Tại sao lại nói FOMO là căn bệnh? Nó thực sự khủng khiếp đến mức nào?
Theo nghiên cứu của tác giả Patrick J.McGinnis( cha đẻ của thuật ngữ FOMO) và là tác giả của quyển sách” đừng sợ lỡ cuộc chơi” thì hầu hết mọi người trong xã hội và đặc biệt là giới trẻ đang mắc hội chứng sợ bỏ lỡ này. dĩ nhiên mình cũng không phải là ngoại lệ, mình thừa nhận mình từng bị FOMO khá nặng trong những năm mình mới biết dùng mạng xã hội. Cho đến khi mình nhận ra những thứ mình đang làm là rất nhảm nhí và lãng phí thời gian. Vậy thì nó là căn bệnh như thế nào?
FOMO là gì?
Fear of missing out (hay còn gọi tắt là FOMO) được biết đến như hội chứng tâm lý ám chỉ những người sợ bị bỏ rơi hoặc đánh mất một cơ hội để làm một điều gì. Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ có cảm giác mọi người xung quanh họ đạt được thứ gì đó tốt đẹp mà họ không thể hoặc luôn sợ hãi rằng bản thân sẽ bỏ lỡ những sự kiện hay ho.
NHỮNG TÌNH HUỐNG VỀ “BỆNH TRUYỀN NHIỄM” NÀY MÀ BẠN SẼ GẶP PHẢI
- – Bạn có một đứa bạn thân và lúc nào nó cũng mặc đồ theo xu hướng thời trang, còn bạn vốn dĩ là một người ăn mặc giản dị và cơ bản. Sẽ rất mừng nếu các bạn vẫn chơi thân với nhau nhưng không bị ảnh hưởng phong cách và cách sống của nhau. Nhưng phần lớn các trường hợp, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước cách ăn mặc cho đúng xu hướng thời trang của bạn mình vì bản chất của xu hướng và những cái mới luôn kích thích hơn những cái đơn giản bất kể bạn có nhu cầu với chúng hay không.
- – Bạn cùng một đám bạn đang ngồi nói chuyện thì 5 đứa còn lại đều cầm điện thoại lên lướt mạng xã hội. Lúc đó bạn sẽ làm gì, ngoài việc bất lực và cũng phải cầm điện thoại lên lướt lướt cho bằng bạn bằng bè, đừng nói với mình là lấy sách ra đọc nha! (Cười)
- – Bạn không có năng khiếu và cũng không có niềm yêu thích với nhạc cụ, nhưng bỗng dưng thấy bạn mình chơi hay quá, được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích, bạn cũng phải đi học cho bằng được. Để rồi bạn có được những thứ giống hệt người bạn đó bạn lại chẳng thấy vui chút nào.
- – Trường hợp nặng nhất là khi bạn chơi chung với một đám bạn mà có thông tin gì đó bạn không được biết hay không được cùng ra quyết định, thế là bạn cho rằng mình không được tin tưởng và mất đi sự quan trọng của mình. Hãy thôi đi, nhiều khi chuyện đó không biết là tốt cho chính mình, nhiều khi mấy chuyện bạn sợ bị bỏ lỡ cũng không phải là chuyện tốt lành gì để biết đâu. Những quyết định bạn không được ra dĩ nhiên bạn sẽ không phải bị liên đới trách nhiệm khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Cứ suy nghĩ thoáng và tích cực một tí, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều đấy!
Cách để vượt qua sợ ham muốn trên internet?
– Nếu bạn không phải người có thế mạnh về kiểm soát cảm xúc thì có thể áp dụng một số mẹo này để đánh lừa tư duy của chính mình nhé:
+ Gỡ cài đặt app mạng xã hội trên điện thoại để tránh sử dụng trong vô thức.
+ Khi không sử dụng mạng xã hội nữa hãy nhớ đăng xuất khỏi trang hoặc thậm chí có thể vô hiệu hóa nó.
+ Tắt thông báo trên điện thoại, laptop.
+ Hạn chế kết nối với Wifi, 4G nếu không thật sự cần thiết.
Sau cùng mình muốn nói với các bạn là:
“ Sống đơn giản cho đời thanh thản và nghĩ đơn thuần, nghĩ về hướng tích cực cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn”
Chúng ta được sinh ra để sống và hạnh phúc, để hiểu rõ từng giá trị trong từng giây phút có mặt trên đời, để hòa mình vào niềm vui của bản thân khi quyết định, có thể đúng hoặc sai, không ai biết trước được điều mình sắp phải đối mặt, có thể tồi tệ hơn hay là hạnh phúc hơn. Hãy suy nghĩ đơn giản rằng bản thân ta vốn dĩ là cá thể độc lập về tư duy và trách nhiệm nên không cần tham khảo thêm bất cứ nhu cầu cao hơn từ người nào khác. Như trong cuốn sách “ đừng sợ lỡ cuộc chơi” của tác giả Patrick J.McGinnis , ông đề cao sự tự tin của bản thân hơn việc noi theo nhu cầu người khác. Tác giả cũng là một người hiểu rõ về FOMO và gái trị ông mang đến được gửi gắm vào quyển sách có thể giúp rất nhiều người nhận ra giá trị thật của cuộc sống.
