Lịch Sử Việt Nam Qua chính sử Trung Hoa

Gần đây, Cao Tự Thanh có dịch và giới thiệu “Lịch Sử Việt Nam Qua chính sử trung hoa- Tống Sử, Nguyên Sử, Minh Sử, Thanh Sử Cảo”. Dù chưa đọc hết sách của ông, nhưng qua những phần đã đọc, người viết có so đọ với nguyên văn hán văn ( cụ thể ở các truyện Giao Chỉ, truyện Hầu Nhân Bảo, truyện Lý Nhược Chuyết, truyện Lý Giác, truyện Quách Quì, truyện Tô Giam của Tống Sử; do thời gian hạn hẹp nơi chúng tôi cũng không đối sánh mục bản kỉ) thấy nhiều nơi dịch giả có sự nhầm lẫn. Nhần lẫn ở bốn phương diện, một là phiên âm nhầm tên riêng do tự dạng gần nhau, hai là dịch sai ý câu văn, ba là dịch ý câu lưng chừng không đúng mà cũng không sai, chưa diễn tả hết ý nghĩa câu văn, bốn là xót chữ. Sau đây, xin dẫn những trường hợp mà “Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa ..” mắc phải (nguyên bản hán văn chúng tôi sử dụng để đối chiếu là bộ Tống Sử, Trung Hoa Thư Cục trùng in năm 2007, )
Truyện Giao Chỉ
Trang 61, dòng 7+8, Cao Tự Thanh (CTT) dịch “Trong niên hiệu Vũ Đức nhà Đường (618- 626) đổi làm Giao Châu tổng đốc phủ..” nguyên văn là 唐武德中,改交州總管府 (Tống Sử, tập 40, trang 14057, hàng 3) Vậy nên dịch là “… Giao Châu tổng quản phủ..” Dòng 9+10, CTT dịch “Trong niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường (785 – 805)..” Nguyên văn là 梁貞明中(Tống Sử, tập 40, trang 14057, hàng 4) Vậy nên dịch là “ Trong niên hiệu Trinh Minh nhà Lương.”
Trang 62, dòng 7, CTT dịch “… Công Trứ chết, bộ tướng nối giữ chức.” Nguyên văn là 公著死,部領繼之 (Tống Sử, tập 40, trang 14058, hàng 2) Vậy nên dịch là “ Công Trứ chết, Bộ Lĩnh nối giữ chức”
Trang 70, dòng 1+2, CTT dịch “ ở núi gần thành cắm cờ trắng, để bày voi chiến trong quân” Nguyên văn là 近城之山虛張白旗,以爲陣兵之象 (Tống Sử, tập 40, trang 14061, hàng 9.) Vậy nên dịch là “ Núi ở gần đô thành cấm cờ trắng phô trương, làm ra vẻ trận binh”
Trang 71, dòng 24+25+26, CTT dịch “Hoàn sai trấn tướng Triều Dương Hoàng Thành Nhã gửi văn thư tới bắt nhưng Lệnh Đức không bắt, Bốc Văn Dũng nhân đó làm cướp biển, liền năm lênh đênh cướp bóc.” Nguyên văn là 桓令潮陽鎭將黄成雅移牒來捕,令德固不遣,因茲海賊連年剽掠 (Tống Sử, tập 40, trang 14063, hàng 2+3) Ở đây CTT có sự nhầm lẫn về bên cướp biển, rõ ràng nếu theo dõi mạch văn thì “cướp biển” vào cướp ba trấn Khâm Châu không phải là Bốc Văn Dũng, mà là người do Lê Hoàn sai phái tới, bởi do trấn tướng Hoàng Lệnh Đức bao che cho Bốc Văn Dung nên mới có sự này. Vậy nên dịch là “Hoàn sai trấn tướng Triều Dương là Hoàng Thành Nhã gửi văn thư tới bắt [Bốc Văn Dũng] nhưng Lệnh Đức không bắt, do đó cướp biển liền năm vào cướp.”
Trang 72, dòng 33, CTT dịch “một cái sừng tê” nguyên văn là 以馴犀一 (Tống Sử, tập 40, trang 14064, hàng 2+3) Vậy nên dịch là “ một con tê giác thuần” Dòng 35, CCT dịch “dân trường Hiệp Thành Giao Châu” Nguyên văn là 交州効誠场民 (Tống Sử, tập 40, trang 14064, hàng 3) Vậy nên dịch là “dân trường Hiệu Thành Giao Châu..”
Trang 76, dòng 21+22, CTT dịch “ sai thứ sử Hoan Châu Lý Khoan Hiển qua cống.” Nguyên văn là 遣驩州刺史李公顯來貢 (Tống Sử, tập 40, trang 14067, hàng 2) Vậy nên dịch là “sai thứ sử Hoan Châu Lý Công Hiển đến cống”
Trang 77, dòng 11, CTT dịch “châu Thái Bình..” Nguyên văn là 西平州 (Tống Sử, tập 40, trang 14067, hàng 10) Vậy nên dịch là “châu Tây Bình.”
Trang 81, dòng 14, CTT dịch “..Uông Đức Thìn..” Nguyên văn là 汪應辰 (Tống Sử, tập 40, trang 14070, hàng 15) Vậy nên dịch là “ Uông Ứng Thìn” Dòng 15, CTT dịch “vườn Ngọc Luật.” Nguyên văn là 玉津園 (Tống Sử, tập 40, trang 14071, hàng 1) Vậy nên dịch là “vườn Ngọc Tân.”
Trang 82, dòng 13+14+15, CTT dịch “Năm thứ 16 (1189) ban thêm hiệu cho Long Cán là Cẩn độ Tư trung Tế mỹ Cần lễ Bảo tiết Qui nhân Sùng khiêm Hiệp cung công thần và thêm thực ấp.” Nguyên văn là 十六年,累加龍幹守義奉國履常懷德功臣.光宗卽位,奉表入貢稱賀.寧宗朝,賜衣帶,器幣,累加謹度… (Tống Sử, tập 40, trang 14071, hàng 11+12) Vậy nên dịch là “ Năm 16, thêm ban cho Long Cán là Thủ nghĩa Phụng quốc Phúc thường Hoài đức công thần. Quang Tông lên ngôi, dâng biểu nhập cống chúc mừng. Triều Ninh Tông, ban áo đai, vật dụng và tiền, ban thêm hiệu là cẩn độ…” Dòng 19+20, CTT dịch “ Theo qui chế với An Nam quốc vương trước, tập phong tước ấy cho con là Hạo Sản. sau đó không gửi biểu tạ ơn, nên ít gia ân.” Nguyên văn là 依前安南國王制,以其子昊旵襲封其爵位,給賜如龍榦始封之制,仍賜推誠順化功臣,其後謝表不至… (tống sử, tập 40, trang 14071, hàng 13+14) Vậy nên dịch là “Theo qui chế An Nam Quốc vương trước, tập phong tước ấy cho con là Hạo Sản, cấp ban giống chế phong lần đầu trao cho Long Cán, vẫn ban Suy thành Thuận hóa công thần. Sau do không gửi biểu tạ ơn, nên ít gia ân.” Dòng 28, CTT dịch “Năm Thuần Hựu thứ 6 (1246), ban chiếu nói tình trạng An Nam khó lường, thân sức nghiêm phòng biên giới.” Nguyên văn là 寶祐六年,詔安南國情狀叵測,申飭邊備 (tống sử, tập 40, trang 14071, hàng 2) Vậy đây là năm Bảo Hữu thứ 6, và tình trạng khó lượng, là chỉ sự tấn công của quân Mông Cổ ở miền tây nam Trung Hoa, vì thế nhà Tống với tư cách “thiên triều” chiếu báo cho “phiên quốc” An Nam biết mà phòng bị biên cảnh. Nên dịch là “ Bảo Hựu năm thứ 6, chiếu báo cho An Nam biết tình trạng khó lường [của quân Mông Cổ], ra sức phòng bị biên giới.”
Truyện Hầu Nhân Bảo
Trang 95, dòng 1, CTT dịch “chẳng bằng giao cho Nhân Bảo chức trách vận lương” Nguyên văn là 不如授仁寶飛輓之任 (Tống Sử, tập 25, trang 8883, hàng 7) Rõ ràng chính văn chỉ nói cho Nhân Bảo nhận nhiệm vụ đi trước, chứ đâu có vận lượng gì ở đây ( dù sau này khi đánh Đại Việt, Nhân Bảo nhậm chức lo việc vận lương, nhưng đây đặt trong ngữ cảnh đang bàn tính, nên chức gì, ai nắm còn chưa quyết thì dịch như thế e võ phán.) Vậy nên dịch là “chẳng bằng giao cho nhân bảo nhận chức vụ đi trước.”
Truyện Lý Nhược Chuyết
Trang 95, dòng 1, CTT dịch “Lý Nhược Chuyết người Vạn Niên Kinh Triệu..” Nguyên văn là 李若拙字藏用京兆萬年人 (Tống Sử, tập 29, trang 10133, hàng 2) Vậy nên dịch là “ Lý Nhược Chuyết tự Tàng Dụng, người Vạn Niên – Kinh Triệu”; Dòng 4, CCT dịch “được trao chức hộ quân phủ Đại Danh.” Nguyên văn là 授大名府戶曹參軍 (Tống Sử, tập 29, trang 10133, hàng 3) Vậy nên dịch là “nhận chức hộ tào tham quân phủ Đại Danh”
Trang 96, dòng 1+2, CTT dịch “ kế đổ tiến sĩ, Vương Nhược coi việc cống cử nâng lên đổ hạng nhất” Nguyên văn là 俄又舉進士王祐典貢舉擢上第 (Tống Sử, tập 29, trang 10133, hàng 3+4) Thượng đệ nên hiểu chỉ là hạng trên, không thể dịch thành hạng nhất. vậy nên dịch là “ không lâu sau đỗ tiến sĩ, lúc Vương Hựu chủ khảo việc cống cử, lấy[ Nhược Chuyết] đỗ hạng trên” dòng 5, CTT dịch “Theo việc cũ thì người trúng tuyển kế sách được thăng hàm thập di” Nguyên văn là 故事制策中選者除拾遺 (Tống Sử, tập 29, trang 10133, hàng 5) Nên dịch là “Theo lệ, người trúng tuyển chế sách được bổ thập di…” Dòng 19, CTT dịch “..thông phán Tần Châu..” Nguyên văn là 通判泰州 (Tống Sử, tập 29, trang 10133, hàng 9) Vậy nên dịch là “thông phán Thái Châu.”
Trang 97, dòng 13, CTT dịch “ban chiếu sai thi vào học sỹ viện” Nguyên văn là 召試學士院 (Tống Sử, tập 29, trang 10134, hàng 7) Nên dịch là “triệu vào [nhậm chức] ở viện thí học sĩ” Dòng 22, CTT dịch “ kế bị bệnh đổi làm gián nghị đại phu” Nguyên văn là 被病改右諫議大夫 (Tống Sử, tập 29, trang 10134, hàng 8) Vậy nên dịch là “ bị bệnh, đổi làm hữu gián nghị đại phu.” Dòng 25, CTT dịch “ con là Giáng” Nguyên văn là 子繹 (Tống Sử, tập 29, trang 10134, hàng 8) Vậy nên dịch là “ con là Dịch.”
* Phần chú thích, CTT ghi truyện Lý Nhược Chuyết nằm ở “ Tống Sử quyển 207, liệt truyện 66” nhưng chính xác phải ở quyển 307 của Tống Sử.
Truyện Lý Giác
Trang 97, dòng 6+7, CTT dịch “Du sinh Thành, tự Hàm Hi … ,về họa thì giỏi về tranh sơn thủy, người ta truyền nhau tranh của Thành nâng nui giữ kín.” Nguyên văn 瑜生成,字咸煕,性曠蕩…畫山水尤工,人多傳祕其蹟. (tống sử, tập 37, trang 12820, dòng 10+11) “Bí kỳ tích” nên hiểu là những sự dạng giai thoại của Thành. Vậy nên dịch là Du sinh Thành, [Thành] tự Hàm Hy, tính khoáng đãng, ….về họa thì giỏi về tranh sơn thủy, người ta truyền nhiều giai thoại về Thành.”
Trang 98, dòng 1+2+3, CTT dịch “Thái Tông ban chiếu sai Khổng Duy và Giác hiệu chỉnh lại bản Ngũ Kinh Chính Nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt.” Nguyên văn là 太宗以孔穎達五經正義刊本詔孔維及覺等校定 (tống sử, tập 37, trang 12821, hàng 3) Vậy nên dịch là “ Thái tông đem Ngũ Kinh Chính Nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt khắc bản, chiếu cho Khổng Duy cùng bọn Giác hiệu đính.” Dòng 14+15, CTT dịch “bắt đầu sai quốc tử giám giảng thuyết.” Nguyên văn là 初令學官講說,覺首預焉 (tống sử, tập 37, trang 12821, hàng 8) Vậy nên dịch là “bắt đầu lệnh cho học quan giảng thuyết, Giác được dự từ đầu.” Dòng 18, CTT dịch “ Giác nói “Bệ hệ lục long ngự tới, thần đâu dám ngồi cao giảng sách” Nguyên văn là 覺曰陛下六龍在御,臣何敢輒升高坐 (Tống Sử, tập 37, trang 12821, hàng 9+10) “lục long”, Dịch có câu “thời thừa lục long dĩ ngự thiên.” Lục long tức sáu hào quẻ dịch, tượng trưng cho đức dương. Hình tượng Lục long cũng mang ý chỉ xa giá sáu ngựa kéo của thiên tử. Câu “Bệ hạ lục long tại ngự” của Giác trong ngữ cảnh Tống Thái Tông đã lên xe sắp ra cửa tây Quốc tử giám, ngoái lại thấy Giám ngồi giảng sách, Thái Tông truyền tới giảng sách lúc ông vẫn ngồi trên xe, Giám cho hành động ấy là không nghiêm túc cầu nghe, nên dùng chữ “ Lục long” vừa diễn tả đúng cái hình ảnh của vua mà cũng là nhắc vua đang ở tư thế không đúng cách cầu ngôn. Sau lời tâu của Giác, Tống Thái Tông hiểu ý nên đã xuống xe nghe Giác giảng. Vậy nên dịch là “Giác bẩm “Bệ hạ ngự ở “lục long”, thần đâu dám lên cao ngồi [giảng sách].”
Trang 99, dòng 1+2, CTT dịch “bị bệnh. Hết hạn nghỉ bệnh, có chiếu vẫn phát bổng cho, kế chết.” Nguyên văn là 被病假滿,詔不絕奉.卒 (Tống Sử, tập 37, trang 12821, hàng 15) “bị bệnh giả mãn” là một câu liền, nên hiểu là bị bệnh nghỉ miết không thể tới nhiệm sở, chính do thế nên mới có chiếu không cắt lương bổng. Vậy nên dịch là “ Bị bệnh nghỉ liên tiếp, [Thượng] chiếu không cắt lương bổng.[Sau] mất”
Truyện Quách Quì
Trang 99, dòng 1, CTT dịch “Quách Quì tự Trọng Thăng..” Nguyên văn là 郭逵字仲通(Tống Sử, tập 28, trang 9722, hàng 12) Vậy nên dịch là “Quách Quì tự Trọng Thông.” Dòng 2, CTT dịch “Trong niên hiệu Cảnh Hựu (1034 – 1038)” Nguyên văn là 康定中(Tống Sử, tập 28, trang 9722, hàng 12) Vậy nên dịch là “Trong niên hiệu Khang Định)
Trang 100, dòng 1, CTT dịch “Điền Hồng sai Quì” Nguyên văn là 田况遣逵 (Tống Sử, tập 28, trang 9723, hàng 7) Vậy nên dịch là “Điền Huống sai Quì…”; Dòng 2, CTT dịch “ Quì và người đứng đầu quân làm phản là Trăn…” Nguyên văn là 逵與亂者侍其臻 (tống sửu, tập 28, trang 9723, hàng 7) Vậy nên dịch là “ Quì cùng kẻ gây loạn là Thị Kỳ Trăn..”Dòng 11, CTT dịch “Đô giám Khánh Nguyên” Nguyên văn là 爲涇原都監 (Tống Sử, tập 28, trang 9723, hàng 10.) Vậy nên dịch là “Đô giám Kinh Nguyên”; Dòng 13, CTT dịch “ Đổi làm đô giám án phủ vùng ranh giới Hồ Bắc.”Nguyên văn là 徒河北緣邊安撫都監 (Tống Sử, tập 28, trang 9723, hàng 11.) Nên dịch là “ đổi làm đô giám duyên biên an phủ Hà Bắc.” Dòng 18, CTT dịch “ Quì học tìm được sách cổ trong năm Thái Bình Hưng Quốc” Nguyên văn là 逵訪得太平興國中故牒 (Tống Sử, tập 28, trang 9723, hàng 13+14.) Nên dịch là “Quì hỏi tìm được công văn cũ trong năm Thái Bình Hưng Quốc.” Dòng 24, CTT dịch “nguồn Đào Hoa” Nguyên văn là 桃花州 (Tống Sử, tập 28, trang 9724, hàng 1) Vậy nên dịch là “châu Đào Hoa” Dòng 26, CTT dịch “tri Quận Châu” Nguyên văn là 知邵州 (Tống Sử, tập 28, trang 9724, dòng 1) Vậy nên dịch là “tri Thiệu Châu” Dòng 29, CTT dịch “ra làm phó tướng bộ thự quân Kinh Nguyên” Nguyên văn là 出爲涇原路副都部署 (Tống Sử, tập 28, trang 9724, dòng 2) Vậy nên dịch là “ra làm phó đô bộ thự lộ Kinh Nguyên”
Trang 101, dòng 6+7, CTT dịch “sai thuộc hạ là Triệu Tiết, Tiết Xương vào triều bàn bạc với sứ Hạ” Nguyên văn là 遣其屬趙禼,薛昌朝與夏使議 ( Tống Sử, tập 28, trang 9724, hàng 8+9) Vậy nên dịch là “sai thuộc hạ là Triệu Tiết, Tiết Xương Triều cùng bàn nghị với sứ Hạ” Dòng 7+8+9, CTT dịch “Tiết nói “phía bắc hai đồn ấy trước kia có ba mươi sáu bảo, đó là ranh giới Trường thành, thư của Tây Bình Vương để lại còn đây.” Nguyên văn là 二砦之北舊有三十六堡,且以長城嶺爲界,西平王祥符所移書固在也 (Tống Sử, tập 28, trang 9724, hàng 9+10) Vậy nên dịch là “Tiết nói “phía bắc hai trại ấy xưa có 36 bảo, lại lấy ngọn Trường Thành làm ranh giới, di thư của Tây Bình Vương trong năm Tường Phù cũng xác nhận như thế.” Dòng 28, CTT dịch “Vương Vận đào Hy Hà” Nguyên văn là 王韶开開熙河 ( Tống Sử, tập 28, trang 9725, hàng 1) Vậy nên dịch là “Vương Thiều đào hy hà.”
Trang 102, dòng 4, CTT dịch “lại chiếm ải Quyền Lý” nguyên văn là 又拔决里隘 (Tống Sử, tập 28, trang 9725, hàng 6) Vậy nên dịch là “ lại chiếm ải Quyết Lý.”
Truyện Tô Giam
Trang 103, dòng 1, CTT dịch “Tô Giam tự Trọng Phủ” Nguyên văn là 蘇緘字宣甫 (Tống Sử, tập 38, trang 13156, hàng 1) Vậy nên dịch là “Tô Giam tự Tuyên Phủ.” Dòng 21+22, CTT dịch “Hoàng Sư Mật người Quảng Châu theo giặc làm mưu chủ cho giặc, Giam bắt chém người cha, lại bắt giết hơn sáu mươi người” Nguyên văn là 廣人黄師宓陷賊中,爲之謀主,緘擒斬其父.羣不逞並緣爲盜,復捕殺六十餘人 (Tống Sử, tập 38, trang 13156, hàng 8+9) Vậy nên dịch là “Hoàng Sư Mật người đất Quảng, bị giặc bắt, nhận làm tham mưu cho chủ tướng giặc, giam bắt cha y đem chém. Nhiều người thất chí cũng theo làm giặc, [Giam] lại bắt chém hơn sáu mươi người.”
Trang 104, dòng 15+16, CTT dịch “Khi Lưu Di đánh Khởi, Giam gửi thư cho Di, xin thôi việc ấy.” Nguyên văn là 及劉彝代起,緘致書於彝,請罷所行事 (Tống Sử, tập 38, trang 13157, hàng 2) Vậy nên dịch là “Khi Lưu Di thay Khởi, Giam gửi thư cho Di, xin đổi bỏ các việc làm [của Khởi].” Dòng 18, CTT dịch “xưng là có bốn vạn” Nguyên văn là 衆號八萬 (Tống Sử, tập 38, trang 13157, hàng 3) Vậy nên dịch là “ xưng quân có tám vạn.” Dòng 22, CTT dịch “nhân dân kinh hoàng náo động suốt bốn ngày.” Nguyên văn là 民驚震四出 (Tống Sử, tập 38, trang 13157, hàng 4) Vậy nên dịch là “dân chúng sợ hãi chạy tán loạn.”
Trang 105, dòng 3, CTT dịch “ Thủ Tiết sợ hãi bèn dời trại tới Giáp Lĩnh.” Nguyên văn là 守節皇恐遽移屯大夾嶺 (Tống Sử, tập 38, trang 13157, hàng 10 +11) Vậy nên dịch là “Thủ Tiết sợ hãi, vội dời đồn đến ngọn Đại Giáp.” Dòng 29+30, CTT dịch “Hứa Viễn giữ Tuy Dương” Nguyên văn là 許遠以雎陽 (Tống Sử, tập 38, trang 13158, hàng 5) Vậy nên dịch là “Hứu Viễn dùng Thư Dương.”
* Trang 106, dòng 4+5, CTT dịch “Tô Thành Hoàng…” ở mục hiệu khám ký, mục 4 có chép 蘇皇城原作蘇城皇,長編卷二七二作蘇皇城.按上文說蘇緘以皇城使知邕州,應是此名的由來,長編是,據改 (Tống Sử, tập 38, trang 13173, hàng 6+7) (Tô Hoàng Thành- nguyên tác là Tô Thành Hoàng, Trường Biên quyển 272 chép là Tô Hoàng Thành. Xét ở đoạn vắn phía trên nói Tô Giam nhậm chức hoàng thành sứ tri Ung Châu, ứng với nguồn gốc tên gọi này, Trường Biên đúng, đổi theo.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *