“GÃ KHỔNG LỒ GOOGLE” ĐÃ TUYỂN CHỌN NGƯỜI TÀI NHƯ THẾ NÀO?

Laszlo Bock, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách nhân sự của Google cho biết: Google đã không còn ưa thích sử dụng những câu hỏi phỏng vấn “hại não” như tại sao nắp cống lại có hình tròn hay làm sao để thoát ra khỏi một máy xay sinh tố nếu bị thu nhỏ lại như một cây bút chì; bởi vì những câu hỏi này không thể giúp nhà tuyển dụng dự đoán được năng lực của ứng viên khi làm việc.

Thay vào đó, Google sẽ dựa vào một số điểm cơ bản để tuyển chọn người tài như sau:

1. Bảng câu hỏi cơ bản

Những nhà tuyển dụng ở Google đều sử dụng một danh sách các câu hỏi cơ bản giống nhau. Tùy vào câu trả lời của ứng viên, họ có thể đặt những câu hỏi khác để khai thác thêm thông tin. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều câu hỏi bên ngoài có thể dẫn đến việc đánh giá sai lầm hay thiếu nhất quán trong phỏng vấn.

2. Tận dụng những người tuyển dụng giỏi

Nhà tuyển dụng được tin tưởng nhất, có nhiều thành công nhất trong tuyển chọn người tài tại Google là Allan Eustace – Phó chủ tịch cao cấp phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu. Ông là nhân viên thứ 42 của Google và từ năm 1999 đến nay ông đã tuyển dụng thành công hàng trăm nhân viên. Ông có khả năng tìm thấy những nhân viên xuất sắc luôn bùng nổ những ý tưởng mới làm cuộc sống ý nghĩa hơn khi làm việc tại Google.

3. Tố chất Googleyness

Google đánh giá ứng viên qua bốn đặc điểm được sắp xếp theo thứ tự: năng lực nhận thức tổng thể, khả năng lãnh đạo, tố chất Googleyness – một điểm độc nhất vô nhị làm nên thương hiệu tuyển dụng cho Google, và năng lực chuyên môn. Họ rất thích những ứng viên tò mò, ham học hỏi – người có thể làm chủ bất kì thử thách nào. Đó là lý do tại sao tố chất thông minh, nhạy bén là yếu tố đầu tiên và kỹ năng chuyên môn là ở cuối danh sách.

4. Không quan trọng chức danh

Khả năng lãnh đạo không nhất thiết được thể hiện qua chức danh hiện tại của ứng viên. Google tập trung tìm kiếm những ứng viên có khả năng nhìn ra vấn đề, nhảy vào xử lý chúng một cách nhanh chóng và sau đó họ giao lại cho người phù hợp hơn để giải quyết vấn đề tiếp theo.

5. Thông minh nhưng khiêm tốn

Nhân viên ở Google có thể định nghĩa về sự phù hợp văn hóa (Googleyness) theo những cách khác nhau. “Điều đó không phụ thuộc vào việc bạn có phải là lập trình viên, hay chỉ giống như chúng tôi, hay bạn không phù hợp hoàn toàn với văn hóa công ty”. Thay vào đó, trong quy trình tuyển dụng, Google chủ yếu tìm kiếm những người thông minh nhưng khiêm tốn và có thể mang lại điều gì đó mới mẻ cho công ty.

Ông nhấn mạnh, các nhà tuyển chọn người tài quan trọng nhất là làm thế nào để đánh giá năng lực ứng viên. Khi nhân viên của bạn nhận thấy rằng xung quanh họ là những người có năng lực yếu kém, họ sẽ cho rằng không cần phải làm việc chăm chỉ nữa. Và lẽ tất yếu những người giỏi nhất sẽ ra đi.

Câu chuyện tuyển dụng dưới đây sẽ cho bạn biết phần nào về cách Google tuyển chọn người tài.

Câu chuyện thứ nhất

Tình cờ một hôm, một cậu học sinh trung học thấy được trên tấm bảng thông báo của trường có một tờ quảng cáo nhỏ. Trên tờ quảng cáo này không ghi gì cả ngoài tên miền địa chỉ website và một ký hiệu toán học rất lạ. Cậu ta cảm thấy thú vị liền ghi nhớ địa chỉ website này. 

Khi về nhà, cậu bé liền truy cập vào địa chỉ website đó và chỉ thấy hiện ra một đề toán rất khó hiểu. Ngay lập tức, cậu tìm cách thức giải bài toán. Nhưng quả thực đề bài không phải dễ, vật lộn hơn nửa tiếng đồng hồ cậu bé mới giải xong. 

Sau khi đã hoàn thành bài toán, trang web liền hiện ra một tờ khai yêu cầu chàng trai trung học điền thông tin và cửa vào làm việc cho Google cứ thế mở ra. 

Không hồ sơ, không phỏng vấn, nhìn sơ qua, hẳn sẽ nhiều người nghĩ rằng: Phải chăng Google đã quá hời hợt trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài? Nhưng những phân tích dưới đây sẽ cho bạn thấy điều ngược lại. 

Đầu tiên, trên một bảng thông báo của trường với đầy rẫy thông tin khác nhau, việc một cá nhân để ý đến mẩu quảng cáo nhỏ trên đó thường rất ít xảy ra, trừ khi người đó có tính cách cẩn thận và lưu ý đến từng chi tiết xung quanh mình. Đây là điểm mấu chốt đầu tiên mà Google muốn có được ở nhân viên, đó là sự cẩn thận và quan sát thấu đáo mọi thứ. 

Tiếp theo, việc xem qua địa chỉ website và ghi nhớ ngay trong đầu chứng minh được trí nhớ của cậu ta không phải tệ. Chưa kể việc về nhà đăng nhập ngay trang web cho thấy cậu ta có tính hiếu kỳ, tò mò và muốn khám phá mọi thứ. Tố chất này cũng cực kỳ quan trọng khi làm việc trong môi trường sáng tạo của Google, nếu bạn không thích khám phá, mày mò và tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ sáng tạo thêm được bất cứ thứ gì. 

Khi được yêu cầu giải một bài toán phức tạp cậu vẫn quyết tâm làm, chứng tỏ khi khó khăn đặt ngay trước mắt, dù cho không biết sau lưng nó là những thứ gì nhưng cậu vẫn có ý chí đương đầu và động não giải quyết. Hẳn tính cách này thì bất cứ công ty nào cũng muốn tuyển dụng vào rồi!

Câu chuyện thứ hai

Một cô bé tên là Chloe Bridgewater, sống tại thành phố Hereford thuộc Vương quốc Anh đã viết đơn xin việc vào Google . Trong bức thư, do không biết tên của người lãnh đạo Google nên Chloe đã dùng cụm từ “Google boss” (sếp ở Google) để gửi lời nhắn gửi của mình.

Tuy nhiên khác với những người xin việc thông thường khác, cô bé thảo luận về trình độ của mình (“Cháu thích máy vi tính”), và lý giải vì sao bé sẽ đáp ứng tốt công việc tại Google (“Cô giáo cháu nói với bố mẹ rằng cháu rất giỏi đánh vần, đọc văn bản và làm các phép tính”). Chloe cũng kể rằng trước đây cô bé từng viết thư cho ông già Noel.

Thông thường, một bức thư tuyển dụng với những nội dung như trên sẽ khó lòng được đáp trả, dù là những công ty dễ tính nhất chứ đừng nói tới một tượng đài công nghệ như Google.

Tuy nhiên, điều lạ lùng là nó đã tới tay Sundar Pichai và càng bất ngờ hơn khi chính “sếp lớn” Google đã đích thân đáp trả cô bé qua một lá thư động viên. Đây là điều được xác nhận bởi một phát ngôn viên của Google khi trả lời phỏng vấn tờ CNBC.

Bức thư viết: “Chú nghĩ rằng nếu như cháu tiếp tục chăm chỉ học tập và theo đuổi những giấc mơ, cháu sẽ thực hiện được mọi giấc mơ – từ làm việc tại Google cho tới giành huy chương ở Olympic.”

“Chú rất mong chờ tới ngày nhận đơn ứng tuyển của cháu khi cháu học xong ở trường”, CEO Pichai không quên nhắn nhủ.

Bridgewater, cha của bé gái cho biết gia đình ông không hề có mối quan hệ nào với Google và cũng chưa thành viên nào từng tới California. Bởi vậy, ông đã gửi lá thư với tâm lý không mong được đáp trả.

Đối với cá nhân Chloe mà nói, đây là lần đầu tiên cô bé lấy lại được nghị lực sau khi may mắn sống sót trong một vụ tai nạn xe hơi đáng sợ vài năm trước.

Trong một bài đăng trên LinkedIn, người cha cho biết cô con gái 7 tuổi đã nhận được nguồn động viên và sự tự tin lớn sau khi đọc bức thư từ “sếp lớn” Google. “Con bé đang rất háo hức. Cháu nói muốn đến trường để học thật tốt và hy vọng sau này sẽ được Google nhận.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *