealth And Power In The New Russia. PublicAffairs.
Yavlinsky, G. (1998). Russia’s Phony Capitalism. Foreign Affairs, 77(3), 67–79. https://doi.org/10.2307/20048877
>u/Kochevnik81 (564 points – x2 golds)
Bình luận này rất hay, và tôi muốn bổ sung thêm thông tin.
Từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Putin, mối quan hệ giữa tổng thống Nga và giới tài phiệt đã thay đổi đáng kể: ở thập niên 90, một Yeltsin bệnh tật với nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ Nga yếu ớt đã phải dựa dẫm rất nhiều vào giới tài phiệt (với “bảy chủ ngân hàng” nắm giữ nhiều quyền lực), nhưng với Putin thì quyền lực đã đổi tay – giới tài phiệt được giữ tài sản miễn là họ ủng hộ chính quyền Nga và nhiệm kỳ tổng thống của Putin. Thay đổi lớn đáng để ý là mối quan hệ của Putin với hai trong số bộ Bảy, Mikhail Khodorkovsky và Boris Berezovsky, những người tuy đã ủng hộ việc Putin nhậm chức nhưng sau đó đã nhanh chóng cắt đứt quan hệ với Putin và phê phán ông công khai.
Công ty Yukos của Khodorkovsky đã rơi vào một cuộc chiến pháp lý lớn với chính phủ Nga dẫn tới việc công ty bị giải thể và Khodorkovsky bị bắt năm 2003. Bắt đầu từ năm 2000, Berezovsky cũng liên quan tới nhiều vụ kiện và bị điều tra bởi chính phủ Nga để rồi ông cũng phải bán cổ phần của mình ở các công ty tư nhân (đặc biệt là công ty truyền thông) và bị đi đày (ông đã tự vẫn năm 2013, nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi về vụ việc). Tương tự vậy, một trong bộ bảy – Vladimir Gusinsky, đã bị ép bán cổ phần của mình ở kênh truyền hình độc lập NTV cho Gazprom (Bộ khí tự nhiên Liên Xô đã tư nhân hóa và có quan hệ mật thiết với tổng thống Nga và cụ thể là Putin – chủ tịch tập đoàn là Viktor Chernomyrdin, nguyên thủ tướng thời Yeltsin, và Putin đã thay thế ông bằng thủ tướng và Tổng thống Nga tương lai Dmitry Medvedev).
Nhưng Gusinky đã giữ được tài sản của mình (và đã biết nghe lời), bộ bảy còn lại cũng vậy: Mikhail Fridman, Vladimir Potanin, Petr Aven và Alexander Smolensky đã ủng hộ nhiệm kỳ tổng thống của Putin. Putin cũng đã thăng cấp cho các tài phiệt mới là đồng minh công khai, như Oleg Peripaska và Roman Abramovich.
Nhưng Putin cũng đã thành lập một nhóm ủng hộ là những người không phải “tài phiệt” theo nghĩa là doanh nhân ủng hộ chính quyền. Nhiều người ủng hộ chính trị lớn của Putin là siloviki (quan chức an ninh), những người giữ chức vụ cao trong chính phủ và/hoặc điều hành các công ty nhà nước, vậy nên ranh giới giữa chính phủ và doanh nghiệp càng trở nên mờ hơn, và những người này thường giữ quyền lực nhà nước để trở nên giàu có, thay vì ngược lại như những năm 1990. Đa số các “tài phiệt” bị trừng phạt gần đây là những người như vậy, như Nikolay Tokarev, ông là một sĩ quan KGB từng làm cùng Putin ở Đông Đức và là chủ tịch Transneft, tập đoàn ống dẫn dầu của nhà nước. Các tài phiệt “tư nhân” truyền thống thực ra đã lên tiếng phê phán công khai cuộc chiến tranh hiện tại, như Deripaska và Fridman (ông là người quê Lviv).
Một điều nữa đáng nhắc tới về các tài phiệt thập niên 1990 là họ nắm giữ các tập đoàn lớn, đa số nắm giữ một một công nghiệp nào đó hoặc các công nghiệp khai thác tài nguyên, ngân hàng hoặc các phương tiện truyền thông. Ngân hàng ở Nga thập niên 1990 đúng hơn nên được coi là một công ty mẹ, vì chúng là phương tiện để giữ quỹ và không hẳn được dựa theo mô hình ngân hàng bán lẻ hoặc thậm chí là phương tiện đầu tư cho các cổ đông. Một ví dụ ở Mỹ thời hiện đại có lẽ sẽ giống như cách Jeff Bezos sở hữu Amazon và The Washington Post, nhưng ngoài ra còn nắm giữ 90% cổ phần Bank of America.
Nốt điều cuối: Ukraine cũng có tài phiệt! Tôi sẽ không đi sâu đâu, và theo như tôi biết thì họ không được chú ý nhiều như tài phiệt Nga, nhưng họ có tồn tại và rất hiện hữu trong chính trị và kinh tế Ukraine kể từ 1991. Nguyên Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có lẽ là tên tuổi được biết đến nhiều nhất, vì trước khi trở thành tổng thóng ông là một tỷ phú sở hữu phần lớn ngành công nghiệp bánh kẹo (vì thế truyền thông phương Tây gọi ông là “Vua Chocolate”) nhưng ngoài ra ông còn sở hữu ngành xe cộ và xử lý nông nghiệp. Một vài tên tuổi lớn khác là Rinat Akhmetov, Viktor Pinchuk và Ihor Kolomoysky – nhưng đây không phải là một danh sách đầy đủ. Nhiều nhà tài phiệt Ukraine cũng sở hữu các phương tiện truyền thông và tập đoàn lớn, và một phần lớn lý do Ukraine không thể chiến thắng tham nhũng và tìm thấy bình ổn kinh tế vĩ mô trong suốt 30 năm qua là do sự ảnh hưởng của các nhà tài phiệt này.
Thú vị thay, các nhà tài phiệt Ukraine chưa bao giờ được quy củ như tài phiệt Nga, và mỉa mai thay, lý do Ukraine có hệ thống chính trị đa nguyên hơn nhiều chính là do các nhà tài phiệt này. Ví dụ nhé, Poroshenko là một người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, trong khi Akhmetov (đến từ Donetsk) thường ủng hộ Yakunovich, đảng Khu vực, và có quan điểm thân Nga hơn.
____________________
Dịch bởi Tuan Anh Nguyen
